Tăng cường hoạt động đối ngoại để phát triển kinh tế bền vững

(Baohatinh.vn) - Quán triệt, bám sát các mục tiêu, nguyên tắc, quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết Đại hội XI, Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế, Hà Tĩnh đã không ngừng đổi mới hoạt động đối ngoại, hợp tác toàn diện, đóng góp hiệu quả vào sự phát triển KT-XH, đảm bảo ANQP.

tang cuong hoat dong doi ngoai de phat trien kinh te ben vung
tang cuong hoat dong doi ngoai de phat trien kinh te ben vung

Lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh làm việc với Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Lee Hyuk và đoàn công tác Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam (tháng 8/2016)

Thời gian qua, Hà Tĩnh quán triệt và thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước đã đề ra, tăng cường mở rộng hợp tác, tham gia tích cực, chủ động và có trách nhiệm vào cộng đồng quốc tế. Hà Tĩnh thắt chặt hợp tác hữu nghị truyền thống với các tỉnh của nước bạn Lào và Đông - Bắc Thái Lan; tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực với các thành viên của Hiệp hội các tỉnh 3 nước Việt Nam - Lào - Thái Lan có sử dụng đường 8, đường 12; các nước trong khu vực hành lang kinh tế Đông - Tây và Tiểu vùng Sông Mekong mở rộng nhằm phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa - xã hội giữa Hà Tĩnh và khu vực; củng cố và đẩy mạnh hợp tác với các tỉnh, thành phố của các nước như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Mỹ, Canada, Đức, Pháp, Bỉ, Nga, Séc, Israel, vùng lãnh thổ Đài Loan... và các tổ chức quốc tế như: WB, IMF, ADB, IFAD, UNESCO…, các đại sứ quán, lãnh sự quán các nước tại Việt Nam.

tang cuong hoat dong doi ngoai de phat trien kinh te ben vung

Hội nghị sơ kết 02 năm thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TW của Bộ Chính trị về Hội nhập quốc tế, (tháng 6/2016).

Qua đó, tăng cường trao đổi thông tin xúc tiến và tạo điều kiện cho doanh nghiệp nước ngoài khảo sát thị trường đầu tư, kinh doanh tại Hà Tĩnh. Tích cực xúc tiến thiết lập mối quan hệ hữu nghị, hợp tác mới với các tỉnh, thành phố của các nước có nhiều điểm tương đồng với Hà Tĩnh và có tiềm năng, thế mạnh trong việc hợp tác phát triển kinh tế, chuyển giao công nghệ, giao lưu văn hóa.

Tính đến thời điểm hiện nay, Hà Tĩnh có quan hệ với hơn 70 tổ chức, cơ quan đại diện ngoại giao của các nước. Trên địa bàn hiện có chuyên gia và người lao động đến từ 30 quốc gia, vùng lãnh thổ làm việc. Tỉnh đã thu hút được 64 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), với tổng số vốn đăng ký trên 20 tỷ USD, trong đó KKT Vũng Áng thu hút 49 dự án FDI, với vốn đăng ký trên 17 tỷ USD. Giai đoạn 2011 – 2015, Hà Tĩnh vận động được 36 chương trình, dự án viện trợ phát triển chính thức (ODA), gần 100 dự án viện trợ phi chính phủ nước ngoài (NGO) với tổng giá trị trên 7.800 tỷ đồng. Việc vận động các nguồn lực bên ngoài đầu tư vào Hà Tĩnh đã tạo đà cho sự phát triển, khơi dậy được tiềm năng, nguồn lực tại chỗ, làm cơ sở cho sự phát triển nhanh, bền vững của địa phương.

Song song với phát triển kinh tế, Hà Tĩnh cũng đã thực hiện tốt hội nhập quốc tế trên các lĩnh vực: KH-CN, y tế, văn hóa, giáo dục và đảm bảo QP-AN. Công tác thông tin đối ngoại và ngoại giao văn hóa được đẩy mạnh. Hà Tĩnh vinh dự được UNESCO công nhận dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; Mộc bản thư viện/trường học Phúc Giang được ghi danh vào Di sản tư liệu thuộc Chương trình ký ức thế giới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

tang cuong hoat dong doi ngoai de phat trien kinh te ben vung

Tàu vào “ăn” hàng tại cảng Vũng Áng

Hà Tĩnh đã triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 36-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới; triển khai tuyên truyền sâu rộng về các chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài trên các phương tiện thông tin đại chúng; vận động kiều bào và thân nhân kiều bào về tham gia xây dựng quê hương; triển khai thực hiện có hiệu quả công tác bảo hộ công dân. Tăng cường công tác lãnh sự, nắm bắt tình hình người nước ngoài trên địa bàn, đặc biệt là tại các khu kinh tế của tỉnh, đảm bảo an ninh tuyệt đối cho người nước ngoài yên tâm làm việc. Tăng cường phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng tuyến biên giới hòa bình, hữu nghị, đảm bảo ổn định tại khu vực biên giới, trên đất liền và biển đảo, góp phần xây dựng một khu vực hòa bình và phát triển.

