(Baohatinh.vn) - Hoạt động tập huấn nhằm góp phần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về thực hiện chế độ chính sách đối với người có công ở huyện Can Lộc (Hà Tĩnh).
Sáng 27/5, Sở LĐ-TB&XH phối hợp với UBND huyện Can Lộc tổ chức hội nghị tập huấn các chính sách ưu đãi người có công với cách mạng.
Ông Đặng Công Nam - Phó Trưởng phòng Người có công (Sở LĐ-TB&XH) truyền đạt nội dung mới của Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Nghị định 131/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ
Trong thời gian 1 buổi, gần 300 đại biểu là đại diện lãnh đạo UBND xã, thị trấn; công chức phụ trách công tác chính sách, hội cựu chiến binh xã, thị trấn; trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố trên địa bàn huyện Can Lộc được nghe những nội dung của Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về ưu đãi người có công với cách mạng và Nghị định 131/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng.
Gần 300 cán bộ là lãnh đạo các xã, thị trấn; cán bộ chính sách, cán bộ thôn, tổ dân phố trên địa bàn huyện Can Lộc tham gia tập huấn.
Tại hội nghị, các đại biểu cũng được lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH, phòng chuyên môn, đại diện lãnh đạo huyện Can Lộc hướng dẫn, giải đáp những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện chế độ chính sách đối với người có công với cách mạng như: Điều kiện tiêu chuẩn, thẩm quyền, thủ tục, hồ sơ công nhận, giải quyết và thời điểm hưởng chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng theo từng nhóm đối tượng; chính sách liên quan đến bệnh binh, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; công tác xác định danh tính hài cốt liệt sỹ còn thiếu thông tin…
Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Đặng Văn Dũng tiếp thu, trả lời phúc đáp kiến nghị của đại biểu liên quan đến quá trình thực hiện các chính sách đối với người có công với cách mạng trên địa bàn huyện Can Lộc.
Hội nghị nhằm góp phần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về thực hiện chế độ chính sách đối với người có công với cách mạng; giúp cán bộ phụ trách công tác chính sách cấp xã nắm vững những quy trình, thủ tục bảo đảm triển khai thực hiện các chính sách mới một cách kịp thời, công khai và đúng đối tượng.
Mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng sau khi điều chỉnh là căn cứ để tính điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng những lần điều chỉnh tiếp theo.
Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế được coi là một trong những nội dung quan trọng để đánh giá sự phát triển của KT-XH ở khu vực nông thôn. Tuy nhiên, 4 tháng đầu năm 2025, tỷ lệ người dân tham gia BHYT ở nhiều địa phương giảm, gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác an sinh xã hội cũng như các nhiệm vụ chính trị tại địa phương.
Lễ truy điệu và trao bằng Tổ quốc ghi công đối với liệt sỹ Nguyễn Doãn Bảy ở thôn Phượng Lĩnh, xã Kim Song Trường (Can Lộc, Hà Tĩnh) được tổ chức trang nghiêm, trọng thể.
Trao bằng “Tổ quốc ghi công” là sự ghi nhận những đóng góp của liệt sỹ Trần Văn Hoan ở thôn Vạn Phúc, xã Trường Sơn (Đức Thọ, Hà Tĩnh) trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Trao bằng “Tổ quốc ghi công” là sự ghi nhận những đóng góp của liệt sĩ Bùi Hữu Lý (xã Thuận Lộc, TX Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh) trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Hơn 38,2 tỷ đồng được trích từ nguồn dự phòng ngân sách năm 2025 hỗ trợ xây mới, cải tạo, sửa chữa 880 nhà ở cho người có công với cách mạng và thân nhân liệt sĩ ở Hà Tĩnh.
Theo BHXH Hà Tĩnh, trong danh sách này có 24 đơn vị tháng 3/2025 chưa nộp hoặc nộp một phần nhỏ giảm nợ, bổ sung thêm 6 đơn vị có số nợ lớn và thời gian nợ kéo dài
Những căn nhà mới đầu tiên từ chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát ở TX Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã hoàn thành, là động lực cho các gia đình khó khăn vươn lên trong cuộc sống.
Bộ Tài chính ban hành Thông tư 12/2025/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 40/2017/TT-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị, có hiệu lực thi hành từ ngày 4/5/2025.
TP Hà Tĩnh đã hoàn thành khởi công xây mới, sửa chữa 184/184 ngôi nhà thuộc chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát, quyết tâm bàn giao cho người dân trước ngày 19/5 tới.
Huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) tiếp tục bám sát, triển khai nghiêm túc nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế để phấn đấu hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát đạt hiệu quả cao.
Quy định mới về quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước là một trong những chính sách mới nổi bật có hiệu lực trong tháng 4 năm 2025.
Để mục tiêu hoàn thành 2.343 ngôi nhà cho hộ nghèo, cận nghèo, người có công với cách mạng trước ngày 19/5/2025, các địa phương trong toàn tỉnh đang đứng trước khối lượng công việc lớn. Trên chặng nước rút, cả hệ thống chính trị Hà Tĩnh cùng hướng về cơ sở với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt; mỗi thành viên ban chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát các cấp phải thấm nhuần nguyên tắc “rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ kết quả, rõ sản phẩm”.
Chương trình thu nhận mẫu ADN của thân nhân liệt sĩ chưa xác định được danh tính ở Hà Tĩnh nhằm tìm kiếm, xác định thông tin và mở ra cơ hội để các gia đình tìm thấy hài cốt liệt sĩ.
Vận dụng sáng tạo bài học kinh nghiệm trong làm nhà ở cho hộ nghèo giai đoạn 2021-2025, cả hệ thống chính trị ở Hà Tĩnh đã sớm vào cuộc, chủ động triển khai chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước. Với sự khẩn trương, chủ động triển khai kế hoạch và huy động các nguồn lực, Hà Tĩnh đặt mục tiêu hoàn thành chương trình trước ngày 19/5/2025 (trước mốc thời gian chung của cả nước hơn 6 tháng).
Tổ công tác triển khai Đề án 06 tiếp tục phối hợp với các địa phương ở Hà Tĩnh lấy mẫu ADN thân nhân các liệt sỹ chưa xác định danh tính tại cụm số 3 và cụm số 4.
Nghị định 67/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2 Điều 16 về nguồn kinh phí để thực hiện chế độ đối với viên chức và người lao động trong đơn vị sự nghiệp công lập.
Các địa phương thuộc cụm số 1 và số 2 bắt đầu triển khai thu thập mẫu ADN cho mẹ liệt sỹ và thân nhân liệt sỹ chưa xác định danh tính tại Hà Tĩnh từ ngày 23/3/2025.
Công an Hà Tĩnh triển khai thu nhận mẫu ADN thân nhân các liệt sỹ chưa xác định danh tính giúp sớm hình thành được ngân hàng gen đối chứng với những mộ phần khuyết danh.