(Baohatinh.vn) - Sáng 23/12, huyện Thạch Hà tổ chức sơ kết 4 năm thực hiện chỉ thị 20-CT/TU ngày 20/3/2012 của BTV Tỉnh ủy về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội.
Qua 4 năm thực hiện Chỉ thị 20-CT/TU của BTV Tỉnh ủy và các văn bản của cấp trên, công tác thực hiện nếp sống văn hóa, văn minh của Thạch Hà đã có những chuyển biến tích cực. Việc cưới, việc tang, lễ hội đã đi vào nề nếp, được tổ chức trang trọng nhưng vẫn đảm bảo văn minh, lành mạnh, đúng quy định, phù hợp với truyền thống văn hóa.
Phó trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hà Tiến Lam đề nghị cán bộ, đảng viên cần gương mẫu hơn nữa trong thực hiện nếp sống văn hóa, văn minh, đồng thời cần có quy định xử lý nghiêm đối với những trường hợp vi phạm.
Theo báo cáo, toàn huyện đã tổ chức được 11.102 đám cưới thực hiện theo nếp sống văn hóa mới (chiếm 98,4%); 6.412 đám tang thực hiện đúng quy định (chiếm 98%). Hoạt động lễ hội đã chú trọng phát triển hài hòa cả phần lễ và phần hội; nhiều nghi thức lễ hội truyền thống được phục dựng, nhiều nghi thức lạc hậu được cải tiến trên tinh thần tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa.
Địa phương, cơ sở cũng thường xuyên làm tốt công tác giáo dục truyền thống yêu nước, bảo tồn, bảo tồn, phát huy những giá trị truyền thống văn hóa, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, tạo niềm tin trong các tầng lớp nhân dân.
Tại hội nghị, 3 cá nhân, 4 tập thể đã được biểu dương vì có thành tích xuất sắc trong thực hiện Chỉ thị 20 CT/TU.
Bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn một số tồn tại mà địa phương cần khắc phục thời gian tới như: Một số cấp ủy đảng, chính quyền chưa thực sự quan tâm, sâu sát trong chỉ đạo, thực hiện; trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa còn hạn chế; một số cán bộ, đảng viên chưa gương mẫu, nhận thức của một bộ phận người dân về nếp sống văn minh còn thấp; chế tài xử lý vi phạm chưa nghiêm; hiện tượng thương mại hóa lễ hội vẫn diễn ra…
Sáng 31/3, Đoàn hỗ trợ của Bộ Công an Việt Nam bắt đầu triển hoạt động cứu hộ cứu nạn tại Myanmar. Đoàn lần này có nhiều cán bộ, chiến sĩ từng tham gia cứu hộ, cứu nạn trong thảm họa động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ cách đây 2 năm.
Trong 6 thí sinh được chọn dự thi Olympic Toán quốc tế 2025, Hà Tĩnh có 2 người con từng học chung dưới mái trường THCS Nguyễn Trãi (Nghi Xuân) là Trần Minh Hoàng (THPT Chuyên Hà Tĩnh) và Võ Trọng Khải (THPT Chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An).
Để chuẩn bị cho Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2025-2026 sẽ diễn ra từ ngày 3/6, các trường học trên địa bàn Hà Tĩnh đang tăng cường ôn tập kiến thức cho học sinh lớp 9.
Dù Hà Tĩnh được công nhận là đã loại trừ bệnh sốt rét quy mô cấp tỉnh song với việc xuất hiện các ca sốt rét ngoại lai đã dẫn tới nguy cơ cao bệnh có thể quay trở lại.
Về tổ chức phân luồng sàng lọc, thu dung, cách ly, điều trị bệnh sởi, Bộ Y tế yêu cầu tổ chức phân luồng và bố trí khu khám riêng trong khoa khám bệnh cho người nghi mắc sởi và người bệnh sởi...
Quy định mới về quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước là một trong những chính sách mới nổi bật có hiệu lực trong tháng 4 năm 2025.
