Năm 2021, TP Hà Tĩnh triển khai phân loại rác thải tại 15/15 phường, xã

(Baohatinh.vn) - TP Hà Tĩnh đặt mục tiêu đến cuối năm 2021, tỷ lệ phân loại rác ở các phường đạt trên 70%, các xã đạt 40%.

Năm 2021, TP Hà Tĩnh triển khai phân loại rác thải tại 15/15 phường, xã

Chiều 1/3, UBND TP Hà Tĩnh tổ chức hội nghị đánh giá tình hình thực hiện phân loại rác tại nguồn; Đề án thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt tại địa bàn TP Hà Tĩnh.

Thực hiện Nghị quyết số 132/NQ - HĐND ngày 13/10/2010 của HĐND tỉnh về việc thông qua Đề án “Quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2015 và các năm tiếp theo”, TP Hà Tĩnh cùng với huyện Cẩm Xuyên là 2 địa phương được lựa chọn thí điểm phân loại rác tại nguồn.

Theo đó, đến cuối năm 2020, tỷ lệ phân loại rác thải sinh hoạt tại 4 phường thí điểm (Bắc Hà, Nam Hà, Trần Phú và Tân Giang) đạt 57%. Trong quá trình triển khai, người dân bước đầu đã có ý thức phân loại rác, tái sử dụng các thành phần rác có thể tái chế và hạn chế rác thải phát sinh ra môi trường.

Năm 2021, TP Hà Tĩnh triển khai phân loại rác thải tại 15/15 phường, xã

Trưởng phòng Tài Nguyên - Môi trường (UBND TP Hà Tĩnh) Thân Viết Văn báo cáo kết quả tình hình thực hiện phân loại rác tại nguồn; đề án thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt tại địa bàn.

Đề án đã góp phần nhân rộng, lan tỏa ý thức thu gom, phân loại rác thải ở tất cả các địa phương trên địa bàn thành phố. Tại một số xã ngoại thành, các tổ, đội, HTX vệ sinh môi trường hoạt động khá hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu thu gom, góp phần hoàn thành tiêu chí nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao.

Năm 2021, TP Hà Tĩnh triển khai phân loại rác thải tại 15/15 phường, xã

Nguyễn Công Hoài - Phó Trưởng phòng Kế hoạch - Kỹ thuật (Công ty CP Môi trường và Công trình đô thị Hà Tĩnh): Đề xuất UBND TP Hà Tĩnh nên áp dụng thu phí dịch vụ thu gom rác theo hình thức tập trung và có giải pháp quyết liệt hơn đối với nhóm hộ kinh doanh, nhà trọ...

Tuy nhiên, so với kế hoạch thì tỷ lệ phân loại rác thải sinh hoạt vẫn còn thấp; rác sau phân loại vẫn bỏ chung thu gom; một bộ phận người dân vẫn còn chưa quan tâm đến việc phân loại rác thải tại nguồn; tình trạng đổ trộm rác vẫn xảy ra ở tất cả các địa bàn…

Năm 2021, TP Hà Tĩnh triển khai phân loại rác thải tại 15/15 phường, xã

Chủ tịch UBND phường Nam Hà Trần Xuân Sơn: Đặc thù của địa bàn có nhiều hộ kinh doanh, cho thuê trọ... nên gặp khá nhiều khó khăn trong việc thực hiện đề án.

Đặc biệt, việc phân loại rác thải ở các cơ quan, các phòng trọ, ki-ốt kinh doanh gần như chưa được thực hiện. Khối lượng rác phải vận chuyển xử lý giảm chưa đáng kể; các điểm trung chuyển rác vẫn còn mang tính tạm thời, chưa đảm bảo vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị…

Hội nghị cho rằng, nguyên nhân đầu tiên chính là thiếu quyết liệt của chính quyền địa phương trong việc tuyên truyền, kiểm tra và giám sát thực hiện; phương tiện thu gom rác sau phân loại chưa được đầu tư đồng bộ; kinh phí hỗ trợ của các cấp còn thấp; công tác giám sát, đánh giá hoạt động thu gom, phân loại rác thải sinh hoạt còn nhiều hạn chế.

Năm 2021, TP Hà Tĩnh triển khai phân loại rác thải tại 15/15 phường, xã

Chủ tịch UBND phường Tân Giang Lê Hữu Hiệp: Cần đánh số bao đựng rác trong việc phân loại rác và được quản lý tại các tổ liên gia.

Bên cạnh đó, nguyên nhân khách quan là dịch bệnh Covid-19 và tình hình bão lụt lịch sử đã khiến việc thực hiện nhiệm vụ ở các đơn vị gặp khó khăn.

Hội nghị cũng nghe UBND TP Hà Tĩnh báo cáo kết quả đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết 24/NQ-HĐND ngày 27/11/2017 (NQ 24) của HĐND TP về thực hiện Đề án “Thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn Hà Tĩnh đến năm 2020 và những năm tiếp theo”.

Từ năm 2018 - 2020, tổng thu giá dịch vụ thu gom rác thải trên địa bàn TP Hà Tĩnh là trên 45 tỷ đồng. Trong đó, giai đoạn 2018, 2019 tỷ lệ thu giá dịch vụ giai đoạn 1 đạt trên 90% kế hoạch đề ra. Riêng năm 2020 áp dụng mức giá giai đoạn 2 (trung bình bằng 75% đơn giá), thu giá dịch vụ đạt hơn 18,88 tỷ đồng, đạt 79,14% kế hoạch.

Năm 2021, TP Hà Tĩnh triển khai phân loại rác thải tại 15/15 phường, xã

Giám đốc HTX Môi trường xanh, xã Đồng Môn Nguyễn Thị Hoa: Khối lượng rác trên địa bàn rất lớn trong khi phương tiện thiếu, chế độ đãi ngộ người thu gom thấp nên chưa tạo được động lực cho công nhân.

Hiện nay, việc thực hiện thu phí dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt vẫn còn nhiều khó khăn liên quan đến bất cập tại Quyết định 33/2017/QĐ-UBND của UBND tỉnh về mức giá tối đa của dịch vụ. Trước tình hình này, HĐND TP Hà Tĩnh đã ban hành Nghị quyết số 105/NQ-HĐND ngày 23/12/2020 về việc giản lộ trình tăng giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố và giữ nguyên giá dịch vụ. Năm 2021, TP Hà Tĩnh triển khai phân loại rác thải sinh hoạt trên 15/15 phường xã.

Tại hội nghị, các đại biểu đề xuất một số giải pháp chính như: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền sâu rộng đến tận người dân, nâng cao ý thức phân loại, xử lý rác tại nguồn. Cùng với đó, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm đến trật tự đô thị, vệ sinh môi trường; đề xuất UBND thành phố bố trí ngân sách hỗ trợ các địa phương, đơn vị đầu tư phương tiện, quy trình thu gom rác thải…

Năm 2021, TP Hà Tĩnh triển khai phân loại rác thải tại 15/15 phường, xã

Quyền Chủ tịch UBND TP Hà Tĩnh Lê Quang Đức kết luận hội nghị.

Kết luận hội nghị, quyền Chủ tịch UBND TP Hà Tĩnh Lê Quang Đức đề nghị: Các địa phương cần nâng cao tuyên truyền, phối hợp với Công ty CP Môi trường và Công trình đô thị Hà Tĩnh và các lực lượng chức năng trong tăng tỷ lệ thu gom, phân loại rác thải tại nguồn; xử lý các hành vi vi phạm trong công tác thu phí; quản lý công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt; cần xử lý, ngăn chặn các điểm rác tự phát...

Giao các địa phương thường xuyên kiểm tra, giám sát và phối hợp với các đơn vị liên quan để thu đúng mức giá, đủ đối tượng dịch vụ theo NQ 24; Phòng Tài nguyên - Môi trường chủ trì tham mưu UBND thành phố triển khai ký cam kết đến tận hộ dân về tuân thủ quy định nộp phí dịch vụ thu gom rác thải đúng quy định.

Chủ đề Đô thị loại II

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast