Quy định nào để bảo vệ người tố cáo tại nơi công tác?

(Baohatinh.vn) - Chị Nguyễn Thị Thanh, trú tại huyện Hương Sơn hỏi: Tôi muốn thực hiện quyền tố cáo đối với các hành vi vi phạm pháp luật xảy ra tại cơ quan nơi mình công tác nhưng lại sợ bị ảnh hưởng tới công việc, thậm chí có thể bị đuổi việc. Vậy, pháp luật có quy định gì để bảo vệ người tố cáo tại nơi công tác?

quy dinh nao de bao ve nguoi to cao tai noi cong tac

Biếm họa sưu tầm từ internet

Trả lời: Điều 37 Luật Tố cáo năm 2011 có quy định về bảo vệ người tố cáo tại nơi công tác, làm việc như sau:

1. Người tố cáo là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang công tác, làm việc tại cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế và các cơ quan, tổ chức khác được bảo đảm vị trí công tác, không bị phân biệt đối xử về việc làm dưới mọi hình thức.

2. Người có thẩm quyền quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động không được phân biệt đối xử về việc làm đối với người tố cáo; không được trả thù, trù dập, đe dọa, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người tố cáo.

3. Khi người tố cáo có căn cứ cho rằng, mình bị phân biệt đối xử về việc làm dẫn đến giảm thu nhập, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì có quyền yêu cầu người đã giải quyết tố cáo hoặc người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền quản lý, sử dụng mình có biện pháp xem xét, xử lý đối với người có hành vi đó; người tố cáo là người làm việc theo hợp đồng lao động có quyền yêu cầu tổ chức công đoàn cơ sở, cơ quan quản lý lao động địa phương có biện pháp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

4. Khi nhận được yêu cầu của người tố cáo, người có thẩm quyền có trách nhiệm kiểm tra, xác minh; nếu yêu cầu của người tố cáo là chính đáng thì áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền hoặc yêu cầu người có thẩm quyền áp dụng biện pháp để bảo vệ như sau:

a) Đình chỉ, tạm đình chỉ, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định xử lý kỷ luật hoặc quyết định khác xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người tố cáo;

b) Khôi phục vị trí công tác, vị trí việc làm, các khoản thu nhập và lợi ích hợp pháp khác từ việc làm cho người tố cáo;

c) Xử lý kịp thời người có hành vi trả thù, trù dập, đe dọa làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người tố cáo; d) Các biện pháp bảo vệ khác theo quy định của pháp luật.

Luật sư Phan Duy Phong

Đọc thêm

Dùng camera quay lén và những hậu quả pháp lý

Dùng camera quay lén và những hậu quả pháp lý

Vụ án Nguyễn Khắc Giang (TX Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh) sử dụng hình ảnh quay lén để đe dọa, cưỡng đoạt tài sản đã gióng lên hồi chuông cảnh báo, khiến dư luận rất bức xúc.
Khởi tố, bắt tạm giam ông Lê Thanh Vân

Khởi tố, bắt tạm giam ông Lê Thanh Vân

Căn cứ tài liệu điều tra vụ án, quy định pháp luật, ngày 10/7, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thái Bình đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét đối với ông Lê Thanh Vân.
CSGT Hà Tĩnh xử phạt vi phạm giao thông qua ứng dụng VneID

CSGT Hà Tĩnh xử phạt vi phạm giao thông qua ứng dụng VneID

Với việc xử lý trên môi trường điện tử, người vi phạm Luật Giao thông đường bộ ở Hà Tĩnh không bị tạm giữ giấy phép lái xe bản giấy như trước đây. Khi hết hạn tạm giữ giấy tờ, dữ liệu sẽ tự động cập nhật trên ứng dụng VNeID.
Giá của... lòng tham!

Giá của... lòng tham!

Trước tòa, bị cáo Phan Đình Bình (xã Hương Vĩnh, Hương Khê, Hà Tĩnh) giải thích rằng, vì muốn kiếm tiền nuôi 5 con nhỏ nên đã trót dại mua bán chất cấm.