Quyền bào chữa của người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong Hiến pháp 2013

(Baohatinh.vn) - Quyền bào chữa là một trong những quyền lợi đặc thù và cơ bản của công dân được tất cả các bản Hiến pháp của nhà nước ta thừa nhận.

Kế thừa các bản Hiến pháp trước, Hiến pháp năm 2013 quy định rõ hơn về quyền bào chữa của công dân, đồng thời đặt quyền này trong chương II của Hiến pháp - chương quy định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

Tại khoản 4, Điều 31 Hiến pháp 2013 đã quy định rất cụ thể: “Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa”.

Với quy định này, Hiến pháp năm 2013 đã mở rộng hơn quyền được sử dụng sự trợ giúp pháp lý của công dân. Không chỉ khi bị truy tố xét xử mới được tự bào chữa hoặc nhờ người bào chữa mà ngay từ khi bị bắt, bị tạm giữ… đã phát sinh quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa.

Nhằm bảo đảm nguyên tắc này được thực thi trên thực tế, Hiến pháp năm 2013 cũng đã lần đầu tiên đưa nguyên tắc tranh tụng vào hoạt động xét xử. Tại khoản 5, Điều 103 Hiến pháp quy định: “Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được đảm bảo”. Có thể nói, đây là một nguyên tắc quan trọng được ghi nhận trong Hiến pháp. Chỉ có thực hiện tốt việc tranh tụng và đảm bảo cho hoạt động tranh tụng được công khai, bình đẳng thì mới đảm bảo cho nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo được thực thi trên thực tế.

Liên quan đến vấn đề này, hiện nay, các đạo luật dưới Hiến pháp đều quy định người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền: “tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa”. Đặc biệt là trong những trường hợp bị can, bị cáo phạm tội mà khung hình phạt đối với tội đó có mức cao nhất là tử hình; bị can, bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất thì tại khoản 2, Điều 57 Bộ luật Tố tụng hình sự có quy định là nếu sau khi giải thích cho bị can, người đại diện hợp pháp của họ về quyền được nhờ người bào chữa mà họ không tự nhờ người bào chữa thì cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án phải làm văn bản yêu cầu đoàn luật sư phân công văn phòng luật sư cử người bào chữa hoặc yêu cầu ủy ban MTTQ, tổ chức thành viên của mặt trận cử người bào chữa cho họ.

Trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự, tại Thông tư số 70/TT-BCA của Bộ Công an về đảm bảo quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra có quy định rất cụ thể nhằm đảm bảo quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can trong vụ án hình sự đó là: “Khi giao quyết định tạm giữ cho người bị tạm giữ, quyết định khởi tố cho bị can, điều tra viên phải đọc và giải thích cho họ biết rõ về quyền, nghĩa vụ của người bị tạm giữ, bị can theo qui định tại Điều 48, 49 Bộ luật Tố tụng hình sự và lập biên bản giao nhận quyết định. Trong biên bản phải ghi rõ ý kiến của người bị tạm giữ, bị can về việc có nhờ người bào chữa hay không”.

Trong trường hợp họ có yêu cầu nhờ người bào chữa thì điều tra viên có trách nhiệm hướng dẫn họ viết giấy yêu cầu và gửi tới cơ quan, tổ chức, người được yêu cầu bào chữa. Trong trường hợp họ chưa nhờ người bào chữa, thì trong lần đầu lấy lời khai người bị tạm giữ, hỏi cung bị can, điều tra viên tiếp tục phải hỏi rõ họ có nhờ người bào chữa không và phải ghi ý kiến của họ vào biên bản.

Như vậy, quyền tự bào chữa và nhờ người khác bào chữa của một công dân đã được quy định khá đầy đủ và cụ thể trong hệ thống pháp luật của Nhà nước. Đã được xác định từ nguyên tắc cơ bản trong Hiến pháp cho đến những quy định cụ thể trong Bộ luật Tố tụng hình sự và thông tư hướng dẫn.

Để đảm bảo nguyên tắc này được thực thi, cần tăng cường và nâng cao chất lượng tranh tụng trong quá trình tố tụng, thay hoạt động tố tụng xét hỏi bởi tố tụng tranh tụng. Chỉ có thực hiện tốt việc tranh tụng mới giúp cho việc giải quyết vụ án đúng pháp luật, đúng thời hạn luật định, tránh trường hợp vụ án bị trả hồ sơ điều tra lại hoặc bị hủy để xét xử lại, ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của bị can, bị cáo và thời gian của các cơ quan tiến hành tố tụng.

Ngoài ra, cần phải nhận thức đúng nguyên tắc đảm bảo quyền bào chữa của Hiến pháp không chỉ là nhờ người bào chữa mà trước hết là người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa cho mình. Tự bào chữa ở đây có thể là người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo tự nhận tội hoặc đưa ra các căn cứ khẳng định họ không phạm tội, phạm tội nhưng mức độ nhẹ hơn hoặc phạm ở một tội khác…

Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư Hà Tĩnh

Đọc thêm

Bất an khi trạm điện đầu nguồn Sông Trí "tê liệt"

Bất an khi trạm điện đầu nguồn Sông Trí "tê liệt"

Trạm biến áp Thượng nguồn Sông Trí tại xã Kỳ Hoa, thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) gặp sự cố, hư hỏng từ năm 2023 nhưng đến nay chưa được khắc phục khiến những người làm công tác vận hành hồ chứa gặp nhiều khó khăn.
Khởi tố 40 bị can liên quan đến vụ án xảy ra tại Viện Pháp y tâm thần Trung ương

Khởi tố 40 bị can liên quan đến vụ án xảy ra tại Viện Pháp y tâm thần Trung ương

Chiều 23/6, Công an TP Hà Nội cho biết, Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội đã khởi tố bị can, áp dụng biện pháp ngăn chặn với 40 đối tượng, trong vụ án “Tàng trữ trái phép chất ma túy, Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy, Đưa hối lộ, Nhận hối lộ, Môi giới hối lộ và Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ tại Viện Pháp y tâm thần Trung ương TP Hà Nội và tỉnh Thanh Hóa.
Học sinh làm thêm dịp hè - "con dao 2 lưỡi"?

Học sinh làm thêm dịp hè - "con dao 2 lưỡi"?

Làm thêm dịp hè giúp các em học sinh Hà Tĩnh có thu nhập, tích lũy kinh nghiệm. Tuy nhiên, đằng sau những lợi ích ấy, việc làm thêm cũng tiềm ẩn không ít rủi ro, nhất là khi các em chưa được trang bị đầy đủ kiến thức pháp luật.
Bán hàng có trách nhiệm!

Bán hàng có trách nhiệm!

Thực tế cho thấy, chỉ khi người bán trên mạng xã hội (trong đó có các tiktoker) tuân thủ pháp luật và minh bạch thì “thị trường số” mới có thể phát triển bền vững.
Trả giá vì buôn “cái chết trắng”

Trả giá vì buôn “cái chết trắng”

Vụ án không chỉ là bài học đắt giá cho Nguyễn Viết Cường (trú phường Bắc Hà, TP Hà Tĩnh) mà còn là lời nhắc nhở sâu sắc về hiểm họa từ "cái chết trắng".
 Từ môn thể thao lành mạnh đến những "canh bạc" trá hình

Từ môn thể thao lành mạnh đến những "canh bạc" trá hình

Bida như một hình thức rèn luyện sức khoẻ và đang dần được phổ biến hơn tại Hà Tĩnh. Tuy nhiên, đi cùng với sự phát triển đó cũng có những sự biến tướng. Nhiều người đã biến những bàn bida trở thành những canh bạc trá hình.