Sự khác nhau giữa tắm nước lạnh và nước nóng

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nước lạnh hay nước nóng đều tốt cho cơ thể, nhưng chúng lại có những tác dụng khác nhau.

su khac nhau giua tam nuoc lanh va nuoc nong

Theo Popsugar, tắm nước lạnh giúp kích thích các mạch bạch huyết và hệ miễn dịch, có tác dụng tăng cường sự sản sinh các tế bào chống lây nhiễm, do vậy làm tăng sự miễn dịch. Tắm bằng nước nóng giúp cho hơi nóng xông lên xoang mũi giúp xoang mũi thông thoáng, dễ chịu hơn, giảm các triệu chứng ngạt, tắc mũi.

su khac nhau giua tam nuoc lanh va nuoc nong

Nếu muốn cải thiện sự tập trung, bạn nên tắm bằng nước lạnh trước khi đi làm. Khi đó, nhịp tim sẽ tăng lên, do máu tuần hoàn mạnh khắp cơ thể, giúp bạn tập trung, tràn đầy năng lượng cho cả ngày dài. Trong khi đó, nước nóng sẽ giúp thư giãn các cơ bắp bị đau nhức, đồng thời cải thiện sự linh hoạt của các cơ, kích thích cơ thể dẻo dai.

su khac nhau giua tam nuoc lanh va nuoc nong

Tắm nước lạnh giúp kích thích các đầu dây thần kinh, loại bỏ sự lười biếng và cảm giác buồn ngủ, cho bạn một khởi đầu đầy động lực vào buổi sáng. Trong khi đó, theo Live Strong, tắm nước nóng là loại thuốc an thần tự nhiên, làm dịu cơ thể và dây thần kinh, giúp giảm căng thẳng.

su khac nhau giua tam nuoc lanh va nuoc nong

Khi tắm bằng nước lạnh, não bộ sẽ được kích hoạt, cơ thể tràn đầy sinh lực và năng lượng cho ngày dài. Còn nước nóng xua tan mệt mỏi, áp lực mà bạn chịu đựng trong ngày.

su khac nhau giua tam nuoc lanh va nuoc nong

Tiếp xúc với nước lạnh sẽ kích thích việc sản xuất các chất béo màu nâu, tăng cường trao đổi chất, đốt cháy năng lượng nhiều hơn. Nước nóng sẽ giảm bớt áp lực lên các khớp bị cứng, bị sưng tấy, đặc biệt sau khi tập thể dục ở cường độ cao.

su khac nhau giua tam nuoc lanh va nuoc nong

Vì có khả năng cải thiện sự tập trung, tăng năng lượng, tắm nước lạnh sẽ giúp bạn làm việc hiệu quả, tăng năng suất lao động. Trong khi đó, tắm nước nóng sẽ giúp cải thiện lưu thông máu, thư giãn cơ bắp và giảm đau đầu.

su khac nhau giua tam nuoc lanh va nuoc nong

Do có tác dụng tăng cường sự trao đổi chất, tắm nước lạnh sẽ giúp bạn đốt cháy nhiều calo, chất béo. Nước nóng rất tốt cho việc làm sạch cơ thể vì nhiệt độ ấm sẽ tiêu diệt các loại vi khuẩn, bụi bẩn mà bạn tiếp xúc trong cả ngày.

su khac nhau giua tam nuoc lanh va nuoc nong

Nước nóng và hơi nước sẽ làm mở các lỗ chân lông trên da, giúp da làm sạch và loại bỏ tạp chất dễ dàng hơn. Sau đó, bạn có thể dùng nước lạnh để lỗ chân lông, lớp biểu bì săn chắc, làm giảm lượng bụi bẩn tích tụ trở lại. Điều đó sẽ giúp da sáng mịn hơn.

su khac nhau giua tam nuoc lanh va nuoc nong

Trị liệu bằng cách tắm lạnh có thể tăng nồng độ beta-endorphin và noradrenaline trong máu và não, có tác dụng cải thiện tâm trạng, chống trầm cảm. Nước nóng có khả năng đẩy lùi chứng mất ngủ và các chứng rối loạn về giấc ngủ.

Theo Zing

Chủ đề Tư vấn sức khỏe

Đọc thêm

Trút bỏ áp lực

Trút bỏ áp lực

Việc xây dựng một hệ thống hỗ trợ tinh thần, từ gia đình, trường học đến cộng đồng là điều vô cùng cần thiết cho sức khỏe tâm lý của giới trẻ.
Phòng bệnh giao mùa xuân hè cho trẻ

Phòng bệnh giao mùa xuân hè cho trẻ

Thời tiết giao mùa nóng ẩm giữa mùa xuân và mùa hè là thời điểm mà nhiều vi sinh vật, cũng như các tác nhân gây bệnh phát triển mạnh mẽ. Trẻ em là đối tượng dễ chịu tác động bởi những thay đổi này.
Tình yêu 'thời filter'

Tình yêu 'thời filter'

Vì đã quá quen nhìn người khác qua bộ lọc làm đẹp (filter) trên mạng xã hội, chúng ta quên mất làn da thật trông như thế nào.
Sức hút từ trào lưu chụp ảnh photobooth

Sức hút từ trào lưu chụp ảnh photobooth

Photobooth đang là xu hướng chụp ảnh “hot” hiện nay của giới trẻ Hà Tĩnh. Với chi phí phải chăng, các bạn trẻ có thể dễ dàng lưu giữ nhiều kỷ niệm đẹp qua những bức ảnh nhỏ xinh.
Chệch hướng văn hóa đọc

Chệch hướng văn hóa đọc

Từ một thể loại dành cho nhóm độc giả nhất định, truyện đam mỹ (tình yêu nam - nam) và bách hợp (tình yêu nữ - nữ) đã trở thành xu hướng khá phổ biến trong giới trẻ, phản ánh sự thay đổi về nhu cầu và nhận thức về tình yêu, giới tính.
Bệnh sởi có lây không?

Bệnh sởi có lây không?

Bệnh sởi là một bệnh nhiễm trùng cấp tính, thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi và người lớn vẫn có thể bị mắc. Tuy nhiên từ 25 – 50% những người tiếp xúc với virus bệnh sởi và bị nhiễm bệnh mà không có dấu hiệu lâm sàng. Vậy bệnh sởi có lây không, và cách phòng ngừa điều trị như thế nào?