Hà Tĩnh cùng các tỉnh phía Bắc, Bắc Trung Bộ tăng cường kết nối giao thương với TP Hồ Chí Minh

(Baohatinh.vn) - Tại hội nghị kết nối giao thương giữa TP Hồ Chí Minh với các địa phương phía Bắc và Bắc Trung Bộ, các doanh nghiệp, hợp tác xã Hà Tĩnh đã ký kết biên bản thỏa thuận hợp tác kinh doanh với các doanh nghiệp, hệ thống phân phối nhằm đẩy mạnh kết nối tiêu thụ sản phẩm.

Chiều 24/3, tại TP Vinh (Nghệ An) diễn ra hội nghị kết nối giao thương giữa TP Hồ Chí Minh với các địa phương phía Bắc và Bắc Trung Bộ gồm: Bắc Kạn, Cao Bằng, Hà Nam, Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Thanh Hóa, Thừa Thiên - Huế.

Dự hội nghị có lãnh đạo UBND tỉnh các tỉnh, thành phố và đại diện các hệ thống phân phối, sàn thương mại điện tử.

Đoàn đại biểu Hà Tĩnh do Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh cùng lãnh đạo một số sở, ban, ngành, doanh nghiệp, HTX Hà Tĩnh tham dự hội nghị.

Hà Tĩnh cùng các tỉnh phía Bắc, Bắc Trung Bộ tăng cường kết nối giao thương với TP Hồ Chí Minh

Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Võ Văn Hoan phát biểu mở đầu hội nghị.

Phát biểu tại hội nghị, ông Lê Hồng Vinh - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nghệ An nhấn mạnh: Thời gian qua, nhiều sản phẩm hàng hóa của các tỉnh đã tiếp cận các hệ thống phân phối hàng hóa lớn trên địa bàn TP Hồ Chí Minh như: Lotte, AEON, Central Retail, Wincomecer... Một số sản phẩm đã được tiêu thụ ổn định tại thị trường TP Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phía Nam. Qua đó, đã có những tác động mạnh mẽ trong việc thúc đẩy tiêu thụ và kích cầu tiêu dùng, đẩy mạnh dòng luân chuyển hàng hóa, nâng tầm giá trị sản phẩm đặc trưng của các địa phương, góp phần phát triển kinh tế, giải quyết việc làm.

Hà Tĩnh cùng các tỉnh phía Bắc, Bắc Trung Bộ tăng cường kết nối giao thương với TP Hồ Chí Minh

Ông Lê Hồng Vinh - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nghệ An phát biểu tại hội nghị.

Ngược lại, một số tập đoàn lớn đã nghiên cứu, mở chi nhánh trên địa bàn các tỉnh, tạo động lực phát triển hạ tầng thương mại của địa phương theo hướng hiện đại. Trong bối cảnh hoạt động tiêu thụ hàng hóa vẫn còn gặp nhiều khó khăn, việc kết nối giao thương qua các hệ thống phân phối hàng hóa với các nhà cung ứng hàng hóa của 9 tỉnh, thành hết sức thiết thực và ý nghĩa. Đây là cơ hội lớn để các doanh nghiệp tìm hiểu, kết nối, đi đến hợp tác, đồng hành cùng phát triển vì mục tiêu phát triển sản xuất, tiêu thụ hàng hóa, góp phần thúc đẩy phát triển doanh nghiệp, đóng góp lớn cho nền kinh tế.

Hà Tĩnh cùng các tỉnh phía Bắc, Bắc Trung Bộ tăng cường kết nối giao thương với TP Hồ Chí Minh

Toàn cảnh hội nghị.

Hội nghị đã dành phần lớn thời gian để các đại biểu trao đổi, thảo luận về hoạt động kết nối giao thương hàng hóa giữa TP Hồ Chí Minh với các địa phương phía Bắc và Bắc Trung Bộ.

Các đại biểu tập trung đánh giá hiệu quả hoạt động kết nối giao thương; thẳng thắn nhìn nhận những hạn chế, tồn tại, bài học kinh nghiệm trong những năm qua, đồng thời đề ra các giải pháp căn cơ, thiết thực, khắc phục hạn chế, nâng cao hiệu quả, chất lượng của hoạt động xúc tiến trong thời gian tới.

Hà Tĩnh cùng các tỉnh phía Bắc, Bắc Trung Bộ tăng cường kết nối giao thương với TP Hồ Chí Minh

Anh Hồ Mạnh Hoàn - Giám đốc Công ty CP Biển Quỳnh (Nghệ An): Tham gia hội nghị giúp chúng tôi có cơ hội đưa sản phẩm đến trực tiếp với những người quản lý các hệ thống phân phối, chuỗi cung ứng; được trao đổi thông tin để tiếp tục hoàn thiện sản phẩm của công ty.

Đại diện các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất trên địa bàn các tỉnh, thành cũng thông tin về sản phẩm, những tiềm năng, lợi thế phát triển, khó khăn của đơn vị và mong muốn được các cơ quan Nhà nước, các hệ thống phân phối, sàn thương mại điện tử tạo điều kiện hỗ trợ để mở rộng kênh tiêu thụ cho sản phẩm và phát triển quy mô sản xuất.

