Chống người thi hành công vụ có mức án cao nhất đến 7 năm tù

(Baohatinh.vn) - Chị Trần Thị Thái (phường Văn Yên, TP Hà Tĩnh) hỏi: Trường hợp người điều khiển phương tiện tham gia giao thông vi phạm nồng độ cồn có hành vi cản trở, chống đối thì sẽ bị xử lý như thế nào?

Chống người thi hành công vụ có mức án cao nhất đến 7 năm tù

Lực lượng CSGT Hà Tĩnh kiểm tra nồng độ cồn đối với người tham gia giao thông. Ảnh minh họa

Trả lời:

Những cá nhân cản trở, chống đối lực lượng chức năng xử lý vi phạm nồng độ cồn có thể là hành vi vi phạm chống người thi hành công vụ.

1. Xử phạt hành chính với hành vi chống người thi hành công vụ

Nếu chống người thi hành công vụ chưa đến mức độ truy cứu trách nhiệm hình sự, người vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính.

Điều 21 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt hành vi chống người thi hành công vụ như sau:

- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi môi giới, giúp sức cho cá nhân, tổ chức vi phạm trốn tránh việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ.

- Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

+ Cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát hoặc nhiệm vụ khác của người thi hành công vụ theo quy định của pháp luật;

+ Có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ;

+ Tổ chức, xúi giục, giúp sức, lôi kéo hoặc kích động người khác không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ.

- Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

+ Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực chống người thi hành công vụ;

+ Gây thiệt hại về tài sản, phương tiện của cơ quan nhà nước, của người thi hành công vụ;

+ Đưa tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác hoặc lợi ích phi vật chất hối lộ cho người thi hành công vụ.

Ngoài ra, người vi phạm buộc xin lỗi công khai đối với người thi hành công vụ đó.

Chống người thi hành công vụ có mức án cao nhất đến 7 năm tù

Các trường hợp vi phạm nồng độ cồn sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.

2. Xử lý hình sự đối với hành vi chống người thi hành công vụ

Trong trường hợp, hành vi chống người thi hành công vụ đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội chống người thi hành công vụ.

Cụ thể tại Điều 330 Bộ luật Hình sự quy định về Tội chống người thi hành công vụ như sau:

- Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm:

+ Có tổ chức;

+ Phạm tội 2 lần trở lên;

+ Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội;

+ Gây thiệt hại về tài sản 50.000.000 đồng trở lên;

+ Tái phạm nguy hiểm.

Chủ đề Luật sư của bạn

Đọc thêm

Cặp vợ chồng "siêu lừa" cùng lĩnh án chung thân

Cặp vợ chồng "siêu lừa" cùng lĩnh án chung thân

Xác định hành vi phạm tội của bị cáo Mai Chí Phương và Võ Thị Thành đặc biệt nguy hiểm, Toà án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh tuyên phạt 2 bị cáo mức án chung thân về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Nữ giám đốc “dính chàm” vì trốn thuế

Nữ giám đốc “dính chàm” vì trốn thuế

Dù biết phạm pháp nhưng Nguyễn Thị Hiển vẫn tìm mọi cách “qua mặt” lực lượng chức năng Hà Tĩnh để thực hiện hành vi trốn thuế với số tiền hơn 2,7 tỷ đồng.
Đội trưởng CSGT lý giải nguyên nhân tai nạn giao thông tại các điểm giao cắt tăng, cách phòng tránh

Đội trưởng CSGT lý giải nguyên nhân tai nạn giao thông tại các điểm giao cắt tăng, cách phòng tránh

Thời gian gần đây, số vụ TNGT tại các điểm giao cắt ngã 3, ngã 4 tăng. Nguyên nhân chính dẫn đến tai nạn đến từ ý thức tham gia giao thông của người dân. Trung tá Dương Thị Hồng Ngân - Đội trưởng Đội CSGT-TT Công an TP Hà Tĩnh hướng dẫn người dân khi tham gia qua các điểm giao cắt này.