Thạch Hà di dời người dân ra khỏi vùng sạt lở nguy hiểm dưới chân núi Nam Giới

(Baohatinh.vn) - Trận lũ lụt lịch sử vừa qua đã gây ra một vụ sạt lở đất nghiêm trọng tại chân núi Nam Giới (thôn Tân Phong, xã Đỉnh Bàn, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) khiến 6 nhà dân ở đây bị ảnh hưởng.

Thạch Hà di dời người dân ra khỏi vùng sạt lở nguy hiểm dưới chân núi Nam Giới

Hiện trường vụ sạt lở đất tại dãy núi Nam Giới (xã Đỉnh Bàn, huyện Thạch Hà) trong trận mưa lũ vừa qua.

Vụ sạt lở đất ở độ cao hơn 10m, chiều dài hơn 200m, chiều rộng hơn 20m với khối lượng hơn 30.000 m3 đất, đá đổ sụp, làm vùi lấp 3 nhà dân; sụp tường, sân, gây hư hỏng nặng nề cho các nhà dân khác.

Ngoài ra, vụ sạt lở đất còn khiến ao vườn, khu chăn nuôi của các hộ bị đất đá cuốn trôi, gây thiệt hại hàng trăm triệu đồng. Rất may, không có thiệt hại về người.

Thạch Hà di dời người dân ra khỏi vùng sạt lở nguy hiểm dưới chân núi Nam Giới
Thạch Hà di dời người dân ra khỏi vùng sạt lở nguy hiểm dưới chân núi Nam Giới

Vụ sạt lở nhìn từ trên cao.

Anh Nguyễn Văn Thành (thôn Tân Phong, xã Đỉnh Bàn) là một trong những hộ dân bị ảnh hưởng cho biết: “Vào đợt mưa lớn vừa qua, được sự vận động của chính quyền, ngày 18/10, chúng tôi nhanh chóng đưa 7 thành viên trong gia đình vào làng để tránh trú. Ngày 20/10, tôi trở lại thì thấy một phần nhà, vườn đã bị vùi lấp trong đất đá. Mặc dù chính quyền và bà con hỗ trợ di dời được một số đồ đạc nhưng phía sau nhà bị vụ sạt lở làm hư hại hoàn toàn”.

Thạch Hà di dời người dân ra khỏi vùng sạt lở nguy hiểm dưới chân núi Nam Giới

Tuy không thiệt hại về người nhưng căn nhà kiên cố của các hộ dân đã bị phủ đầy đất.

Chị Lê Thị Hà (thôn Tân Phong, xã Đình Bàn) là một trong 3 hộ dân có nhà bị vùi lấp nghẹn ngào: “Căn nhà chúng tôi tích cóp xây dựng chỉ trong chốc lát đã bị đất đá vùi lấp nhiều phần; chưa kể tài sản chăn nuôi, ao chuồng phía sau cũng bị san phẳng không còn gì”.

Thạch Hà di dời người dân ra khỏi vùng sạt lở nguy hiểm dưới chân núi Nam Giới

Khu vực chuồng trại chăn nuôi cũng bị san lấp đất đá từ vụ sạt lở.

Nắm bắt tình hình tại địa phương, chính quyền đã nhanh chóng có mặt để hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại. Anh Lưu Văn Thuận (cán bộ địa chính xã Đỉnh Bàn) cho biết: “Vào thời điểm ngày 20/10, khi núi bị sạt lở, UBND xã đã huy động các lực lượng và người dân nhanh chóng di dời tài sản ra khỏi vùng nguy hiểm. Chúng tôi cũng đã báo cáo UBND huyện nắm bắt tình hình và khảo sát hiện trường, tìm phương án khắc phục. Tuy nhiên, do tình hình mưa lớn nên lượng đất đá đổ xuống ngày càng nhiều và nguy hiểm nên việc tiếp cận hiện trường vô cùng khó khăn".

Trước tình hình bão chồng bão, đặc biệt cơn bão số 9 đang ảnh hưởng trực tiếp vào nước ta, Hà Tĩnh sẽ có mưa lớn từ ngày 28/10 khiến công tác khắc phục hậu quả chưa thể tiến hành.

Thạch Hà di dời người dân ra khỏi vùng sạt lở nguy hiểm dưới chân núi Nam Giới

Sáng 27/10, lãnh đạo huyện Thạch Hà đã xuống chỉ đạo khắc phục hậu quả và di dời người dân ra khỏi vùng nguy hiểm trước ảnh hưởng của bão số 9.

Ông Nguyễn Văn Sáu - Phó Chủ tịch UBND huyện Thạch Hà cho biết: “Hiện, để ứng phó khẩn cấp với cơn bão số 9, chúng tôi tiếp tục khẩn trương di dời tất cả các hộ dân sống dưới chân núi Nam Giới vào các nhà dân an toàn phía trong xã để tránh bão trước 18h chiều nay. Sau đó, khi thời tiết ổn định, địa phương sẽ lên phương án khắc phục hậu quả, bố trí nơi định cư mới giúp người dân ổn định cuộc sống”.

Theo Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh, từ 28/10, do ảnh hưởng của hoàn lưu phía Bắc của bão số 9, trên địa bàn tỉnh khả năng xảy ra một đợt mưa to đến rất to, có nơi đặc biệt to. Tổng lượng mưa các khu vực phổ biến 300 - 500 mm/đợt, có nơi trên 500 mm/đợt.

Nguy cơ rất cao xảy ra lũ lớn, lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi, ngập úng ở vùng thấp trũng và khu vực đô thị. Vì vậy, chính quyền địa phương cùng các lực lượng chức năng đang nỗ lực thực hiện các biện pháp di dời người dân ra khỏi vùng nguy hiểm nhằm đảm bảo an toàn về người và tài sản cho người dân.

Chủ đề Mưa lũ ở Hà Tĩnh

Đọc thêm

Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cầu Cơn Gáo thuộc xã Kỳ Hoa (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) có vai trò rất quan trọng trong việc triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn hồ chứa nước thượng nguồn Sông Trí vào mỗi mùa mưa lũ.
Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Dù trên địa bàn có nhà máy nước sạch song nhiều năm qua, rất nhiều hộ dân ở xã Tiến Lộc cũ, nay là thị trấn Nghèn (Can Lộc, Hà Tĩnh) lại rơi vào tình trạng thiếu nước sạch!
"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

Khi điểm mở dải phân cách trên quốc lộ 1 thuộc địa phận huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) lắp thêm rào chắn, nhiều người chọn đi ngược chiều nên tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.
Biển chỉ dẫn... có như không!

Biển chỉ dẫn... có như không!

Nhiều biển chỉ dẫn dọc theo tuyến đường thuộc xã Thạch Văn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) bị hư hỏng, bong tróc như "đánh đố" người tham gia giao thông.