Hà Tĩnh cùng các tỉnh phía Bắc, Bắc Trung Bộ tăng cường kết nối giao thương với TP Hồ Chí Minh

Ông Nguyễn Quang Quyền - Giám đốc Công ty TNHH MTV 688 Cao Bằng: Mong muốn được sự hỗ trợ, ủng hộ của các cơ quan Nhà nước, các đơn vị phân phối để mở rộng thị trường sản phẩm chiếu trúc của công ty, đặc biệt là được tiếp cận thị trường khu vực miền Trung.

Đại diện các hệ thống phân phối, sàn thương mại điện tử cũng đã giải đáp những thắc mắc của các đơn vị sản xuất về các tiêu chuẩn đưa sản phẩm vào tiêu thụ. Đại biểu cho rằng, để đưa nông sản của các doanh nghiệp, hợp tác xã lên được kệ siêu thị, đòi hỏi một quy trình sản xuất nghiêm ngặt, khâu giám sát chặt chẽ sản phẩm hàng hóa.

Hà Tĩnh cùng các tỉnh phía Bắc, Bắc Trung Bộ tăng cường kết nối giao thương với TP Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Liên hiệp HTX Thương mại TP Hồ Chí Minh (Saigon Co.op): Doanh nghiệp sẽ tiếp tục tạo điều kiện hỗ trợ các doanh nghiệp, đơn vị cung ứng trong việc tiêu thụ sản phẩm.

Cũng tại hội nghị, các doanh nghiệp phân phối tại TP Hồ Chí Minh và doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở cung ứng tại các địa phương phía Bắc và Bắc Trung Bộ đã thực hiện nghi thức ký kết biên bản thỏa thuận hợp tác kinh doanh.

Hà Tĩnh cùng các tỉnh phía Bắc, Bắc Trung Bộ tăng cường kết nối giao thương với TP Hồ Chí Minh

Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP Hồ Chí Minh và các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất ký kết thỏa thuận hợp tác kinh doanh.

Hà Tĩnh cùng các tỉnh phía Bắc, Bắc Trung Bộ tăng cường kết nối giao thương với TP Hồ Chí Minh

Tập đoàn Central Retail Việt Nam và các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất ký kết thỏa thuận hợp tác kinh doanh.

Kết luận hội nghị, Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Võ Văn Hoan khẳng định, hội nghị kết nối giao thương là cơ hội để các doanh nghiệp gặp gỡ, chia sẻ kinh nghiệm sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Hà Tĩnh cùng các tỉnh phía Bắc, Bắc Trung Bộ tăng cường kết nối giao thương với TP Hồ Chí Minh

Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Võ Văn Hoan kết luận hội nghị.

Thời gian tới, đề nghị Sở Công thương TP Hồ Chí Minh phối hợp với các địa phương nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả chương trình kết nối giao thương; đẩy mạnh kết nối trực tuyến; tạo điều kiện để doanh nghiệp trao đổi, kết nối với nhau, đưa sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử.

Các địa phương cùng doanh nghiệp, đơn vị sản xuất cần chủ động nắm bắt xu hướng tiêu dùng, nhu cầu thị trường trong và ngoài nước để định hướng, khuyến khích sản xuất; đẩy mạnh kết nối theo chuyên đề, nhóm sản phẩm của từng địa phương; đẩy mạnh các giải pháp hoàn thiện phát triển chuỗi cung ứng, phát triển các vùng nguyên liệu.

Các địa phương cần có giải pháp, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất và kết nối cung cầu tiêu thụ sản phẩm. Các đơn vị sản xuất nên phát huy lợi thế của thương mại điện tử, hoàn thiện sản phẩm để dần tiếp cận các hệ thống phân phối lớn.

Hà Tĩnh hiện có nhiều sản phẩm công nghiệp chủ lực thành thương hiệu lớn trên thị trường trong và ngoài nước như: thép, sản phẩm chế biến từ gỗ chế biến, bao bì, may mặc…

Quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp, công nghiệp nông thôn, Hà Tĩnh cũng đã hình thành nhiều sản phẩm đặc sản. Đến nay, toàn tỉnh đã có 249 sản phẩm được xếp hạng OCOP 4 sao và 3 sao; trên 150 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu các cấp.

Với nhiều tiềm năng, lợi thế kết nối giao thương, tỉnh đã tổ chức nhiều chương trình quảng bá, giới thiệu, xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP trong và ngoài tỉnh. Thông qua các sự kiện kết nối, nhiều sản phẩm nông nghiệp của tỉnh đã vào được các hệ thống phân phối lớn như: siêu thị Big C, Winmart, Co.op mart; hình thành nhiều gian hàng sản phẩm Hà Tĩnh trên các sàn thương mại điện tử lớn; một số sản phẩm đã xuất khẩu sang thị trường các nước.

Chủ đề Thị trường, Thương mại - Dịch vụ

Chủ đề Hoạt động của lãnh đạo tỉnh

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast