“Sống chậm” giữa “bão dịch” để yêu thương nhiều hơn

(Baohatinh.vn) - Việc ở nhà để thực hiện việc giãn cách xã hội đã làm đảo lộn không nhỏ cuộc sống của nhiều người dân Hà Tĩnh. Tuy nhiên, họ đã tìm ra cách để có thể điều chỉnh cuộc sống sao cho phù hợp với hoàn cảnh. Ở một khía cạnh nào đó, Covid-19 đang khiến họ hiểu hơn về giá trị hạnh phúc của gia đình và cuộc sống.

“Sống chậm” giữa “bão dịch” để yêu thương nhiều hơn

Tập luyện thể dục thể thao ngay tại nhà là một trong những thói quen hằng ngày để đảm bảo sức khỏe trong mùa dịch của cô nàng Hạnh Minh

Nguyễn Hạnh Minh (đường Nguyễn Biểu, TP Hà Tĩnh) là một cô gái trẻ năng động và thích hoạt động xã hội. Thời gian cô nàng sinh hoạt ở nhà khá ít ỏi khi công việc trong lĩnh vực du lịch khiến Hạnh Minh thường xuyên phải ra ngoài.

Vào mỗi dịp cuối tuần, cô thường đi chơi, họp nhóm với bạn bè, đi hát, thưởng thức cà phê hoặc xem phim. Thế nhưng, dịch Covid-19 xảy ra khiến Hạnh Minh phải từ bỏ toàn bộ thói quen của mình. Thay vì làm việc, học tập, giải trí mang tính cộng đồng, cô đã quyết định thay đổi bằng các hình thức khác.

“Sống chậm” giữa “bão dịch” để yêu thương nhiều hơn

Hạnh Minh thường xuyên học online để nâng cao trình độ tiếng Anh

Sau một tuần đầu còn bối rối vì ở nhà quá nhiều thì cô nàng đã quyết định không để cho bản thân nhàn rỗi quá lâu. Hạnh Minh giảm thời gian xem phim xuống, tăng thời lượng học tiếng Anh online, tập thể dục thường xuyên vào bất cứ lúc nào. Ngoài ra, với khả năng chụp ảnh, quay phim của mình, cô thường xuyên đăng tải chúng lên mạng xã hội chia sẻ kinh nghiệm với bạn bè.

“Cách ly với xã hội thật ra cũng không có gì quá khó nếu bạn biết cân đối thời gian với mục đích sống của mình. “Kỳ nghỉ” này giúp tôi tích lũy được thêm nhiều điều mới mẻ để sẵn sàng cho ngày trở lại”- Hạnh Minh chia sẻ.

“Sống chậm” giữa “bão dịch” để yêu thương nhiều hơn

Cách ly xã hội giúp anh Lê Thanh Bình có thêm thời gian chăm sóc, ở cạnh con

Chị Bùi Trâm (đường Nguyễn Văn Giai, TP Hà Tĩnh) cũng đang cảm nhận rất rõ về sự đổi thay trong gia đình khi dịch Covid-19 bùng phát. Trước đây, do đặc thù công việc thường phải trực đêm tại đơn vị khiến hai vợ chồng chị ở cạnh con không nhiều. Tuy nhiên, khi dịch bệnh diễn biến phức tạp, dù vẫn phải đi làm nhưng vợ chồng đều cân đối để ở bên con nhiều hơn.

Bố thì có thời gian tập xe đạp cho con trai, mẹ thì tìm tòi những công thức để chế biến món ăn mới cầu kỳ hay đơn giản chỉ là cả gia đình cùng đón ngày mới mà không phải chờ đến cuối tuần.

“Sống chậm” giữa “bão dịch” để yêu thương nhiều hơn

...còn chị Trâm cũng có dịp để tìm tòi những món ăn mới cho các thành viên trong gia đình

Những bữa cơm gia đình bây giờ đã đầy đủ các thành viên, không còn cảnh chờ đợi như trước. Cả nhà vừa ăn vừa theo dõi thời sự ở tivi, xem tin tức về diễn biến của dịch bệnh... rồi cùng nhắc nhở nhau “phải cẩn thận, chú ý rửa sạch tay bằng xà phòng, hạn chế ra đường, ra đường phải đeo khẩu trang”...

“Sống chậm” giữa “bão dịch” để yêu thương nhiều hơn

2 tuần cách ly xã hội để mỗi chúng ta bảo vệ sức khỏe và tận hưởng những khoảnh khắc ý nghĩa bên gia đình thân yêu

Chị Trâm chia sẻ: “Ngoài những ngày làm việc ở cơ quan và ra ngoài mua nhu yếu phẩm, thời gian chủ yếu của tôi là ở nhà chăm lo cho con cái và gia đình. 14 ngày cách ly dài hay ngắn là tùy theo suy nghĩ của mỗi người thôi.

Đối với tôi thì đây là khoảng thời gian “nạp năng lượng” nên sẽ rất tuyệt nếu chúng ta tìm thấy những điều tích cực ở chúng. Vì vậy, mỗi người hãy ý thức việc cách ly xã hội bằng cách ở nhà và tận hưởng những phút giây cạnh gia đình mình nhiều hơn để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người yêu quý”.

Tình yêu đến từ những điều giản dị

Khẩu hiệu giản dị của Việt Nam trong mùa dịch Covid-19 là “Ở nhà là yêu nước”, những ngày này, người dân triệt để thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19, rất nhiều người, đặc biệt là các thành viên trong mỗi gia đình cho rằng thực hiện cách ly khiến họ trở nên “sống chậm” lại, lắng nghe bản thân mình cũng như thấu hiểu hơn tình cảm của người thân trong gia đình hơn.

“Sống chậm” giữa “bão dịch” để yêu thương nhiều hơn

Anh Lê Khánh Thành cùng con chuẩn bị bữa cơm cho cả gia đình

Anh Lê Khánh Thành (SN 1980, phường Bắc Hồng, TX Hồng Lĩnh) chia sẻ: “Thời điểm này chúng ta đều có cơ hội quan tâm gia đình cũng như chăm sóc bản thân nhiều hơn. Thay vì những cuộc nhậu triền miên với đối tác và đồng nghiệp ngoài xã hội tôi cùng vợ nấu cơm, cùng chơi đùa với con, cùng tâm sự với nhau những chuyện mà trước kia vì bận rộn chẳng bao giờ có thể chia sẻ… Sống chậm lại và thư giãn để phòng chống dịch giúp cho mình cảm nhận hơn được những giá trị của hạnh phúc gia đình”.

“Sống chậm” giữa “bão dịch” để yêu thương nhiều hơn

Dạo quanh các trang cá nhân trên facebook, zalo… sẽ thấy rất nhiều hình ảnh ấm áp của các gia đình quây quần bên nhau trong các bữa cơm. Những bữa cơm đó có thể không thịnh soạn, nhưng nhìn vào đó sẽ thấy bàn tay của người vợ, người chồng đã cùng chia công việc gia đình, cùng nhau làm bếp…

Chị Nguyễn Như Ngọc (SN 1988, phường Hưng Trí, TX Kỳ Anh) chia sẻ: “Trước đây, vợ chồng tôi thường rất ít nấu cơm, chồng thì hay bận tiếp khách không về ăn tối, các con ăn học bán trú, còn tôi thì ăn trưa tại cơ quan, nên thời gian được ngồi chung mâm cơm để quây quần trò chuyện rất ít. Bây giờ, khi ngày 3 bữa được nấu ăn cho những người mình yêu thương, có chồng và con bên cạnh, cảm thấy thật ấm áp. Cái không khí ấm áp của gia đình mà mỗi một người phụ nữ luôn muốn có, chỉ giản dị thế thôi…”.

Chủ đề Phòng chống dịch Covid-19

Đọc thêm

Xuân về cùng mùa hoa

Xuân về cùng mùa hoa

Khi thời gian dần dịch chuyển về những ngày cuối cùng của năm cũ cũng là lúc người trồng hoa, chăm bón cây cảnh ở Hà Tĩnh tất bật chuẩn bị cho một mùa xuân mới.
Thú chơi hoa ngày Tết

Thú chơi hoa ngày Tết

Chơi hoa, cây cảnh ngày Tết đối với người Việt, trong đó có người Hà Tĩnh không chỉ là nét văn hóa tao nhã mà còn mang ước muốn hướng tới những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống.
Chùa Hương Tích sẵn sàng mùa lễ hội

Chùa Hương Tích sẵn sàng mùa lễ hội

Thực hiện mục tiêu thu hút hơn 14 vạn lượt du khách trong năm 2025, các đơn vị quản lý, kinh doanh tại chùa Hương Tích (Hà Tĩnh) đang tập trung nguồn lực chuẩn bị cho mùa lễ hội.
Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Tiết mục: Diễn xướng “Duyên tình biển mặn” (soạn lời và chỉnh lý: Văn Mạnh, Sỹ Chinh) do Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Hà Tĩnh biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Tháng Chạp về, khi đào, mai bắt đầu ươm nụ trên những làng quê Hà Tĩnh, lòng tôi lại háo hức chờ đợi những buổi chợ phiên truyền thống, để được hòa mình trong không gian văn hóa quê hương.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Lời mẹ hát

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Lời mẹ hát

Tiết mục Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Lời mẹ hát. Soạn lời: NSND Nguyễn An Ninh. Biểu diễn: Nghệ nhân Văn Sang - Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa-Điện ảnh tỉnh Hà Tĩnh.
Tiết mục ca trù: Làm cho tỏ mặt nam nhi

Tiết mục ca trù: Làm cho tỏ mặt nam nhi

Tiết mục ca trù: Làm cho tỏ mặt nam nhi. Thơ: Nguyễn Công Trứ. Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hà Tĩnh biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Kế thừa, phát huy giá trị di sản y học cổ truyền của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, các bệnh viện, Hội Đông y Hà Tĩnh và cả nước ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động, khẳng định vai trò trong công tác chữa bệnh cứu người.
“Tấm căn cước” quý giá

“Tấm căn cước” quý giá

Nơi ấy, trên bản đồ hình chữ S của nước Việt ngàn năm là dải đất nhỏ hẹp, “đòn gánh gánh hai đầu đất nước”. Nơi ấy, bên dòng sông Lam trong xanh và núi Hồng sừng sững, những cư dân nhiều đời đã làm nên bao huyền thoại, tạo dựng một vùng văn hóa giàu bản sắc: văn hóa Hồng Lam. Đó là “tấm căn cước” quý giá, riêng có của Hà Tĩnh.
Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Tác phẩm “Thượng kinh ký sự” của Đại danh y Lê Hữu Trác bên cạnh trường đoạn nói về nỗi nhớ nơi ẩn cư ở quê mẹ ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) là trường đoạn nói về nỗi nhớ cố hương da diết với rất nhiều hoài niệm.
Cuộc “gặp gỡ” giữa Albert Sallet và Lê Hữu Trác

Cuộc “gặp gỡ” giữa Albert Sallet và Lê Hữu Trác

Cuộc “gặp gỡ” giữa Albert Sallet và Lê Hữu Trác là sự kết nối của Đông và Tây, của các phương pháp cổ truyền và khoa học tiến bộ, của cây cỏ và máy móc, là sự tương đồng và tấm lòng của những bậc lương y, là niềm say mê và trách nhiệm đối với khoa học của những nhà bác học.