Ngày hội đã tạo sân chơi lành mạnh để đội viên, thiếu niên, thiếu nhi Trường Albert Einstein (TP Hà Tĩnh) được giao lưu, rèn luyện sức khỏe, phát huy tinh thần đoàn kết, sáng tạo.
Em Trương Quang Phú (Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh) đã xuất sắc đạt giải ba toàn quốc cuộc thi “Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.
Thời gian gần đây, có nhiều đàn chim hoang dã, chim di cư về vùng đất Hà Tĩnh trú ngụ. Thế nhưng, để bảo vệ môi trường sống cho các loài chim, lực lượng chức năng và người dân đang gặp không ít khó khăn.
Tháng 4 tới, cán bộ, công chức, người lao động sẽ có liên tiếp 2 kỳ nghỉ trong cùng một tháng, bao gồm nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 3 ngày và lễ 30/4–1/5 kéo dài 5 ngày liên tục.
Giải nhì Hội thi giáo viên dạy giỏi THPT cấp tỉnh là phần thưởng quý giá tiếp lửa tình yêu nghề cho cô Phan Thị Nhi (SN 1993) - giáo viên tiếng Anh, Trường Hội nhập quốc tế iSchool Hà Tĩnh.
Để mục tiêu hoàn thành 2.343 ngôi nhà cho hộ nghèo, cận nghèo, người có công với cách mạng trước ngày 19/5/2025, các địa phương trong toàn tỉnh đang đứng trước khối lượng công việc lớn. Trên chặng nước rút, cả hệ thống chính trị Hà Tĩnh cùng hướng về cơ sở với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt; mỗi thành viên ban chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát các cấp phải thấm nhuần nguyên tắc “rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ kết quả, rõ sản phẩm”.
Chương trình thu nhận mẫu ADN của thân nhân liệt sĩ chưa xác định được danh tính ở Hà Tĩnh nhằm tìm kiếm, xác định thông tin và mở ra cơ hội để các gia đình tìm thấy hài cốt liệt sĩ.
Cựu chiến binh Trần Trung Bố (Nghi Xuân - Hà Tĩnh) từng hi sinh một phần thân thể để bảo vệ Tổ quốc. Trong thời bình, ông tiên phong hiến đất mở đường để xây dựng quê hương.
Vận dụng sáng tạo bài học kinh nghiệm trong làm nhà ở cho hộ nghèo giai đoạn 2021-2025, cả hệ thống chính trị ở Hà Tĩnh đã sớm vào cuộc, chủ động triển khai chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước. Với sự khẩn trương, chủ động triển khai kế hoạch và huy động các nguồn lực, Hà Tĩnh đặt mục tiêu hoàn thành chương trình trước ngày 19/5/2025 (trước mốc thời gian chung của cả nước hơn 6 tháng).
Thủ tướng yêu cầu ngay trong năm nay, ngành y tế phải đưa thêm 1.000 bác sĩ về cơ sở. Đẩy mạnh số hóa dữ liệu, hồ sơ trong ngành y tế, nhất là hồ sơ sức khỏe suốt đời của người dân.
Tổ công tác triển khai Đề án 06 tiếp tục phối hợp với các địa phương ở Hà Tĩnh lấy mẫu ADN thân nhân các liệt sỹ chưa xác định danh tính tại cụm số 3 và cụm số 4.
Lực lượng chức năng Hà Tĩnh đã kiểm tra 3.324 cơ sở, phát hiện và xử phạt hành chính 86 cơ sở vi phạm về an toàn thực phẩm với số tiền gần 112 triệu đồng.
Dẫu nhiều vất vả song những người làm công tác xã hội trên địa bàn Hà Tĩnh vẫn luôn nỗ lực đồng hành, hỗ trợ các đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương để họ vươn lên trong cuộc sống.
Nghị định 67/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2 Điều 16 về nguồn kinh phí để thực hiện chế độ đối với viên chức và người lao động trong đơn vị sự nghiệp công lập.