Thẳm sâu tiếng gọi cội nguồn

(Baohatinh.vn) - “Con người có tổ, có tông/ Như cây có cội, như sông có nguồn”. Câu ca dao từ thuở nào mẹ cha, ông bà, rồi thầy cô truyền lại, dường như ai cũng thấm, ai cũng hiểu. Để mà thao thức trăn trở. Để mà nhớ thương khắc khoải. Để mà khao khát trở về, dầu vượt qua không biết bao nhiêu trở ngại.

tham sau tieng goi coi nguon

Đông đảo người dân hướng về Quốc Tổ Hùng Vương Ảnh: Phương An (Báo Phú Thọ)

Quê hương bản quán, tổ tiên dòng tộc, đối với hầu hết người Việt Nam là một “lãnh địa” thiêng liêng trong tâm khảm. Tuổi thơ theo gia đình đi biệt xứ, tuổi trẻ đi chinh phục những miền đất mới cho thỏa chí tang bồng, đến lúc “ngũ thập tri thiên mệnh” mới biết rằng một vùng quê, một cái tên nước Việt nơi mình sinh ra và lớn lên, hoặc là gốc tích nhiều đời của ông bà, cha mẹ mình mới thiêng liêng đến nhường nào. Nơi ấy có mái chùa, mái đình rêu phong cổ kính, có con sóng vỗ vào bờ biển Thái Bình Dương đêm ngày, có dãy Trường Sơn chất ngất như mái nhà Tổ quốc. Nơi ấy, bao đời người dân sống dưới lũy tre xanh yên bình, sớm chiều vọng câu hò trên bến sông hòa cùng mái chèo khỏa nước. Nơi ấy, biết bao mồ hôi và máu xương của ông cha đã đổ xuống, tạo nên dáng hình đất nước hôm nay.

tham sau tieng goi coi nguon

Giáo sư Hoàng Xuân Hãn - người con Hà Tĩnh luôn đau đáu với quê hương

Câu chuyện cảm động về Giáo sư Hoàng Xuân Hãn được giới trí thức Việt Nam, đặc biệt là những người nghiên cứu sâu về thân thế và sự nghiệp của ông nhắc đến nhiều, nhất là tấm lòng ưu quốc ái dân của ông. Hoàng Xuân Hãn sinh ngày 18/3/1908 tại làng Yên Phúc, tổng Yên Hồ, huyện La Sơn (nay là xã Yên Hồ, huyện Đức Thọ) - quê ngoại ông. Nguyên quán ông ở xã Đức Nhân (Đức Thọ). Thuở nhỏ, ông học chữ Hán tại quê nhà, lớn lên, ông thi đậu vào học tú tài ở trường Bưởi (Hà Nội), sau đó, được nhận học bổng du học tại Pháp. Ông đã từng đỗ nhiều trường đại học danh tiếng ở Pháp và nhận bằng tốt nghiệp Kỹ sư cầu đường, sau đó hoàn thành học vị Thạc sĩ Toán học ở Pháp. Năm 1946, theo lời mời của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ông tham gia hoạt động trong Chính phủ lâm thời, giảng dạy kỹ thuật quân sự ở Trường Trần Quốc Tuấn. Năm 1950, toàn quốc kháng chiến, gia đình ông bị kẹt lại ở nội thành, trở thành cơ sở bí mật của ta. Sau đó, để tránh sự o ép của chính quyền Pháp và ngụy quyền, ông cùng gia đình sang ngụ cư tại Pa-ri. Tại đây, ông hoạt động trong phong trào Việt kiều yêu nước. Những năm ở Pháp, ông đã tìm cách liên hệ, hỗ trợ trí thức Việt Nam, giúp đỡ cộng đồng người Việt và là nơi đi về của rất nhiều người Việt Nam. Ông là trí thức tài năng trên nhiều lĩnh vực: Toán học, Giao thông, Thiên văn, Lịch pháp. Ông còn là người dày công sưu tầm nhiều bản dịch: “Chinh phụ ngâm”, “Truyện Kiều”, “Thơ Hồ Xuân Hương”. Ông sưu tầm nhiều văn bia, thần phả để viết nên 2 cuốn sử học là: “Lý Thường Kiệt” và “La Sơn phu tử”, viết khảo cứu cuốn “Kiều tầm nguyên” v.v… Nửa thế kỷ sống xa quê hương, mỗi dịp xuân về, ông thường làm thơ để bộc lộ nỗi niềm thương nhớ đất nước, nhất là khi tuổi già xế bóng, trong đó, 4 câu thơ nổi tiếng của ông được nhiều người nhắc đến:

“Đã hay bốn biển là nhà

Lam Hồng ta mới thật là quê hương

Trải qua bao cuộc biến thường

Mà lòng tưởng nhớ quê hương vẹn tròn”.

Trong bản Di chúc ông viết trước khi mất, ông thể hiện ước nguyện được hỏa táng, di cốt được chia làm 3 phần: Một phần để lại trên đất Pháp, một phần để lại chùa Trúc Lâm tại Pa-ri, một phần đem về Việt Nam an táng. Và con cháu giáo sư đã thực hiện di nguyện của ông, một trong 3 phần tro cốt của ông đã được đem về an táng tại lăng mộ ở quê nhà - xã Đức Nhân.

tham sau tieng goi coi nguon

Vượt 10.000km từ đất nước Kiếc-ghê-ni-a xa xôi, cô gái Olia đã tìm về được quê cha đất tổ ở xã Thạch Bằng, Lộc Hà, Hà Tĩnh và lần đầu tiên được gặp bà nội, các cô, bác của mình.

Trong rất nhiều câu chuyện trở về của những người con xa xứ hiện nay, có lẽ lay động tình cảm nhiều người nhất vẫn là câu chuyện của Olia, cô gái người Kiếc-ghê-ni-a gốc Việt, trong 34 ngày đêm đã vượt qua 10.000 km từ một đất nước xa xôi, nơi mùa đông băng tuyết phủ dày, nằm tận sâu trong lục địa của Liên bang Xô-viết (cũ) vượt qua nhiều nước để tìm về quê cha ở Thạch Bằng (Lộc Hà). Tình yêu và nghị lực phi thường của cô đã mở ra con đường trở về nguồn cội tổ tiên, gia đình cho người cha nghèo lưu lạc Nguyễn Duy Dinh suốt 30 năm trời đằng đẵng. Tình yêu với đất nước không cùng tiếng mẹ đẻ, không cùng màu da với cô, chỉ có dòng máu hòa chung Việt - Kiếc-ghê-ni-a đã hóa thành sức mạnh thần kỳ giúp cô vượt qua nhiều gian khổ, khó khăn để trở về với bà nội và sau này đã đưa cha cô trở về với mái nhà thuở ấu thơ, trong vòng tay anh em, bè bạn.

Vì muôn lẽ mưu sinh và thời cuộc, hàng triệu người Việt Nam trước đây và bây giờ đã ra đi và sinh sống ở nhiều quốc gia, châu lục. Tuy cuộc sống đời thường bộn bề lo toan, nhưng thẳm sâu trong đáy lòng họ, tình yêu nước Việt, nỗi nhớ quê hương bản quán, họ hàng tổ tiên… luôn da diết cháy bỏng. Mỗi khi tết đến xuân về là tình cảm quê hương lại bừng thức, ai cũng muốn làm bánh chưng, nem chả, tìm mua đào quất. Mỗi khi quê hương bị thiên tai bão lũ, hàng triệu người như thắt lòng, thắt dạ, nước mắt nghẹn ngào. Mỗi khi nhìn thấy những cảnh ngộ éo le, thương tâm, kiều bào khắp nơi lại gom góp từng đồng tiền mặn chát mồ hôi, gửi về chia sẻ với những người “cùng chung một bọc”. Nhiều người thành đạt, có tiếng tăm trong làm ăn kinh tế đã trở về đầu tư, làm ăn, góp phần xây dựng quê hương, đất nước. Và đó cũng là lý do hàng năm, cứ đến ngày 23 tháng chạp, Đảng và Nhà nước ta lại long trọng tổ chức sự kiện “Xuân quê hương”.

tham sau tieng goi coi nguon

Tiếng gọi quê hương, tiếng gọi cội nguồn đang thúc giục muôn bước chân hướng về đất Tổ. Ảnh: Phương An (Báo Phú Thọ)

Tiếng gọi quê hương, tiếng gọi cội nguồn, đó là tiếng gọi của con tim. Vượt qua thời gian, không gian, nó luôn mạnh mẽ và thôi thúc, luôn thâm trầm và âm ỉ, xích con người lại gần nhau, xóa bỏ mọi cách ngăn, thù hận. Cũng bởi, dòng máu ta mang là dòng máu Việt, nòi giống ta là Tiên Rồng, cha Lạc Long Quân ở biển, mẹ Âu Cơ mang con lên rừng. Ngàn đời xưa. Ngàn đời sau…

Chủ đề Đất và người Hà Tĩnh

Đọc thêm

Kỷ niệm trọng thể 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Kỷ niệm trọng thể 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Sáng 20/12, tại Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm cấp quốc gia 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024). Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương dự và đọc Diễn văn kỷ niệm.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm dự lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Sáng 20/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội) diễn ra lễ kỷ niệm trọng thể 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024) và 35 năm Ngày Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024). Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương cùng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự lễ kỷ niệm.
Tổng kết công tác báo chí và trao Giải Búa liềm vàng năm 2024

Tổng kết công tác báo chí và trao Giải Búa liềm vàng năm 2024

Sáng 19/12, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết công tác báo chí năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 và trao giải Búa Liềm vàng cấp tỉnh lần thứ XII – năm 2024.