Tập trung hoàn thành nhiệm vụ tín dụng chính sách 2021 trên địa bàn Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh yêu cầu các thành viên Ban đại diện Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hà Tĩnh nỗ lực khắc phục khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ tín dụng chính sách năm 2021, xây dựng kế hoạch 2022 sát thực tiễn.

Sáng 15/11, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh – Trưởng Ban đại diện HĐQT Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) tỉnh Hà Tĩnh chủ trì cuộc họp thường kỳ quý 4 để triển khai nhiệm vụ những tháng cuối năm 2021 của Ban đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH tỉnh.

Tập trung hoàn thành nhiệm vụ tín dụng chính sách 2021 trên địa bàn Hà Tĩnh

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh chủ trì cuộc họp.

10 tháng năm 2021, Ban đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH các cấp đã thực hiện tốt quy chế hoạt động, kịp thời tham mưu cho UBND cùng cấp củng cố, kiện toàn thành viên ban đại diện HĐQT NHCSXH các cấp; tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư, tăng cường nguồn lực từ địa phương hỗ trợ mục tiêu giảm nghèo đa chiều, đảm bảo an sinh xã hội, xây dựng NTM và kịp thời hỗ trợ các đối tượng bị ảnh hưởng dịch COVID-19.

Tập trung hoàn thành nhiệm vụ tín dụng chính sách 2021 trên địa bàn Hà Tĩnh

Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Nguyễn Thị Mai Thủy: Hội Nông dân có số tổ tiết kiệm và vay vốn lớn nhất (1.137 tổ) với dư nợ ủy thác lớn nhất (trên 1.900 tỷ đồng), nợ quá hạn đến 31/10/2021 chỉ chiếm 0,048% tổng dư nợ.

Đến 31/10/2021, tổng nguồn vốn của Ngân hàng CSXH tỉnh đạt 5.211 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn nhận từ Trung ương 4.167,9 tỷ đồng (tăng 200 tỷ đồng so với năm 2020); nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác 157,2 tỷ đồng (tăng 25,4 tỷ đồng so với đầu năm); nguồn vốn quản lý và huy động tại địa phương được Trung ương cấp bù lãi suất 885,9 tỷ đồng (tăng 54,5 tỷ đồng so với đầu năm).

Tập trung hoàn thành nhiệm vụ tín dụng chính sách 2021 trên địa bàn Hà Tĩnh

Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Hà Tĩnh Nguyễn Văn Trung: Ngân hàng CSXH tỉnh cần chú trọng phối hợp đôn đốc, xử lý, thu hồi nợ quá hạn, nợ tồn đọng; đẩy mạnh triển khai cho vay theo Nghị quyết 68/NQ-CP và Quyết định 23/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Đến 31/10/2021, tổng dư nợ của Ngân hàng CSXH tỉnh đạt 5.156,3 tỷ đồng (tăng 200,2 tỷ đồng so với đầu năm) với 106.026 khách hàng đang thụ hưởng chính sách tín dụng ưu đãi. Nợ quá hạn chiếm 0,063%/tổng dư nợ, tăng 1.003 triệu đồng so với năm 2020. Dư nợ ủy thác cho vay qua các tổ chức Hội đạt 5.148 tỷ đồng, tăng 197,9 tỷ đồng so với năm 2020, chiếm 99,85% tổng dư nợ.

Tại cuộc họp, các đại biểu đã phân tích và gợi mở các giải pháp khắc phục một số khó khăn như: tỷ lệ nguồn ngân sách địa phương trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng CSXH Hà Tĩnh còn thấp so với toàn quốc; việc thực hiện chỉ tiêu huy động nguồn vốn còn hạn chế; công tác thu hồi nợ đến hạn, nợ quá hạn còn khó khăn…

Kết luận cuộc họp, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh cho rằng, mặc dù trong điều kiện khó khăn do đại dịch COVID-19, song Ban đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH tỉnh đã chủ động phối hợp, triển khai đồng bộ các giải pháp và đạt kết quả khả quan.

Tập trung hoàn thành nhiệm vụ tín dụng chính sách 2021 trên địa bàn Hà Tĩnh

Phó Chủ tịch Thường trực UBND Nguyễn Hồng Lĩnh kết luận cuộc họp.

