Sáng 6/2, không ghi nhận ca mắc COVID-19, có 3 bệnh nhân tại Điện Biên đã âm tính

Bản tin 6h ngày 6/2 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết không có ca mắc mới COVID-19. Một tin vui khác, tổi qua, Bộ Y tế cho biết có 3 bệnh nhân tại Điện Biên đã âm tính với virus SARS-CoV-2, để hỗ trợ Điện Biên chống dịch COVID-19, Bộ Y tế đã cử lực lượng tinh nhuệ gồm các chuyên gia chống dịch và điều trị hàng đầu khẩn cấp đến Điện Biên...

Số ca mắc ở Việt Nam:

- Tính đến 6h ngày 06/02: Việt Nam có tổng cộng 1087 ca mắc COVID-19 do lây nhiễm trong nước, trong đó số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27/1 đến nay: 394 ca.

- Tính từ 18h ngày 05/02 đến 6h ngày 06/02: 0 ca mắc mới.

Thông tin về 03 bệnh nhân đã âm tính với SARS-CoV-2 tại Điện Biên

Sáng 6/2, không ghi nhận ca mắc COVID-19, có 3 bệnh nhân tại Điện Biên đã âm tính

Theo thông tin sáng ngày 05/02/2021 của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Điện Biên thông báo có 06 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, sau đó Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh ĐIện Biên đã gửi các mẫu bệnh phẩm của 06 bệnh nhân đến Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương để xác nhận lại.

Đến 13h ngày 05/02/2021, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương thông báo trong 06 mẫu bệnh phẩm được gửi từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Điện Biên thì có 03 mẫu dương tính với SARS-CoV-2 (đã được Bộ Y tế thông báo vào lúc 18h ngày 05/02/2021) và 03 mẫu còn lại âm tính với SARS-CoV-2, trong đó có mẫu bệnh phẩm của 02 bệnh nhân học tại Đại học sư phạm Hà Nội (số 136 Xuân Thủy, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội) và trường Trung học Phổ thông Trí Đức (ngõ 63 Lê Đức Thọ, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội).

Số người cách ly: Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 80.113, trong đó:

- Cách ly tập trung tại bệnh viện: 489 - Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 24.362 - Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 55.262.

Tình hình điều trị: Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19: đến thời điểm này nước ta đã chữa khỏi 1.465 bệnh nhân COVID-19.

Tính đến thời điểm này trong số các bệnh nhân COVID-19 đang điều trị tại các cơ sở y tế, số ca âm tính lần 1 với virus SARS-CoV-2: 10ca; Số ca âm tính lần 2 với SARS-CoV-2: 3 ca, số ca âm tính lần 3 là 2 ca.

Trong số các bệnh nhân đang điều trị tại các cơ sở y tế trên cả nước, hiện BN1536 đang điều trị tại BV Phổi Đà Nặng là bệnh nhân nặng nhất. BN1536 tuổi cao, có tiền sử tăng huyết áp và đái tháo đường nhiều năm nay.

Theo thông tin từ các bệnh viện dã chiến tại tỉnh Hải Dương, đến chiều 5/2, tất cả 271 bệnh nhân COVID-19 đều có sức khỏe ổn định, chưa có trường hợp diễn biến nặng.

Cụ thể, Bệnh viện dã chiến số 1 đặt tại Trung tâm Y tế thành phố Chí Linh đang điều trị cho 166 bệnh nhân. Bệnh viện dã chiến số 2 đặt tại Bệnh viện Trường Đại học Kỹ thuật y tế Hải Dương đã tiếp nhận điều trị cho 105 bệnh nhân, trong đó có 12 bệnh nhi và 2 bệnh nhân là phụ nữ có thai.

Bên cạnh đó, hai bệnh nhân đang được điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Ninh Giang và ba bệnh nhân nhập cảnh đang được điều trị tại Bệnh viện Nhiệt đới Hải Dương cũng đều có sức khỏe ổn định.

Số ca tử vong liên quan đến COVID-19 ở nước ta đến nay là 35 ca, đây là những bệnh nhân có nhiều bệnh lý nền nặng, bao gồm tại Đà Nẵng (31 trường hợp), Quảng Nam (03) và Quảng Trị (01).

Bộ Y tế khẩn cấp hỗ trợ tỉnh Điện Biên chống dịch

Sáng 6/2, không ghi nhận ca mắc COVID-19, có 3 bệnh nhân tại Điện Biên đã âm tính

Đoàn công tác của Bộ Y tế làm việc tại Điện Biên về công tác phòng chống dịch (Ảnh: Ngọc Khánh)

Để hỗ trợ tỉnh Điện Biên chống dịch COVID-19, sáng 5/2, Bộ Y tế đã cử lực lượng tinh nhuệ của Bộ bao gồm các chuyên gia chống dịch và điều trị hàng đầu của Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Cục Y tế Dự phòng, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương và Bệnh viện Bạch Mai.

Các chuyên gia sẽ giúp đỡ ngành y tế Điện Biên giám sát dịch tễ, các hoạt động đáp ứng dịch, xét nghiệm và thiết lập hệ thống điều trị.

Đoàn công tác của BV Bạch Mai tham gia hỗ trợ Điện Biên chống dịch gồm 12 cán bộ do PGS. TS. Đào Xuân Cơ - Phó giám đốc bệnh viện làm trưởng đoàn cùng các chuyên gia đầu ngành về Hồi sức tích cực, Kiểm soát nhiễm khuẩn, Kỹ thuật y sinh, cùng các chuyên gia khác giàu kinh nghiệm về phòng chống dịch COVID-19 lập tức lên đường đến hỗ trợ tỉnh Điện Biên dập dịch.

Sau khi nghe báo cáo thực trạng về dịch, các diễn biến của dịch tại tỉnh cũng như tình hình chung hiện nay của tỉnh đoàn đã tiến hành khảo sát 03 bệnh viện: Bệnh viện đa khoa tỉnh, Bệnh viện Phổi, Trung tâm Y tế thành phố Điện Biên và đã quyết định chọn Trung tâm Y tế thành phố Điện Biên làm bệnh viện dã chiến với quy mô 200-250 giường bệnh trong đó có 15-20 giường bệnh hồi sức với đầy đủ hệ thống oxy, khí nén, máy thở...điều trị người bệnh Covid-19.

Sáng 6/2, không ghi nhận ca mắc COVID-19, có 3 bệnh nhân tại Điện Biên đã âm tính

Các chuyên gia của Bệnh viện Bạch Mai khảo sát thực tế tại các cơ sở điều trị của Điện Biên để lên phương án thiết lập Bệnh viện dã chiến phục vụ điều trị tại địa phương (Ảnh:Ngọc Khánh)

Hiện tại, Bệnh viện Bạch Mai vẫn đang tiếp túc bố trí nhân lực, thiết bị chi Khảo sát thực trạng để chọn địa điểm thành lập bệnh viện dã chiến

Ngay lập tức đoàn đã triển khai công tác chuẩn bị xây dựng bệnh viện dã chiến, họp bàn, thống nhất hàng loạt các biện pháp khẩn cấp, các kế hoạch triển khai, phương án ứng phó những tình huống xấu nhất có thể xảy ra tại tỉnh Điện Biên.

Hiện tại Bệnh viện Bạch Mai vẫn đang tiếp túc bố trí nhân lực, thiết bị chi viện cho công tác phòng dịch của tỉnh Điện Biên trong đó có 01 xe trang thiết bị đang trên đường lên Điện Biên, 01 xe xuất phát sáng sớm mai chở theo thiết bị và 5-6 kỹ sư y sinh có nhiều kinh nghiệm của bệnh viện Bạch Mai trong xây dựng bệnh viện dã chiến.

Để sống chung an toàn với đại dịch COVID-19, người dân cần tuân thủ thực hiện nguyên tắc 5K của Bộ Y tế:

- Khẩu trang

-Khử khuẩn

-Khoảng cách

-Không tụ tập

- Khai báo y tế

Sáng 6/2, không ghi nhận ca mắc COVID-19, có 3 bệnh nhân tại Điện Biên đã âm tính
Tin liên quan:
Theo Thái Bình/SK&ĐS

Chủ đề Phòng chống dịch Covid-19

Đọc thêm

Cẩn trọng khi lạm dụng siro ăn ngon cho trẻ

Cẩn trọng khi lạm dụng siro ăn ngon cho trẻ

Mong con ăn khỏe, chóng lớn, không ít phụ huynh đang tự ý cho trẻ sử dụng siro ăn ngon như một “giải pháp” nhanh chóng, bất chấp những cảnh báo từ chuyên gia về tác dụng phụ và nguy cơ lệ thuộc.
Sống khỏe cùng BHT: Cẩn trọng với bệnh sốt xuất huyết

Sống khỏe cùng BHT: Cẩn trọng với bệnh sốt xuất huyết

Hà Tĩnh đã xuất hiện ổ dịch sốt xuất huyết đầu tiên. Vậy việc chủ động phòng tránh, điều trị bệnh ra sao? Ths-BS Nguyễn Chí Thanh - Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Tĩnh sẽ tư vấn trong chương trình "Sống khoẻ cùng BHT".
Đưa y dược cổ truyền phát triển đúng tầm

Đưa y dược cổ truyền phát triển đúng tầm

Phó Thủ tướng Lê Thành Long nhấn mạnh vai trò của y dược cổ truyền, một bộ phận quan trọng của nền y học Việt Nam, với tứ chẩn (vọng, văn, vấn, thiết – 4 phương pháp khám bệnh cơ bản trong y học cổ truyền).
11 nhóm được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh

11 nhóm được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 12 và Điểm a Điều 22 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (Luật số: 51/2024/QH15 ngày 27 tháng 11 năm 2024), 11 nhóm được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh kể từ 1/7/2025.
Nở rộ tình trạng spa, thẩm mỹ viện không phép

Nở rộ tình trạng spa, thẩm mỹ viện không phép

Trên địa bàn thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) thời gian qua, tình trạng các spa, thẩm mỹ viện hoạt động thẩm mỹ xâm lấn không phép mọc lên tràn lan. Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người dân khi sử dụng dịch vụ làm đẹp.
Sống khỏe cùng BHT: Dấu hiệu nhận biết bệnh suy tim, cách phòng tránh

Sống khỏe cùng BHT: Dấu hiệu nhận biết bệnh suy tim, cách phòng tránh

Suy tim là bệnh lý nguy hiểm, có tỉ lệ mắc cao và khó điều trị dứt điểm. Đặc biệt là trong những ngày nắng nóng, bệnh suy tim càng trở nên nguy hiểm hơn. Các dấu hiệu nhận biết, cách điều trị và phòng tránh? Bác sĩ Trần Văn Cường - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội sẽ tư vấn trong chương trình Sống khỏe cùng BHT.
Thức ăn chế biến sẵn - tiện lợi có đi liền tiềm ẩn rủi ro?

Thức ăn chế biến sẵn - tiện lợi có đi liền tiềm ẩn rủi ro?

Nhiều năm trở lại đây, thực phẩm chế biến sẵn được tiêu thụ ngày càng nhiều bởi sự tiện lợi, giá cả phải chăng và khẩu vị tương đối phù hợp với nhiều người dân Hà Tĩnh. Song, đằng sau sự tiện lợi đó liệu có tiềm ẩn những rủi ro về an toàn thực phẩm.
Ẩn họa từ đồ ăn gắn mác "nội địa Trung"

Ẩn họa từ đồ ăn gắn mác "nội địa Trung"

Đồ ăn vặt “nội địa Trung” xuất hiện ngày càng phổ biến ở các chợ mạng, quầy tạp hóa tại Hà Tĩnh nhưng phần lớn không có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại sức khỏe.