Sẽ chính thức xóa bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học cho giáo viên

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định, Bộ GD&ĐT đã làm việc với Bộ Nội vụ để thống nhất việc xóa bỏ chứng chỉ ngoại ngữ và tin học cho giáo viên.

Sẽ chính thức xóa bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học cho giáo viên

Thông tin từ Bộ GD&ĐT, tại buổi tiếp xúc cử tri tại thị xã An Nhơn (Bình Định) sau kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa 14, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã thông tin về lộ trình bỏ chứng chỉ tiếng Anh, tin học cho giáo viên.

Theo đó, trước mong mỏi của cử tri về việc xóa bỏ chứng chỉ ngoại ngữ cho giáo viên và chứng chỉ ngoại ngữ 2 đối với giáo viên dạy tiếng Anh, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ trao đổi: Bộ GD&ĐT đã làm việc với Bộ Nội vụ để thống nhất việc xóa bỏ chứng chỉ ngoại ngữ và tin học cho giáo viên. Dự kiến, tháng 12/2020 sẽ ban hành quy định cụ thể về vấn đề này.

Cũng theo Bộ trưởng, việc bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học là mong mỏi từ lâu của giáo viên. Thực tế, trong quá trình đào tạo các thầy cô đã được đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học ở những mức độ khác nhau, nên việc tiếp tục phải bồi dưỡng thêm để có chứng chỉ là chưa thiết thực.

“Những nội dung về ngoại ngữ, tin học tới đây sẽ được tính toán để đưa vào chương trình đào tạo giáo viên một cách phù hợp”, Bộ trưởng Nhạ thông tin.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng thông tin thêm về lộ trình nâng chuẩn với giáo viên. Theo đó, hiện số giáo viên đạt chuẩn ở bậc mầm non trên cả nước hiện đạt khoảng 72%, như vậy còn 28% phải tiếp tục đào tạo nâng chuẩn.

Căn cứ vào Nghị định 71 của Chính phủ, lộ trình nâng chuẩn giáo viên được triển khai đến năm 2030 chia thành 2 giai đoạn. Riêng giai đoạn 1, từ năm 2020 - 2025, dự kiến sẽ có khoảng 60% giáo viên mầm non được nâng chuẩn lên cao đẳng. Trong quá trình đào tạo bồi dưỡng nâng chuẩn, giáo viên sẽ được hưởng nguyên các chế độ về lương, phụ cấp.

Tương tự, đối với bậc tiểu học, trong thời gian đi học nâng chuẩn, giáo viên vẫn được hưởng các chế độ chính sách như đi dạy, điều này tạo điều kiện thuận lợi và yên tâm cho giáo viên.

Đây có thể được xem là tin vui cho đội ngũ giáo viên, cũng thể hiện sự nỗ lực thực hiện lời hứa “giảm gánh nặng sổ sách, thủ tục hành chính không cần thiết” cho 1,2 triệu giáo viên của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ.

Trong nhiệm kỳ của mình, Bộ trưởng Nhạ đã thực hiện được nhiều việc giúp giáo viên được “cởi trói”, chuyên tâm vào công tác chuyên môn.

Trong đó, phải kể đến chủ trương giảm hồ sơ sổ sách, thay đổi nội dung các hội thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi. Tới đây là loại bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học trong tiêu chuẩn đào tạo và bồi dưỡng.

Kết quả này là sự nỗ lực của lãnh đạo Bộ Bộ GD&ĐT, đặc biệt là của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ trong suốt nhiệm kỳ.

Sẽ chính thức xóa bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học cho giáo viên

Hình ảnh giáo viên vùng cao khăn gói về Thái Nguyên thi chứng chỉ trong loạt bài của Báo Lao Động. Ảnh: LĐO

Trước đó, từ 5-11/11/2019, Báo Lao Động đăng tải loạt bài “Giấy phép con hành giáo viên” (5 kỳ). Loạt bài là tiếng nói phản biện mạnh mẽ về những bất cập trong quy định về văn bằng, chứng chỉ trong thăng hạng, nâng ngạch, bổ nhiệm công chức, viên chức.

