Sinh viên Đại học Hà Tĩnh thực tập du lịch, lữ hành tại Thái Lan

(Baohatinh.vn) - Thực hiện chủ trương quốc tế hóa giáo dục và đào tạo gắn kết với thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đại học, Trường Đại học Hà Tĩnh đã cử 36 giảng viên và sinh viên sang thực tập du lịch, lữ hành tại Thái Lan.

sinh vien dai hoc ha tinh thuc tap du lich lu hanh tai thai lan

Sinh viên Đại học Hà Tĩnh giao lưu cùng Trường Công nghiệp Dịch vụ và Du lịch, thuộc Trường Đại học Nakhon Phanom

Năm học 2016-2017, Trường Đại học Hà Tĩnh đã thực hiện cải tiến chương trình đào tạo theo định hướng CDIO (Conceive – hình thành ý tưởng, Design – thiết kế ý tưởng, Implement – thực hiện, Operate – vận hành), cho phép sinh viên được lựa chọn học năm thứ ba và thứ tư theo định hướng học thuật, hoặc thực hành, thực tập tại các doanh nghiệp, hoặc đi thực tập, du học tại nước ngoài. Từ học kỳ I năm học 2016-2017, trường đã gửi 10 sinh viên thực tập nông nghiệp tại Israel.

Trong thời gian thực tập tại Thái Lan, các sinh viên sẽ học tiếng Thái tại trường Đại học Nakhon Phanom; học các nghiệp vụ du lịch, lữ hành, khách sạn, nhà hàng trước khi thực tập tại các cơ sở thực hành, thực tế.

sinh vien dai hoc ha tinh thuc tap du lich lu hanh tai thai lan

Giảng viên và sinh viên bộ môn Quản trị dịch vụ du lịch và Lữ hành - Trường Đại học Hà Tĩnh tham gia Đại hội thể thao tại Đại học Nakhon Phanom

PGS.TS Nguyễn Đình Thọ - Hiệu trường nhà trường cho biết: Hoạt động thực tập của sinh viên chuyên ngành du lịch tại Thái Lan góp phần quan trọng trong việc quốc tế hóa giáo dục, hoàn thiện chương trình đào tạo của trường theo hướng tích hợp, liên thông, hướng nghiệp, cơ động, linh hoạt; đào tạo người học phát triển toàn diện, trở thành công dân toàn cầu, có khả năng làm việc, thích ứng trong môi trường quốc tế thường xuyên thay đổi.

Trong thời gian thực tập tại Nakhon Phanom, Thái Lan, giảng viên, sinh viên của Trường Đại học Hà Tĩnh còn có nhiều hoạt động giao lưu văn hóa, học thuật và nghiên cứu khoa học sôi nổi với phía bạn.

Đọc thêm

Dạy thêm: Pháp lý và đạo lý

Dạy thêm: Pháp lý và đạo lý

Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực từ ngày 14/2/2025, quy định rằng giáo viên không được dạy thêm có thu tiền cho học sinh mà họ đang trực tiếp giảng dạy theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.
Dạy con hiếu thảo bắt đầu từ chính mình

Dạy con hiếu thảo bắt đầu từ chính mình

Ngoài những lời dạy bảo, việc cảm nhận lòng hiếu thảo qua những hành động, việc làm, cách cha mẹ đối xử với ông bà, với những người xung quanh là bài học sâu sắc, ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách con trẻ.