(Baohatinh.vn) - Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh đang quản lý, xử lý nợ chuyên thu quá hạn của 22 doanh nghiệp với tổng số tiền nợ thuế 28,783 tỷ đồng (trong đó nợ thuế là 15,817 tỷ đồng; tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp là 12,966 tỷ đồng).
Theo Cục Hải quan, các khoản nợ này đều phát sinh từ năm 2009 trở về trước, không còn khả năng thu hồi. Các doanh nghiệp có nợ quá hạn đều thuộc đối tượng Nghị quyết số 94/2019/QH14 ngày 26/11/2019 của Quốc hội về khoanh nợ tiền thuế, xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp đối với người nộp thuế không còn khả năng nộp ngân sách nhà nước (Nghị quyết số 94/2019/QH14).
Tuy nhiên, người nộp thuế đã bị thu hồi giấy phép đăng ký kinh doanh, không còn hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký nên đơn vị gặp nhiều khó khăn trong việc thu thập thông tin, hoàn thiện hồ sơ khoanh nợ, xóa nợ theo quy định.
Hoạt động nghiệp vụ tại Chi cục Hải quan Cửa khẩu cảng Vũng Áng.
Thông tin từ Phòng Nghiệp vụ (Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh), thực hiện Nghị quyết số 94/2019/QH14, đến nay, Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành quyết định khoanh nợ đối với 17/18 doanh nghiệp với số tiền hơn 15,471 tỷ đồng; tham mưu trình UBND tỉnh Hà Tĩnh xem xét xóa nợ tiền chậm nộp theo thẩm quyền đối với 4 trường hợp với tổng số tiền 4,045 tỷ đồng.
Quyết định số 462/QĐ-UBND của UBND tỉnh về việc xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp của doanh nghiệp.
Theo đó, ngày 1/03/2023, UBND tỉnh Hà Tĩnh có Quyết định số 461/QĐ-UBND và Quyết định số 462/QĐ-UBND về việc xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp đối với 4 doanh nghiệp nợ thuế tại Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh với tổng số tiền hơn 4,045 tỷ đồng, gồm: Công ty TNHH Thương mại Công Nguyên (Hà Nội), Doanh nghiệp Tư nhân Thành An (Nghệ An), Doanh nghiệp tư nhân Văn Minh (Nghệ An) và Công ty TNHH Sản xuất và chế biến Phạm Vũ (Hà Nội).
Hiện nay, Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh đang tích cực thu thập thông tin, hoàn thiện hồ sơ để thực hiện khoanh nợ tiền thuế đối với 1 doanh nghiệp còn lại. Hải quan Hà Tĩnh phấn đấu đến 30/6/2023 sẽ hoàn thành việc xử lý khoanh nợ tiền thuế, xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp theo quy định tại Nghị quyết số 94/2019/QH14.
Các nhà thầu đang tập trung hoàn thành những phần việc cuối cùng để thông tuyến toàn bộ Dự án nâng cấp tuyến kè và đường hai bên bờ sông Trí (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh), phấn đấu bàn giao trước ngày 20/5.
Các mô hình nông, lâm, thủy sản ở Hà Tĩnh chủ yếu quy mô nhỏ lẻ, chưa đáp ứng được các điều kiện cần thiết để tiếp cận chương trình tín dụng hỗ trợ lãi suất quy mô 100.000 tỷ đồng.
Thay vì nộp thuế khoán, hộ kinh doanh có doanh thu trên 1 tỷ đồng/năm ở Hà Tĩnh phải xuất hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối dữ liệu với cơ quan thuế từ ngày 1/6/2025.
Với quyết tâm “tăng tốc về đích”, các dự án hạ tầng tại Hà Tĩnh đang được triển khai rốt ráo. Cùng với sự chủ động của nhà thầu và điều kiện thời tiết thuận lợi, tiến độ thi công đang được đảm bảo, góp phần thay đổi diện mạo địa phương.
Công ty Điện lực Hà Tĩnh đang tiếp nhận công trình điện tài sản công theo Nghị định số 02/2024/NĐ-CP của Chính phủ, tạo thuận lợi cho khách hàng và nâng cao chất lượng điện năng.
Dù lãi suất huy động đã giảm xuống mức thấp nhất trong 2 năm trở lại đây, lãi suất cho vay vẫn gần như không đổi. Chi tiết có trong Bản tin Tài chính thị trường ngày 9/5 của Báo Hà Tĩnh.
Trước việc khe co giãn và phần mố cầu Rác ở Hà Tĩnh bị hư hỏng phải dùng ván gỗ kê dưới mố để giảm rung chấn, đơn vị quản lý tuyến đang tập trung sửa chữa.
Hà Tĩnh có 13 đồ án quy hoạch nhà ở thương mại, khu đô thị với tổng diện tích 784,62 ha, trong đó, đã bố trí 20% diện tích đất ở để xây dựng nhà ở xã hội, với quy mô gần 50 ha.
Mặc dù đã hết tiến độ gia hạn lần 2, nhưng đến nay, Dự án nâng cấp đường trục xã Cẩm Sơn, huyện Cẩm Xuyên vẫn thi công ì ạch, không đảm bảo các điều kiện vệ sinh môi trường.
Phát huy sức mạnh cả hệ thống chính trị, linh hoạt trong tổ chức chỉ đạo, Hà Tĩnh phấn đấu tổng diện tích gieo trồng vụ hè thu 2025 đạt 55.986 ha, sản lượng lương thực 294.425 tấn.
Thời tiết nắng nóng, nhiều người dân Hà Tĩnh có nhu cầu mua các mặt hàng chống nóng như điều hòa, quạt, máy lạnh… Nhiều sản phẩm có sức mua tăng gấp 5-6 lần so với ngày thường.
Các địa phương trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đang tập trung tiến hành việc thu thập thông tin, lập bảng kê hộ phục vụ cho cuộc Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025.
Việt Nam đã chuẩn bị kỹ lưỡng để bước vào phiên đàm phán đầu tiên với Mỹ về chính sách thuế quan mới vào ngày 7/5 (theo giờ Mỹ). Chi tiết có trong Bản tin Tài chính thị trường ngày 8/5 của Báo Hà Tĩnh.
Giá vàng sáng 8/5/2025 tiếp tục giảm theo đà giảm của vàng thế giới; chênh lệch giá vàng trong nước so với thế giới vẫn ở mức cao, tới 15,5 triệu đồng/lượng.
Những kết quả của mô hình hợp tác chăn nuôi lợn liên kết giữa huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) với Công ty CP Tập đoàn Quế Lâm là nền móng để các địa phương tiếp tục nhân rộng...
Vấn nạn hàng giả là câu chuyện không mới nhưng chưa khi nào hết nhức nhối trong xã hội. Các vụ việc sản xuất hàng giả liên tiếp được phát hiện càng khiến người tiêu dùng trong nước nói chung và Hà Tĩnh nói riêng lo lắng.
Nhiều hộ dân ở xã Cẩm Mỹ (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) đã mở rộng diện tích, đầu tư công nghệ để tạo ra sản phẩm hàng hóa, đưa lại nguồn thu nhập bền vững từ cây chè vằng. Địa phương tiến tới xây dựng sản phẩm OCOP chè vằng.
Những ngày này, trên cánh đồng dưa xã Cổ Đạm, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh), bà con nông dân tích cực bám đồng thu hoạch dưa bở, dưa lê đầu vụ trong niềm vui ổn định năng suất, giá cao.
Những tháng đầu năm, dù các ngân hàng ở Hà Tĩnh có xu hướng giảm lãi suất tiền gửi theo chỉ đạo của Chính phủ, song nguồn vốn huy động trên địa bàn vẫn tăng trưởng tích cực.
Trong quý I/2025, nhiều ngân hàng tiếp tục tinh gọn bộ máy, cắt giảm mạnh nhân sự để đẩy nhanh chiến lược số hóa. Chi tiết có trong Bản tin Tài chính thị trường ngày 7/5 của Báo Hà Tĩnh.
Dưới làn sóng chuyển đổi số, các ngân hàng đang cắt giảm mạnh nhân sự, có nơi giảm cả nghìn người. Tuy nhiên, vẫn có những nhà băng khẳng định sẽ tiếp tục tuyển dụng nhân sự mới.