Quy định về chứng chỉ áp đặt một cách máy móc, cào bằng, khiến đội ngũ công chức, viên chức khổ sở bổ sung hoàn thiện. Những “giấy phép con” đó đã tạo ra những hành vi tiêu cực, gian lận để “đạt chuẩn” theo yêu cầu. Đồng thời cũng tạo “vùng đất màu mỡ” cho các đối tượng “cò bằng cấp”, “cò chứng chỉ” sống gửi.

Vấn đề Báo Lao Động phản ánh đã nhận được sự quan tâm của dư luận và các đại biểu Quốc hội.

Tại phiên chất vấn kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIV vào ngày 7/11/2019, đại biểu Quốc hội đã chỉ ra những bất cập trong quy định về chứng chỉ trong thăng hạng, nâng ngạch hiện nay.

Trước diễn đàn Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân đã nhận trách nhiệm và hứa sẽ rà soát, tham mưu với Chính phủ để sửa đổi quy định về chứng chỉ, với mục đích công chức, viên chức không phải khổ nữa.

Theo Báo Lao động

Đọc thêm

VinUni tổ chức lễ tốt nghiệp cho gần 150 sinh viên “thế hệ kiên cường”

VinUni tổ chức lễ tốt nghiệp cho gần 150 sinh viên “thế hệ kiên cường”

Trong số gần 150 tân khoa khóa 2 của Trường Đại học VinUni, có tới 55% sinh viên được tuyển dụng trước lễ tốt nghiệp bởi các tập đoàn danh tiếng như Google, Qualcomm, Boston Consulting Group (BCG), Unilever, P&G, VinRobotics…; 26% sinh viên trúng tuyển chương trình sau đại học tại các trường hàng đầu thế giới, trong đó gần một nửa thuộc nhóm đại học Top 20 toàn cầu.
Cùng con chắp cánh ước mơ xa

Cùng con chắp cánh ước mơ xa

Không chỉ các con mà những người làm cha, làm mẹ cũng đang trải qua một “kỳ thi” đặc biệt của riêng mình với đầy ắp những áp lực, lo âu, niềm tin và sự kỳ vọng.
Ngày thi đầu tiên nhiều cảm xúc của thí sinh Hà Tĩnh

Ngày thi đầu tiên nhiều cảm xúc của thí sinh Hà Tĩnh

Hơn 17.300 thí sinh tại Hà Tĩnh đã hoàn thành ngày thi đầu tiên Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025. Một ngày thi mang đến nhiều cảm xúc cho các thí sinh khi lần đầu tiên đề thi được tổ chức theo chương trình giáo dục phổ thông mới.
Thí sinh Hà Tĩnh "nhẹ nhõm" hoàn thành bài thi môn Ngữ văn

Thí sinh Hà Tĩnh "nhẹ nhõm" hoàn thành bài thi môn Ngữ văn

Những nụ cười, ánh mắt rạng rỡ… tạo nên bức tranh tươi sáng sau môn thi đầu Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025. Dù phía trước vẫn còn những thử thách nhưng niềm tin sau môn Ngữ văn sẽ là động lực để sĩ tử bước tiếp bằng tâm thế tích cực và quyết tâm.
[Motion Graphics] 3 mốc thời gian quan trọng trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT

[Motion Graphics] 3 mốc thời gian quan trọng trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 được xem là cột mốc đặc biệt, đánh dấu bước chuyển mình trong hành trình học tập của các bạn học sinh lớp 12. Để có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và đạt kết quả tốt nhất, việc nắm vững các mốc thời cùng những thông tin thiết yếu về kỳ thi là điều hết sức cần thiết.
36 điểm thi ở Hà Tĩnh sẵn sàng đón thí sinh

36 điểm thi ở Hà Tĩnh sẵn sàng đón thí sinh

Cùng với hơn 1,16 triệu thí sinh cả nước, từ ngày mai (25/6), hơn 17.300 thí sinh Hà Tĩnh chính thức bước vào Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Trước “giờ G”, 36 điểm thi đã hoàn tất công tác chuẩn bị, sẵn sàng đón thí sinh.