Thấy gì từ bảng xếp hạng chỉ số CCHC của các địa phương, đơn vị?

(Baohatinh.vn) - Theo đánh giá từ Hội đồng Thẩm định cải cách hành chính tỉnh Hà Tĩnh, chỉ số “Cải cách hành chính” năm 2023 đã thể hiện đúng tình hình thực tế tại đơn vị, địa phương.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải đã phê duyệt chỉ số “Cải cách hành chính” (CCHC) năm 2023 và kết quả đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người đứng đầu trong thực hiện CCHC của các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện và các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn.

Thấy gì từ bảng xếp hạng chỉ số CCHC của các địa phương, đơn vị?

Cẩm Xuyên ưu tiên cho người yếu thế trong giải quyết thủ tục hành chính tại Trung tâm Hành chính công huyện .

Theo kết quả đánh giá từ Hội đồng Thẩm định CCHC tỉnh vừa được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt, ở khối sở, ngành, đạt tỷ lệ bình quân là 90,53%/ mức tối đa; khối huyện đạt tỷ lệ bình quân là 90,59%; khối cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn đạt tỷ lệ bình quân là 94,38%.

Đối với khối sở, ngành, Sở KH&CN tiếp tục giữ vững vị trí dẫn đầu. Các đơn vị tăng thứ hạng so với năm 2022, bao gồm 6 đơn vị: Sở TT&TT (tăng 3 bậc, từ thứ 5 lên thứ 2); Sở Ngoại vụ (tăng 8 bậc, từ thứ 11 lên thứ 3); Sở KH&ĐT (tăng 8 bậc, từ thứ 12 lên thứ 4); Sở GD&ĐT (tăng 5 bậc, từ thứ 10 lên thứ 5); Sở TM&MT (tăng 6 bậc, từ thứ 16 lên thứ 10); Sở Y tế (tăng 3 bậc, từ thứ 17 lên thứ 14).

Tăng hạng nhiều nhất là Sở Ngoại vụ (từ thứ 11 lên thứ 3) và Sở KH&ĐT (từ thứ 12 lên thứ 4).

Qua phân tích, việc Sở Ngoại vụ có sự tăng hạng lớn là do có 4/7 lĩnh vực đạt gần điểm tối đa, điểm cao thứ 1 và thứ 2 trong khối sở, đó là: thủ tục hành chính, tổ chức bộ máy, chế độ công vụ, chính quyền số; các lĩnh vực còn lại đạt tỷ lệ % cao hơn năm 2022 và đạt từ 90 - 92,68%.

Còn Sở KH&ĐT, lĩnh vực tài chính công đạt điểm tối đa, chính quyền số có điểm cao thứ 4 trong khối, chế độ công vụ đạt 96,07%, các lĩnh vực còn lại đạt tỷ lệ % cao hơn năm 2022 và đạt từ 90% - 94,53%.

Nhóm các đơn vị giảm thứ hạng so với năm 2022 có 9 đơn vị, trong đó, giảm nhiều nhất là Sở LĐ-TB&XH (giảm 10 bậc, từ thứ 3 xuống thứ 13). Nguyên nhân là do tổng các lĩnh vực đạt tỷ lệ % thấp hơn năm 2022; có 5/7 lĩnh vực đạt tỷ lệ % xếp hạng từ thứ 9 đến thứ 14. Cụ thể: cải cách thể chế xếp thứ 9, cải cách tài chính công và chính quyền số xếp thứ 11, cải cách thủ tục hành chính và công tác triển khai thực hiện CCHC xếp thứ 14 trong khối.

Một số tiêu chí có tỷ trọng điểm lớn trong bộ tiêu chí đạt 0 điểm như: thực hiện kế hoạch CCHC năm 2023 đạt 0/1,5 điểm; sáng kiến CCHC cấp tỉnh đạt 0/1,5 điểm; giải quyết TTHC quá hạn không có văn bản xin lỗi, đạt 0/1 điểm...

Thấy gì từ bảng xếp hạng chỉ số CCHC của các địa phương, đơn vị?

Chỉ số CCHC năm 2023 thể hiện đúng tình tình thực tế tại các đơn vị, địa phương.

Ở khối các huyện, thị xã, thành phố, TP Hà Tĩnh tiếp tục là địa phương giữ vững vị trí dẫn đầu. Nhóm các đơn vị tăng thứ hạng so với năm 2022, gồm 6 địa phương: UBND thị xã Kỳ Anh (tăng 1 bậc, từ thứ 3 lên thứ 2); UBND thị xã Hồng Lĩnh (tăng 6 bậc, từ thứ 10 lên thứ 4); UBND huyện Cẩm Xuyên (tăng 1 bậc, từ thứ 6 lên thứ 5); UBND huyện Can Lộc (tăng 1 bậc, từ thứ 9 lên thứ 8); UBND huyện Kỳ Anh (tăng 2 bậc, từ thứ 11 lên thứ 9); UBND huyện Hương Khê (tăng 3 bậc, từ thứ 13 lên thứ 10).