Ngày 28/8/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh thành lập Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa gồm 15 bộ, trong đó có Bộ Ngoại giao. Kể từ đó, ngày 28/8 trở thành ngày truyền thống của ngành ngoại giao.

tang cuong hoat dong doi ngoai de phat trien kinh te ben vung

Sở Ngoại vụ Hà Tĩnh đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba nhân kỷ niệm 70 năm thành lập ngành (28/8/1945-28/8/2015) và 10 năm thành lập Sở Ngoại vụ Hà Tĩnh (2005-2015)

Cùng với sự trưởng thành lớn mạnh của ngành Ngoại giao Việt Nam, những người làm công tác đối ngoại của tỉnh, đặc biệt là sau 10 thành lập Sở Ngoại vụ Hà Tĩnh đã nỗ lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao và có những đóng góp không nhỏ vào quá trình hội nhập, phát triển KT-XH của tỉnh nhà trong giai đoạn mới.

Chủ đề Hội nhập Quốc tế

Đọc thêm

Phòng chống tham nhũng, tiêu cực đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên phải tự soi, tự sửa

Phòng chống tham nhũng, tiêu cực đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên phải tự soi, tự sửa

Kế thừa quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới và thực tiễn đất nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng có nhiều phát biểu chỉ đạo, thể hiện sự trăn trở, quyết tâm chính trị của người đứng đầu đối với công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Mỗi thanh niên Hà Tĩnh là một "đại sứ" du lịch

Mỗi thanh niên Hà Tĩnh là một "đại sứ" du lịch

Không chỉ linh hoạt, sáng tạo trong thực hiện các công trình, phần việc, thanh niên Hà Tĩnh còn tích cực tích lũy kiến thức nhằm hướng tới mục tiêu trở thành những hướng dẫn viên, “đại sứ” du lịch.
Vì sao là Vĩ tuyến 17?

Vì sao là Vĩ tuyến 17?

Vĩ tuyến 17 - nơi ghi dấu nỗi đau chia cắt Nam-Bắc gần 21 năm cũng là nơi tỏa sáng niềm tin bất diệt vào hòa bình, thống nhất của lịch sử đấu tranh bất khuất trước thực dân Pháp và đế quốc Mỹ của dân tộc Việt Nam. Vì sao vĩ tuyến 17 lại được lựa chọn để gánh vác một phần lịch sử bi hùng của đất nước? Lật lại những trang lịch sử Ngoại giao Việt Nam, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn sự lựa chọn này của lịch sử 70 năm về trước.
Danh dự của người đảng viên và sự thức tỉnh, cảnh tỉnh

Danh dự của người đảng viên và sự thức tỉnh, cảnh tỉnh

Người sống có liêm sỉ, danh dự là người trung hiếu, tiết nghĩa. Đó là nền tảng đạo đức của con người chân chính. Đối với người đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, liêm sỉ, danh dự lại càng phải luôn luôn được coi trọng.
Thắng lợi to lớn trên con đường bảo vệ nền độc lập dân tộc

Thắng lợi to lớn trên con đường bảo vệ nền độc lập dân tộc

Cách đây 70 năm, trải qua tám phiên họp toàn thể và 23 phiên họp hẹp cùng hàng loạt cuộc tiếp xúc song phương và đa phương, Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Ðông Dương được ký kết, với ba Hiệp định đình chỉ chiến sự riêng rẽ ở Việt Nam, Lào, Campuchia. Ngày 21/7/1954, các bên tham gia đã đồng thuận đưa ra Tuyên bố cuối cùng về Hội nghị Geneva. Ba Hiệp định đình chỉ chiến sự ở ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia và Tuyên bố cuối cùng về Hội nghị là những văn kiện pháp lý quốc tế đa phương đầu tiên của nước ta.
Nhớ lời căn dặn tâm huyết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: 'Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất'

Nhớ lời căn dặn tâm huyết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: 'Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất'

Nhớ lại lời căn dặn tâm huyết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khi đồng chí đã vào cõi vĩnh hằng, mỗi cán bộ đảng viên hãy biến nhận thức thành hành động cách mạng thiết thực, nhất là đối với cán bộ lãnh đạo, chức vụ càng cao trách nhiệm càng lớn, ảnh hưởng càng rộng thì việc giữ gìn danh dự, uy tín cho mình, cho Đảng càng có ý nghĩa quan trọng.
Danh sách Ban Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Danh sách Ban Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đồng chí Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam làm Trưởng ban Lễ tang đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thông cáo đặc biệt về Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thông cáo đặc biệt về Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Để tỏ lòng tiếc thương và tưởng nhớ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định tổ chức tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nghi thức Quốc tang.
Kỷ niệm những lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Kỷ niệm những lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhiều lần về thăm và làm việc tại Hà Tĩnh. Khi còn là lãnh đạo ở huyện Can Lộc, rồi ngành VH-TT&DL tỉnh, tôi được phép nhiều lần tham gia đón tiếp, gần gũi Tổng Bí thư. Mỗi lần gặp như thế đều để lại trong tôi những kỷ niệm đẹp...