Người đàn ông 38 tuổi lần thứ 4 hầu tòa và sự hối tiếc muộn màng

(Baohatinh.vn) - Tại phiên xét xử ở TAND huyện Can Lộc, khi thấy vắng bóng người thân, bị cáo Trần Xuân Kiên (SN 1983, xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) buồn bã nói với trợ giúp viên pháp lý: “Tôi cũng chẳng muốn người thân chứng kiến cảnh này mà buồn thêm lần nữa. Tôi đã làm khổ họ nhiều rồi…”.

Người đàn ông 38 tuổi lần thứ 4 hầu tòa và sự hối tiếc muộn màng

Vì lý do sức khỏe, bị cáo Trần Xuân Kiên xin phép HĐXX được ngồi trong suốt phiên xử.

Ở tuổi 38, Trần Xuân Kiên đã 3 lần phải “hầu tòa” và 1 lần bị xử phạt hành chính về tội danh trộm cắp.

Tháng 7/2013, Kiên bắt đầu “nhúng chàm” khi bị Công an xã Thiên Lộc xử phạt hành chính 500 ngàn đồng về hành vi “Trộm cắp tài sản”. Lý giải cho hành vi phạm tội lần đầu, Kiên biện minh rằng vì bản thân bồng bột, thiếu hiểu biết pháp luật.

Gần 3 năm sau (tháng 3/2016), cũng với tội danh “Trộm cắp tài sản”, Kiên bị TAND huyện Can Lộc xử phạt 8 tháng tù giam.

Tưởng rằng, chuỗi thành tích bất hảo sẽ chỉ dừng lại ở đây, thế nhưng, tháng 8/2020, Kiên lại bị TAND thị xã Hồng Lĩnh xử phạt 9 tháng tù giam về tội “Trộm cắp tài sản”. Tháng 6/2021, Kiên chấp hành xong hình phạt và trở về địa phương.

Mới ra tù, không có việc làm ổn định nên trong thời gian này, Kiên vừa chăm con, vừa tranh thủ thời gian đỡ đần cho vợ. Người thân, bà con lối xóm cảm thấy yên tâm phần nào bởi sau khi trải qua nhiều biến cố, có thể Kiên đã biết hoàn lương, hối cải. Vậy mà, chỉ sau một thời gian rất ngắn (tháng 10/2021), Kiên lại vướng vào vòng lao lý lần thứ 4 khi lấy trộm chiếc xe đạp trị giá 450 ngàn đồng.

Khoảng 18h30’ ngày 8/10/2021, Trần Xuân Kiên đến nhà ông N.V.Đ. (SN 1962, trú tại xã Thiên Lộc) chơi. Sau đó, Kiên và ông Đ. đèo nhau đến chợ Phú Minh (thôn Trường Lộc, xã Thiên Lộc). Thấy phía trước ki-ốt của chị L.T.H.Q. (SN 1980, trú tại thôn Yên Định, xã Thiên Lộc) có 1 chiếc xe đạp trẻ em không người trông coi nên Kiên đã “tiện tay” dắt đi.

Mặc dù là đồng phạm của Kiên nhưng do tài sản bị chiếm đoạt có giá trị dưới 2 triệu đồng, chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự nên ông N.V.Đ. đã bị cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Can Lộc xử phạt hành chính.

Người đàn ông 38 tuổi lần thứ 4 hầu tòa và sự hối tiếc muộn màng

TAND huyện Can Lộc - nơi xét xử biị cáo Kiên về tội trộm cắp tài sản.

Chiều 28/12/2021, TAND huyện Can Lộc mở phiên tòa xét xử Trần Xuân Kiên về tội danh “Trộm cắp tài sản”. Thẫn thờ nhìn hội trường xét xử chẳng có bóng dáng người thân đến dự, Kiên trò chuyện với trợ giúp viên pháp lý như tự trấn an bản thân: “Cũng không trách được họ vì đi lại tốn kém. Chắc hôm nay vợ bận nên không đến tòa được”. Trầm ngâm một lúc, Kiên nói tiếp: “Mà tôi cũng chẳng muốn người thân chứng kiến cảnh này mà buồn thêm lần nữa. Tôi đã làm khổ họ nhiều rồi...”.

Để có thể đến tham dự phiên xử, ngay chính bản thân Kiên cũng phải nhờ sự giúp đỡ của những cơ quan tiến hành tố tụng trong việc thuê phương tiện đi lại. Kể về hoàn cảnh của mình, Kiên cho biết: cha mẹ mất sớm, anh chị em ruột không có, bản thân chỉ học đến lớp 9 nên trầy trật mãi vẫn không có việc làm ổn định. Cuộc sống của vợ chồng Kiên và 2 con chỉ biết trông chờ vào mấy sào ruộng. Vào ngày mùa, để có thêm thu nhập, vợ Kiên thu hoạch hành tăm để mang ra chợ bán. Bao năm vất vả nhưng gia đình Kiên vẫn không thoát khỏi danh sách hộ cận nghèo.

Bản thân bị cáo nhiều năm qua cũng thường xuyên bị bệnh lao và tiểu đường hành hạ. Buồn chán, mặc cảm vì bệnh tật cùng với tâm lý trở thành gánh nặng cho vợ con nên Kiên dần nảy sinh nhiều cảm xúc tiêu cực. Cũng vì thế, Kiên lại thêm một lần nữa sa ngã...

Trước Hội đồng xét xử, bị cáo bày tỏ sự nuối tiếc, ân hận và cảm thấy có lỗi, lo lắng cho tương lai của vợ con. “Nếu vậy, bị cáo phải tu tâm dưỡng tính, tu chí làm ăn thay vì phạm tội hết lần này qua lần khác. Bị cáo cho rằng, mình không có nhiều thời gian, vậy thì tận dụng bất cứ lúc nào có thể để sống và làm điều có ích” - chủ tọa phiên xử phân tích.

Hành vi trộm cắp tài sản của Trần Xuân Kiên xâm phạm quyền sở hữu người khác, gây ảnh hưởng đến trật tự trị an trên địa bàn. Sau khi xem xét, cân nhắc các tình tiết giảm nhẹ, TAND huyện Can Lộc đã tuyên phạt Trần Xuân Kiên 6 tháng tù giam về tội “Trộm cắp tài sản”.

Chủ đề Tòa tuyên án

Chủ đề Chuyện vụ án

Đọc thêm

Những câu chuyện "thức tỉnh" người lầm lỗi

Những câu chuyện "thức tỉnh" người lầm lỗi

Những chia sẻ của người thân tại hội nghị đại biểu gia đình phạm nhân ở Trại giam Xuân Hà (Hà Tĩnh) tạo động lực cho những người lỗi lầm chấp hành tốt án phạt, sớm tái hòa nhập cộng đồng.
Nhảm nhí bói toán, cúng giải hạn…

Nhảm nhí bói toán, cúng giải hạn…

Hiện tượng lừa đảo dưới danh nghĩa bói toán, cúng giải hạn chưa bao giờ bớt “nóng”. Những kẻ lừa đảo tự xưng là “thầy”, là “cô” có khả năng đặc biệt, am hiểu về tâm linh, bói toán và cúng bái, hứa hẹn có thể hóa giải mọi xui rủi và mang lại bình an, tài lộc cho người đến xem.
Nợ nần sinh lừa đảo

Nợ nần sinh lừa đảo

Do nợ nần trong làm ăn, Nguyễn Văn Đức (trú huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã lừa đảo chiếm đoạt số tiền của 2 bị hại trên địa bàn hơn 1 tỷ đồng. Đức như chết lặng khi nghe HĐXX tuyên án.
Án mạng từ chuyện chiếc lưới bát quái

Án mạng từ chuyện chiếc lưới bát quái

Suốt phiên xử, bị cáo Trịnh Văn Sơn (trú huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) tỏ ra hối hận do không làm chủ được hành vi và mong được giảm nhẹ hình phạt để sớm trở về làm lại cuộc đời.
Bài 2: Thiết lập hệ thống ngăn chặn, bảo vệ vững chắc

Bài 2: Thiết lập hệ thống ngăn chặn, bảo vệ vững chắc

Người chưa thành niên trên cả nước cũng như ở Hà Tĩnh phạm tội đang đặt ra nhiều thách thức cho các cơ quan chức năng trong công tác đấu tranh ngăn chặn. Số lượng các vụ phạm tội do nhóm độ tuổi này gây ra đang có xu hướng gia tăng, đi kèm với đó là tính chất, mức độ nghiêm trọng. Để hạn chế thực trạng đáng buồn này, đòi hỏi sự vào cuộc trách nhiệm, đồng bộ của toàn xã hội.
Bài 1: Gia tăng số vụ và mức độ

Bài 1: Gia tăng số vụ và mức độ

Người chưa thành niên trên cả nước cũng như ở Hà Tĩnh phạm tội đang đặt ra nhiều thách thức cho các cơ quan chức năng trong công tác đấu tranh ngăn chặn. Số lượng các vụ phạm tội do nhóm độ tuổi này gây ra đang có xu hướng gia tăng, đi kèm với đó là tính chất, mức độ nghiêm trọng. Để hạn chế thực trạng đáng buồn này, đòi hỏi sự vào cuộc trách nhiệm, đồng bộ của toàn xã hội.