Trong đó, thứ hạng tăng nhiều nhất là UBND thị xã Hồng Lĩnh. Việc tăng hạng lớn của địa phương là nhờ 8/8 lĩnh vực đạt tỷ lệ cao hơn năm 2022, trong đó cải cách bộ máy đạt điểm tối đa. 3/8 lĩnh vực là cải cách chế độ công vụ, cải cách tài chính công và chính quyền số đạt tỷ lệ % cao gần nhất khối huyện (thứ 3 và thứ 4); cải cách TTHC đạt tỷ lệ 95,35%; công tác triển khai thực hiện CCHC và cải cách thể chế.

Nhóm các đơn vị giảm thứ hạng, gồm 5 đơn vị. Trong đó, giảm nhiều nhất là UBND huyện Lộc Hà (giảm 6 bậc). Nguyên nhân là do 8/8 lĩnh vực của địa phương này đạt tỷ lệ thấp hơn năm 2022, trong đó, có 4/8 lĩnh vực đạt thấp nhất khối huyện, gồm: công tác triển khai thực hiện CCHC, cải cách tài chính công, chính quyền số và tác động CCHC đến phát triển KTXH; 3/8 lĩnh vực còn lại là cải cách thể chế, cải cách thủ tục hành chính, cải cách bộ máy ở tốp cuối trong khối huyện (xếp thứ 11, 12); cải cách chế độ công vụ đạt thứ hạng cao nhất trong 8 lĩnh vực cũng chỉ xếp thứ 6 trong khối huyện.

Một số tiêu chí có tỷ trọng điểm lớn trong bộ tiêu chí đạt 0 điểm như: sáng kiến CCHC cấp tỉnh đạt 0/1,5 điểm; có văn bản phê bình của cấp trên và phải kiểm điểm theo chỉ đạo của UBND tỉnh (đạt 0/1 điểm)...

Đối với khối cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn, nhóm các đơn vị tăng hạng so với năm 2022, gồm 3 đơn vị: Cục Hải quan tỉnh (tăng 1 bậc, từ thứ 2 lên thứ nhất), Cục Thuế tỉnh (tăng 1 bậc, từ thứ 4 lên thứ 3), Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Hà Tĩnh (tăng 2 bậc từ thứ 6 lên thứ 4).

Tăng bậc nhiều nhất (2 bậc) là Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Hà Tĩnh. Việc tăng hạng là do tổng các lĩnh vực đạt tỷ lệ cao hơn năm 2022, trong đó, cải cách thể chế đạt điểm tối đa, chính quyền số đạt tỷ lệ cao nhất khối.

Thấy gì từ bảng xếp hạng chỉ số CCHC của các địa phương, đơn vị?

Hà Tĩnh huy động sự vào cuộc của các đoàn thể, tổ chức chính trị trong thúc đẩy CCHC, chuyển đổi số.

Nhóm các đơn vị giảm thứ hạng so với năm 2022, gồm 2 đơn vị, trong đó giảm bậc nhiều nhất (giảm 3 bậc) là Kho bạc Nhà nước tỉnh. Nguyên nhân giảm mạnh thứ hạng là do tổng các lĩnh vực đạt tỷ lệ thấp hơn năm 2022, trong đó, chính quyền số đạt tỷ lệ cao thứ 2 trong khối; 3/4 lĩnh vực còn lại là công tác triển khai thực hiện CCHC, cải cách thể chế và cải cách TTHC lần lượt xếp thứ 4, 5, 6 trong khối.

Đây là năm đầu tiên thực hiện theo dõi, đánh giá công tác CCHC tỉnh trên phần mềm hỗ trợ, kết quả được trích xuất trực tiếp từ phần mềm. Việc triển khai tự đánh giá và thẩm định, xác định chỉ số CCHC trên phần mềm đã đổi mới căn bản phương thức đánh giá so với các năm trước đây.

Theo Sở Nội vụ, việc thực hiện các bước tự chấm điểm và thẩm định lại hoàn toàn trên phần mềm, không làm việc trực tiếp với từng cơ quan, đơn vị đã tiết kiệm thời gian, chi phí... tránh tiếp xúc trực tiếp với cơ quan, đơn vị được thẩm định. Đồng thời kiểm soát được quá trình thẩm định lưu vết trên phần mềm, đảm bảo minh bạch, khách quan, công bằng trong quá trình thẩm định, xếp hạng chỉ số CCHC cho các đơn vị, địa phương.

Từ kết quả phê duyệt, Sở Nội vụ sẽ kịp thời tổ chức hội nghị tổng kết công bố kết quả; đồng thời tham mưu khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc; tham mưu văn bản UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, địa phương khắc phục các tồn tại, hạn chế.

Tiếp tục nghiên cứu sửa đổi bộ tiêu chí xác định chỉ số CCHC đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tiễn và công tác đánh giá CCHC trên phần mềm hỗ trợ theo dõi, đánh giá của tỉnh. Đồng thời, nghiên cứu, học tập kinh nghiệm của các tỉnh để đổi mới và nâng cao chất lượng theo dõi, quản lý, đánh giá công tác CCHC.

Ông Lê Minh Đạo
Giám đốc Sở Nội vụ

Chủ đề Cải cách hành chính

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast