Sóng điện thoại chập chờn, cuộc sống người dân xóm núi Hà Tĩnh bất tiện đủ đường

(Baohatinh.vn) - Chỉ cách trung tâm huyện khoảng 15 km, thế nhưng, do sóng điện thoại thường xuyên bị gián đoạn, hơn 200 nhân khẩu ở thôn 7, xã Quang Thọ (Vũ Quang - Hà Tĩnh) hết sức vất vả trong thông tin liên lạc.

Video: Người dân thôn 7 chia sẻ khó khăn khi không có sóng điện thoại

Hơn 20 năm kể từ ngày thành lập thôn đến nay, người dân ở thôn 7, xã Quang Thọ phải sống trong cảnh sóng điện thoại, sóng phát thanh chập chờn. Nguyên nhân là do cột phát sóng nằm xa địa bàn thôn, đặc biệt là địa hình đồi núi khiến sóng điện thoại ở đây có cũng như không.

Sóng điện thoại chập chờn, cuộc sống người dân xóm núi Hà Tĩnh bất tiện đủ đường

Chiếc máy điện thoại của bà Nhân không phát huy được tác dụng.

Bà Nguyễn Thị Nhân cho biết, những năm gần đây, đời sống của người dân được cải thiện, nhà nào cũng có điện thoại. Thế nhưng, những chiếc điện thoại này chỉ phát huy tác dụng ở ngoài thôn, còn ở trong thôn, nhiều người vẫn nói đùa “điện thoại không khác gì đồ chơi" vì không có sóng.

“Bà con muốn gọi điện thoại liên lạc trao đổi thông tin với nhau chỉ còn cách chạy lên những vị trí cao hoặc sang những thôn bên cạnh để “hứng” sóng may ra mới gọi được" - bà Nhân cho biết thêm

Sóng điện thoại chập chờn, cuộc sống người dân xóm núi Hà Tĩnh bất tiện đủ đường

Người dân không thể thực hiện cuộc gọi do không có sóng.

Do sóng yếu nên người dân muốn liên lạc phải lắp Wifi để gọi điện thông qua Zalo, Facebook. Chị Nguyễn Thị Miền cho biết, gia đình chị lắp Wifi được gần 2 năm nay, mỗi tháng gần 200 nghìn tiền cước. Dẫu vậy, chị cũng không thể gọi cho chồng đi làm ở xa thường xuyên do sóng Wifi yếu.

"Cả thôn có khoảng 10 hộ lắp được Wifi để liên lạc với người thân, bạn bè, hộ nào không đủ điều kiện lắp thì phải mang máy đến nhà hàng xóm để dùng nhờ.

Cũng theo chị Miền, việc liên lạc khó khăn không chỉ bất tiện trong sinh hoạt, trao đổi thông tin mà còn ảnh hưởng đến việc giao thương của bà con. Nhiều khi không gọi điện được cho thương lái vào thu mua nông sản, bà con phải chở hàng hóa ra tận trung tâm huyện, vừa mất thời gian lại tốn kém chi phí.

Sóng điện thoại chập chờn, cuộc sống người dân xóm núi Hà Tĩnh bất tiện đủ đường

Thời đại 4.0, nhưng người dân vẫn phải lên chỗ cao để “hứng” sóng.

Còn anh Nguyễn Văn Nam phản ánh: sóng di động và mạng 3G yếu làm ảnh hưởng rất nhiều đến việc hỗ trợ con em học tập, việc trao đổi, chia sẻ thông tin với cô giáo rất vất vả.

“Những bài giảng của cô muốn kết nối với mạng Internet để đa dạng nội dung học tập, giúp các con dễ hiểu bài không thể thực hiện được. Và trong đợt học trực tuyến, do mạng chập chờn nên nhiều hôm tôi phải chở con đến nhà cô giáo để xin đề về ôn luyện”, anh Nam chia sẻ.

Sóng điện thoại chập chờn, cuộc sống người dân xóm núi Hà Tĩnh bất tiện đủ đường

Khi cần thông tin tới người dân, cán bộ thôn phải đến từng nhà.

Ông Nguyễn Hoài Sơn cho biết, hơn 5 năm trên cương vị thôn trưởng, mỗi khi thôn hay xã có việc, ông đều phải cất công đi đến từng nhà để thông tin, trong khi ở miền núi nhà cách xa nhau, đi lại khó khăn hơn. Những lúc cần thông tin ngay cho bà con trong khi thời tiết xấu thì việc đi lại của ông thậm chí còn nguy hiểm.

Sóng điện thoại chập chờn, cuộc sống người dân xóm núi Hà Tĩnh bất tiện đủ đường

Hệ thống loa truyền thanh không thể phát huy tác dụng giữa mùa dịch.

“Những lúc có thông tin quan trọng về dịch bệnh, mưa bão, hạn hán, do sóng yếu nên loa phát thanh không thể tiếp sóng để phát cho bà con nghe, tôi phải trực tiếp đi từng ngõ, gõ từng nhà để nói cho dân nghe, dân hiểu. Không có sóng điện thoại liên lạc nên mọi công việc triển khai bị gián đoạn, khó khăn và bất tiện đủ bề” - ông Sơn cho biết.

Trao đổi với chúng tôi về khó khăn này, Chủ tịch UBND xã Quang Thọ Nguyễn Hùng Cường cho biết: "Chính quyền địa phương đã nhiều lần có ý kiến với các nhà mạng có biện pháp khắc phục tình trạng mất sóng trên địa bàn thôn.

Tuy nhiên, do chi phí đầu tư cao nên hiện tại các nhà mạng vẫn chưa lắp đặt cột sóng tại thôn 7. Thời gian tới, chúng tôi tiếp tục kiến nghị các nhà mạng đầu tư, tạo điều kiện để người dân thuận lợi trong việc liên lạc, tiếp cận thông tin".

Chủ đề Bạn đọc viết

Đọc thêm

Đặc sản Vũ Quang "hút đơn" dịp Tết

Đặc sản Vũ Quang "hút đơn" dịp Tết

Những ngày giáp Tết, các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm OCOP ở huyện miền núi Vũ Quang (Hà Tĩnh) tất bật chuẩn bị nguồn hàng để phục vụ mùa kinh doanh sôi động nhất năm.
Nhộn nhịp bến cá Cồn Gò những ngày giáp Tết

Nhộn nhịp bến cá Cồn Gò những ngày giáp Tết

Thời tiết những ngày cuối năm không được thuận lợi nhưng bà con ngư dân Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì vươn khơi, mang về nguồn thu “ấm tay” để chuẩn bị đón Tết.
Những vườn hoa rực rỡ chờ xuân

Những vườn hoa rực rỡ chờ xuân

Nhờ xuống giống đúng thời vụ, áp dụng kỹ thuật chăm sóc phù hợp, các "thủ phủ" trồng hoa tết trên địa bàn Hà Tĩnh cho chất lượng hoa đẹp, dự kiến đem về nguồn thu nhập khá.
Cam giòn Thượng Lộc kỳ vọng"xuất ngoại"

Cam giòn Thượng Lộc kỳ vọng"xuất ngoại"

Được người tiêu dùng ưa chuộng nhờ hương vị thơm ngọt đặc trưng, đặc sản cam giòn Thượng Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) đang được người dân mở rộng diện tích với kỳ vọng xuất khẩu.
Thời tiết bất lợi, giá đào, quất năm nay có tăng?

Thời tiết bất lợi, giá đào, quất năm nay có tăng?

Do ảnh hưởng của các đợt mưa lũ trong năm 2024, sản lượng đào, quất tại các tỉnh, thành phía Bắc phục vụ thị trường tết Nguyên đán Ất Tỵ giảm sút đáng kể. Điều này đã tác động để mặt bằng giá một số loại hoa, cây cảnh chơi tết ở Hà Tĩnh.