Trong 10 tháng năm 2021, dư nợ chính sách tăng trưởng đã tạo nguồn lực hỗ trợ phát triển KT-XH, xây dựng NTM, giảm nghèo bền vững. Đặc biệt, Hà Tĩnh vẫn đang duy trì là các tỉnh tốp đầu có chất lượng tín dụng tốt.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cũng chỉ rõ tỷ lệ nợ quá hạn vay ủy thác qua đoàn thanh niên hiện còn cao; kết quả cho vay đối với người sử dụng lao động trả lương ngừng việc và phục hồi SXKD do ảnh hưởng dịch COVID-19 theo Nghị quyết 68/NQ-CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ còn hạn chế...

Những tháng cuối năm 2021, yêu cầu các thành viên Ban đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH tỉnh tăng cường kiểm tra, giám sát cơ sở, đảm bảo vốn vay được sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng; đôn đốc, xử lý, thu hồi nợ quá hạn, nợ tồn đọng; tiếp tục khắc phục khó khăn, phát huy những kết quả đạt được để hoàn thành nhiệm vụ tín dụng chính sách năm 2021, xây dựng kế hoạch năm 2022 sát thực tiễn.

Các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác cần tiếp tục chỉ đạo kiện toàn, củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ tiết kiệm và vay vốn; chủ động nắm bắt khó khăn, vướng mắc, tham mưu Ban đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH tỉnh để có chỉ đạo kịp thời, hiệu quả...

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cũng đề nghị Ngân hàng CSXH tỉnh tập trung cao giải ngân nguồn Trung ương giao sát kế hoạch, nhất là cho vay nhà ở xã hội, giải quyết việc làm, nước sạch - vệ sinh môi trường... Tiếp tục tranh thủ nguồn từ Trung ương để tăng dư nợ trên địa bàn; đẩy mạnh cho vay trả lương ngừng việc và phục hồi SXKD do ảnh hưởng dịch COVID-19; tăng cường kiểm tra, kiểm soát nội bộ; nâng cao chất lượng các điểm giao dịch xã...

Chủ đề Tài Chính - Ngân Hàng

Đọc thêm

Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài 2): Khơi thông các dòng vốn, giải phóng nguồn lực

Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài 2): Khơi thông các dòng vốn, giải phóng nguồn lực

Thúc đẩy tiến độ các dự án trọng điểm, đẩy nhanh giải ngân đầu tư công, kích hoạt các dòng vốn chảy vào nền kinh tế, thu hút dự án đầu tư mới… là những nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục được Hà Tĩnh tập trung triển khai. Đây được xem là những bước đi quan trọng nhằm giải phóng nguồn lực, thúc đẩy các động lực nội tại để về đích mục tiêu tăng trưởng GRDP từ 8% trong năm 2025.
Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Thay vì rộn ràng thu hoạch những giọt mật đầu vụ như các năm trước, năm nay, người dân huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đang trải qua một mùa mật ong chính vụ kém vui.
Lực đẩy nào cho doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo?

Lực đẩy nào cho doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo?

Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng mới dựa trên năng suất và đổi mới sáng tạo. Dù vậy, hệ sinh thái khởi nghiệp ở Hà Tĩnh vẫn còn nhiều khó khăn, chưa có những lực đẩy đủ lớn để thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp.
Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài 1): Kỳ vọng sức bật ở các lĩnh vực kinh tế trọng điểm

Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài 1): Kỳ vọng sức bật ở các lĩnh vực kinh tế trọng điểm

Bài toán để các ngành kinh tế chủ lực như công nghiệp, tM-DV và nông nghiệp tăng thêm điểm phần trăm về tăng trưởng, góp phần hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng chung cả năm từ 8% được các cấp, ngành tập trung tìm lời giải với phương châm đổi mới, đột phá, sáng tạo, chủ động, dám nghĩ, dám làm.
Hà Tĩnh với chặng nước rút góp phần gỡ thẻ vàng IUU

Gỡ thẻ vàng IUU: Hà Tĩnh quyết liệt "chặng nước rút"

Đợt thanh tra lần thứ 5 của Ủy ban Châu Âu được xem là thời điểm quyết định để Việt Nam gỡ cảnh báo thẻ vàng IUU. Xác định rõ nhiệm vụ này, Hà Tĩnh đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong "chặng nước rút", đặc biệt tạo nên những thay đổi tích cực, nhất là trong nhận thức, trách nhiệm của ngư dân.
Mỹ phẩm ngoại không có nhãn phụ tiếng Việt

Nhan nhản mỹ phẩm ngoại không có nhãn phụ tiếng Việt

Không ít cơ sở kinh doanh mỹ phẩm ở TP Hà Tĩnh bày bán sản phẩm mang nhãn hiệu nước ngoài nhưng không có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt theo quy định, khiến người tiêu dùng gặp khó trong xác định thông tin về thành phần, công dụng và hạn sử dụng.