Thấp thỏm nỗi lo lở đất dưới chân núi Hồng

(Baohatinh.vn) - 12 hộ dân với hàng chục nhân khẩu dưới chân núi Mồng Gà, ở thôn 1, xã Xuân Lam, (Nghi Xuân - Hà Tĩnh) những năm qua luôn phải sống trong nơm nớp lo sợ đất lở. Dù biết nguy hiểm rình rập nhưng đến nay, các hộ vẫn chưa đủ điều kiện di dời...

Thấp thỏm nỗi lo lở đất dưới chân núi Hồng

Núi lở ngay sát khu vực nhà dân (ảnh người dân cung cấp).

Năm 2012, sau đợt mưa dông lớn, hàng trăm nghìn m3 đất, đá ở mỏm núi Mũi Lòi (thuộc núi Mồng Gà, dãy núi Hồng Lĩnh) đổ sập xuống nhà bà Trần Thị Quán và nhiều hộ dân xung quanh.

Rất may không có thiệt hại về người, nhưng nhiều cây cối, tài sản hư hỏng nặng. Đất đá vùi đến nửa căn nhà bà Quán, khiến gia đình phải di dời đến nơi ở khác.

Thấp thỏm nỗi lo lở đất dưới chân núi Hồng

Hiện trường một vụ sạt lở lớn năm 2018 (ảnh người dân cung cấp).

Theo lời kể của người dân địa phương, tình trạng sạt lở xảy ra từ khoảng năm 2010 đến nay. Mỗi năm, khi mùa mưa về, người dân lại phải sống trong cảnh nơm nớp lo sợ.

Ông Bùi Văn Tới (thôn 1, xã Xuân Lam) nhớ lại: “Năm 2015, tôi tận mắt chứng kiến một lần sạt lở kinh hoàng. Lúc đó, sau 2 ngày trời mưa lớn, nhiều cây cối và hàng nghìn khối đất đá trên núi Mũi Lòi đổ ụp xuống chân núi, tràn vào vườn của nhiều hộ dân. Những năm gần đây, vào mùa mưa lũ lớn, núi Mũi Lòi đều xảy ra hiện tượng sạt lở.”

Thấp thỏm nỗi lo lở đất dưới chân núi Hồng

Đất, đá ở núi Mũi Lòi có kết cấu yếu nên dễ sạt lở.

Lo sợ là tâm trạng chung của người dân sống dưới chân núi Mũi Lòi. Anh Nguyễn Xuân Thanh (thôn 1, xã Xuân Lam) chia sẻ: "Năm nào cũng có sạt lở nên hàng năm cứ khoảng vào độ tháng 6 trở đi, mỗi lần mưa lớn, nhiều hộ lại phải sơ tán đến nơi ở khác để đảm bảo an toàn. Chúng tôi hết sức lo lắng đến tài sản và tính mạng, nhưng không đủ điều kiện để mua đất, làm nhà ở nơi khác nên vẫn phải bám trụ tại đây.

Mỗi đợt sạt lở thì đất đá lại vùi lấp thêm nhiều cây cối, tài sản. Điển hình như năm 2018, đất đá phải lấp đến nửa căn nhà hiện tại của tôi, cuộc sống người dân vốn dĩ đã khó khăn lại càng khó khăn thêm."

Thấp thỏm nỗi lo lở đất dưới chân núi Hồng

Căn nhà của gia đình anh Nguyễn Xuân Thanh nằm sát dưới chân núi, tiềm ẩn nguy cơ bị vùi lấp do sạt lở.

Theo lý giải của người dân địa phương, núi Mũi Lòi phần lớn là đá non và đất nên kết cấu yếu. Qua thời gian dài, kết cấu càng bị phá vỡ, cộng với cây cối phát triển mạnh, giữ nước nên thường xảy ra hiện tượng trên.

Tình trạng này cũng là nỗi trăn trở của chính quyền địa phương, nhưng với nguồn kinh phí hạn hẹp, xã Xuân Lam không thể triển khai các giải pháp khắc phục hay di dời các hộ dân.

Thấp thỏm nỗi lo lở đất dưới chân núi Hồng

Dấu vết của những trận sạt lở đất đá trước đây.

Ông Phạm Xuân Đại - Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Lam cho biết: “Khu vực dưới chân núi Mũi Lòi có 12 hộ dân bị ảnh hưởng bởi tình trạng sạt lở đất, trong đó có 6 hộ ở sát núi, thuộc diện cực kỳ nguy hiểm. Vào các đợt mưa lũ, xã luôn tổ chức tuyên truyền, vận động người dân tạm di dời đến nơi ở khác. Đồng thời, huy động lực lượng đến giúp các gia đình dọn dẹp đất đá, khắc phục hậu quả sau khi sạt lở.”

“Là xã nghèo, không có nguồn thu đáng kể nên địa phương đến nay vẫn không có kinh phí để xây dựng các giải pháp khắc phục. Chúng tôi cũng mong muốn di dời các hộ dân trong vùng nguy hiểm đến nơi ở mới nhưng quỹ đất hiện đã hạn hẹp và không có kinh phí để hỗ trợ di dời, làm nhà cho người dân. Do đó, chúng tôi mong muốn các cấp, ngành sớm xem xét, có phương án hỗ trợ thêm - ông Phạm Xuân Đại cho biết thêm.”

Chủ đề Bạn đọc viết

Chủ đề Tài nguyên – môi trường

Đọc thêm

Gieo chữ nơi đảo xa..!

Gieo chữ nơi đảo xa

Giữa muôn trùng biển khơi, các thầy giáo nơi huyện đảo Trường Sa vẫn ngày đêm cần mẫn trên từng trang giáo án. Những bài giảng của thầy đã bồi đắp thêm kiến thức, niềm tự hào, tình yêu quê hương đất nước cho những mầm non nơi biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Dạy thêm: Pháp lý và đạo lý

Dạy thêm: Pháp lý và đạo lý

Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực từ ngày 14/2/2025, quy định rằng giáo viên không được dạy thêm có thu tiền cho học sinh mà họ đang trực tiếp giảng dạy theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.
Chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm theo Nghị định 177

Chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm theo Nghị định 177

Nghị định số 177 ngày 31/12/2024 của Chính phủ quy định về chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm giữ các chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ cấp ủy, chính quyền, MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội; cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng.
Thuốc Tamiflu khan hiếm, loạn giá

Thuốc Tamiflu khan hiếm, loạn giá

Cúm hoành hành xuyên Tết, nhiều ca bệnh diễn biến nặng đẩy Tamiflu trở thành "hàng nóng", giá tăng vọt, bác sĩ cảnh báo nguy hiểm từ việc tự ý sử dụng thuốc này.
Hương Sơn nỗ lực "phủ sóng" bảo hiểm y tế

Hương Sơn nỗ lực "phủ sóng" bảo hiểm y tế

Năm 2025, Bảo hiểm Xã hội huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đặt mục tiêu bao phủ bảo hiểm y tế đạt tỷ lệ trên 96,5% dân số nhằm góp phần thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội.