Mỹ trang bị robot hạng nặng cho chiến trường Trung Đông

Quân đội Mỹ vừa công bố kế hoạch trang bị robot chiến đấu hạng nặng RCV-H, trong đó sẽ ưu tiên cho chiến trường Trung Đông và châu Âu.

Việc Mỹ nhanh chóng lên kế hoạch trang bị RCV-H sau khi loại robot chiến đấu này hoàn thành một số cuộc thử nghiệm với sức mạnh và tính ổn định được đánh giá rất cao.

“Những đơn vị đầu tiên của quân đội Mỹ tại Trung Đông và châu Âu sẽ được ưu tiên trang bị RCV-H để đối phó với những nguy cơ mới có thể xảy ra khi lực lượng Mỹ hoạt động tại đây”, một đại diện của Lục quân Mỹ nói.

Mỹ trang bị robot hạng nặng cho chiến trường Trung Đông

Mỹ thử nghiệm robot chiến đấu.

Hiện nay những kỹ sư đã giải quyết xong loạt khó khăn về vật lý, khoảng cách giữa robot và bộ điều khiển cũng là một vấn đề. Quân đội đã tìm được nhà thầu phát triển loại sóng mới để đạt được số megabyte/giây cần thiết để mở rộng phạm vi hoạt động trong những môi trường phức tạp như rừng rậm.

Trong quá trình thử nghiệm, quân đội đã sử dụng chiến tranh điện tử để tác động vào kết nối giữa robot và bộ điều khiển. Robot đã cho thấy khả năng tự chuyển đổi băng tần để duy trì liên lạc. Khi chính thức được trang bị, robot chiến đấu này có thể hoạt động tốt khi ở cách kíp điều khiển khoảng 2km.

“Khi bạn đã mở rộng khoảng cách trên chiến trường đến 2 km, điều đó có nghĩa bạn có thể đưa ra quyết định trước kẻ thù và nó cho bạn không gian trao đổi quyết định nhanh và hiệu quả hơn”, vị đại diện này cho biết thêm.

Đây rõ ràng là bước tiến lớn của Quân đội Mỹ bởi trước đây, phần lớn robot hoạt động trong quân đội đều là loại vận tải hoặc thông tin liên lạc.

Mặc dù vậy, kể cả khi Mỹ thành công với khoảng cách 2km thì thành tích vẫn khá khiêm tốt với những gì người Nga làm được với robot chiến đấu hạng nặng của mình là Marker.

Điểm làm nên sự đặc biệt của robot Nga là người chỉ huy sẽ ra lệnh bằng giọng nói tương tự như với cấp dưới, robot sẽ lập tức nhận nhiệm vụ. Hiện tại, binh sĩ vận hành có thể đứng cách robot 5km vẫn có thể dễ dàng điều khiển Marker bằng giọng nói.

Với chương trình Marker, Nga đã chứng minh đi trước mọi đối thủ về phát triển robot chiến đấu công nghệ cao bởi tính đến thời điểm hiện tại, chưa có bất kỳ quốc gia nào thành công với chương trình điều khiển robot bằng giọng nói.

Được biết, Marker được chế tạo theo phương pháp module hóa. Hiện tại cấu hình thử nghiệm được trang bị súng máy Kalashnikov và các ống phóng đạn chống tăng.

Hình ảnh được công bố trong những cuộc thử nghiệm đã mô tả cảnh robot và binh lính phối hợp với nhau trên chiến trường. Marker nhận lệnh từ xa để độc lập tác chiến hoặc phối hợp với binh sĩ trên chiến trường.

Đây là bước phát triển mới trong việc sử dụng robot trên chiến trường. Các cảm biến được trang bị công nghệ trí tuệ nhân tạo sẽ tự động tìm kiếm và nhắm bắn, trước khi nhận lệnh khai hỏa từ con người.

Người lính trong trường hợp này là trinh sát, hoa tiêu cho robot hoặc phối hợp cùng nhau. Trong trường hợp không có sự phối hợp với con người, robot này có thể tự phối với UAV trinh sát khi hoạt động trên chiến trường.

Theo Tuấn Vũ/Baodatviet

Chủ đề Vũ khí quân sự

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast