Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm...

(Baohatinh.vn) - Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm trong chương “Đất nước” của trường ca “Mặt đường khát vọng” đã viết: “Hàng năm đi đâu làm đâu - Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ”.

Ngày 10/3 (âm lịch) hàng năm đã trở thành quốc lễ, quốc Tổ. Ca dao Việt Nam cũng đã từng nhắn gửi con cháu Lạc Hồng: “Dù ai đi ngược về xuôi - Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba - Khắp nơi truyền lại câu ca - Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm”.

“Dù ai đi ngược về xuôi - Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba..."

“Dù ai đi ngược về xuôi - Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba..."

Đền Hùng chính là biểu tượng linh nghiêm quy tụ và gắn bó dân tộc Việt Nam. Hình ảnh chiếc bánh chưng và câu chuyện về chàng Lang Liêu đã in đậm trong ký ức dân tộc. Đền Hùng được đặt trên núi Nghĩa Lĩnh, hay còn gọi là núi Hùng, núi Hy Cương. Nơi đây tương truyền các vua Hùng cùng các lạc hầu, lạc tướng tiến hành các nghi lễ tôn giáo tín ngưỡng phồn thực nông nghiệp của người Việt cổ. Hình thành sơ khai nền nông nghiệp lúa nước, cầu cho mưa thuận gió hòa, muôn dân ấm no, hạnh phúc.

Hình ảnh nhà vua cùng đi cày, dạy dân cày ruộng là một cử chỉ đẹp, một sự hòa đồng thân thiết xóa đi bao khoảng cách thứ bậc. Và cây lúa, nguyên liệu chính để làm nên cái bánh chưng tượng trưng cho trời tròn, đất vuông được tôn vinh, thờ phụng. Đó cũng chính là bản sắc Việt: sống theo lẽ tự nhiên, hợp với tự nhiên, hòa đồng với tự nhiên. Đến Đền Hùng, ta được tắm trong màu xanh của cây cối cổ sơ. Có những tán cổ thụ cao vút những cây chò hàng trăm tuổi, cây vạn tuế 800 tuổi. “Nước thời gian rửa mặt trống đồng”, đã có nhà thơ từng thốt lên khi chiêm nghiệm những nét hoa văn trên mặt trống.

Hình ảnh những đoàn thuyền vượt sóng giữa đại dương, những trai làng đóng khố ngực căng cuồn cuộn. Và cả những sinh hoạt dân gian thật hồn nhiên mà đắm đuối, thật giản dị mà sâu xa, thật đơn sơ mà bao ước vọng, được chạm, được khắc bằng bàn tay nghệ nhân tài hoa và trí tưởng tượng phong phú thiên về cảm tính. Ở đây, ta còn gặp cả đình Giếng thờ. Vành giếng tròn đầy đặn như vầng trăng rằm gắn với sự tích của hai nàng công chúa. Lại còn có cả dấu tích giếng mắt rồng nơi mẹ Âu Cơ ấp trứng phía sau đền. Nước giếng trong vắt - chảy ra từ nguồn cội cho người đời soi thấy mình trong quá khứ, soi gặp mình trong hiện tại và soi được mình trong tương lai…

Cách đây 62 năm, trên đường về thủ đô Hà Nội, khi dừng chân ở Đền Hùng, Bác Hồ đã căn dặn đại đoàn quân tiên phong: “Các vua Hùng đã có công dựng nước – bác cháu ta cùng nhau giữ lấy nước”. Hình ảnh Bác thật giản dị giữa những người lính áo trấn thủ, mũ nan, khoác chéo những bao gạo, tì tay lên mũi súng. Lời dặn của Bác Hồ nay vẫn còn nguyên giá trị. Dựng nước đã khó, giữ trọn vẹn đất nước lại càng khó hơn nhiều. Giữ nước không chỉ chống giặc ngoại xâm, giặc thiên tai mà còn phải giữ được cả bản sắc văn hóa, nòi giống dân tộc.

Hàng năm, đến ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, con cháu muôn phương về đây leo từng bậc thang dâng lên nén hương thơm, những phẩm vật địa phương hòa mình trong không gian linh thiêng núi sông tụ khí ở vùng đất Tổ. Bao người con đi xa ra ngoài biên giới vẫn giữ nguyên phong tục đẹp của người Việt, vẫn nhận ra nhau qua tiếng chào mời, vẫn vuông tròn đầy đặn tấm bánh chưng xanh muôn thuở. Và “Con thuyền Tổ quốc tôi băng mình qua bão tố - Từ hoa văn cuộn sóng trống đồng”.

Tiếng trống lịch sử vẫn còn ngân vọng thiết tha trong mỗi huyết mạch chúng ta. Tiếng trống là thang âm kì diệu nhất trong những thang âm dân ca dân tộc bởi được hội tụ linh khí và khát vọng bắt đầu từ một dòng chảy tiềm ẩn năng lượng, khởi thủy từ cội nguồn đất Tổ Hùng Vương…

Hà Tĩnh, ngày 31/3/2016

Chủ đề Đất và người Hà Tĩnh

Đọc thêm

Podcast truyện ngắn: Chuột Bún bán bánh

Podcast truyện ngắn: Chuột Bún bán bánh

Những mùa Trung thu, tôi luôn nhận được quà của bà Chuột Bún là những chiếc bánh Trung thu thơm phức. Cũng từ đó, cái tên Chuột Bánh luôn đi liền với tình bạn thời tiểu học của tôi.
Xúc động những vần thơ viết về cơn bão số 3

Xúc động những vần thơ viết về cơn bão số 3

Trong đau thương, mất mát của người dân nhiều tỉnh thành phía Bắc sau bão số 3, nhiều tứ thơ đã được gieo vần. Báo Hà Tĩnh trân trọng giới thiệu một số bài thơ đầy cảm xúc trong cơn hoạn nạn.
Chuyện cây Hà Nội sau bão

Chuyện cây Hà Nội sau bão

Ngay sau cái đêm kinh hoàng bão YAGI đổ bộ vào Hà Nội, tôi lái xe ra đường. Khắp cả thành phố, cây nằm la liệt, nhiều cây bật gốc, gãy đổ tan hoang.
Đền Phúc Hải - chốn tâm linh yên bình

Đền Phúc Hải - chốn tâm linh yên bình

Đền Phúc Hải, xã Thuận Lộc (TX Hồng Lĩnh – Hà Tĩnh) là một trong những di tích đặc trưng cho sinh hoạt tín ngưỡng, chốn trao gửi tâm linh của người dân và du khách thập phương.
Bộ tranh Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi

Bộ tranh Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi

Hình ảnh cảm động các chiến sĩ đưa dân ra ngoài, các xe đi chậm lại để dìu mọi người trên cầu trong lúc gió to… được cô gái TP. Hồ Chí Minh khắc họa lại trong bộ tranh nói về Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi.
Vinh danh 'Sứ giả tiếng Việt' năm 2024

Vinh danh 'Sứ giả tiếng Việt' năm 2024

Tối 8/9, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Lễ tổng kết Ngày Tôn vinh tiếng Việt năm 2024 và Chương trình Gala tiếng Việt thân thương đã diễn ra với sự tham dự của hơn 600 đại biểu. Những “Sứ giả tiếng Việt” năm 2024 đã được vinh danh và trao tặng bằng khen.
Podcast truyện ngắn: Cây nhãn kỷ niệm

Podcast truyện ngắn: Cây nhãn kỷ niệm

Cây nhãn già thách thức mưa nắng, bão bùng, nhìn vào đó, bà luôn tưởng tượng bóng hình Hiếu, vẫn hiển hiện đâu đây trong khu vườn, căn nhà thân thuộc, như chưa từng có cuộc chia ly...
Podcast tản văn: Ơi mùa thu, mùa thu

Podcast tản văn: Ơi mùa thu, mùa thu

Có vẻ như mọi hân hoan, quyến luyến, mọi mỹ cảm, nồng say đều dồn tụ hết vào một chữ thu. Thu xao xuyến, thu bồi hồi, thu bâng khuâng, thu đa cảm...
Khám phá Công viên địa chất toàn cầu Non Nước Cao Bằng

Khám phá Công viên địa chất toàn cầu Non Nước Cao Bằng

Non nước Cao Bằng chính thức được UNESCO công nhận là Công viên Địa chất Toàn cầu vào ngày 12/4/2018, trở thành công viên địa chất toàn cầu thứ hai tại Việt Nam sau Công viên Địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn tại Hà Giang.
Truyện ngắn: Màu áo lính

Truyện ngắn: Màu áo lính

Phía ngoài ô cửa sổ, loa phát thanh đang vang lên tin tức về những hoạt động mừng ngày tết Độc lập. Ông Việt nhìn ra lá cờ đỏ sao vàng tung bay ngoài song cửa rồi mắt ông ầng ậc nước…
Cây muỗm ở Nghi Xuân là cây di sản Việt Nam

Cây muỗm ở Nghi Xuân là cây di sản Việt Nam

Cây muỗm được công nhận cây di sản Việt Nam có tuổi đời hơn 360 năm, nằm trong khuôn viên nhà thờ Phan Tôn Chu và Ngọc Hoa công chúa ở thôn Phú Vinh, xã Cổ Đạm, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.