Khi Luật Bảo hiểm xã hội có hiệu lực, sẽ có thêm khoảng 1,2 triệu người cao tuổi không có lương hưu được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội.
Ông Nguyễn Duy Cường, Vụ Phó Vụ Bảo hiểm xã hội (Bộ LĐTBXH) cho biết: Hiện có khoảng 2 triệu người cao tuổi (trên 80 tuổi và trên 75 tuổi là hộ nghèo cận nghèo) không có lương hưu hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng với mức hiện nay là 500.000 đồng/tháng.
Để mở rộng lưới an sinh, một trong những điểm mới của Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi là bổ sung trợ cấp hưu trí xã hội để hình thành hệ thống bảo hiểm xã hội đa tầng.
Theo đó, trợ cấp hưu trí xã hội là loại hình bảo hiểm xã hội do ngân sách Nhà nước bảo đảm, được xây dựng trên cơ sở kế thừa và phát triển một phần từ quy định về trợ cấp xã hội hằng tháng đối với người cao tuổi không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng.
Trong đó, giảm độ tuổi được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội xuống 75 tuổi (hiện hành là 80 tuổi). Riêng đối với người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo thì từ đủ 70 tuổi đến dưới 75 tuổi được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội.
Theo Luật BHXH sửa đổi, mức trợ cấp hưu trí xã hội hằng tháng do Chính phủ quy định, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, và khả năng của ngân sách Nhà nước từng thời kỳ. Định kỳ 3 năm, Chính phủ thực hiện rà soát, xem xét việc điều chỉnh mức trợ cấp hưu trí xã hội.
Tùy điều kiện kinh tế - xã hội, khả năng cân đối ngân sách, huy động các nguồn lực xã hội, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định hỗ trợ thêm cho người hưởng trợ cấp hưu trí xã hội.
Trường hợp đối tượng được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội đồng thời thuộc đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng, thì được hưởng chế độ trợ cấp cao hơn.
“Hiện mức trợ cấp xã hội hàng tháng lf 500.000 đồng/tháng nên khi áp dụng sang trợ cấp hưu trí xã hội từ 1/7/2025, mức thấp nhất cũng sẽ từ 500.000 đồng/tháng”, ông Nguyễn Duy Cường cho biết.
Với quy định sửa đổi lần này, Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, khi Luật BHXH sửa đổi có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025, dự kiến có thêm khoảng 1,2 triệu người cao tuổi không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng sẽ được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội hằng tháng.
Trong 30 đơn vị nợ do BHXH Hà Tĩnh công bố tháng 8, không có đơn vị nào thực hiện đóng nộp tiền nợ, trong đó, 1 công ty giảm hết lao động tham gia BHXH, BHYT do dừng hoạt động.
Do tính chất nghề nghiệp của nhà giáo, nên dự án Luật Nhà giáo cần lưu ý một số nội dung, trong đó, tách nhà giáo ra khỏi đối tượng điều chỉnh của Luật Viên chức.
Các mô hình sinh kế sẽ giúp các hộ khó khăn trên địa bàn xã Đức Liên (Vũ Quang, Hà Tĩnh) có thêm điều kiện phát triển kinh tế, từng bước vươn lên thoát nghèo và ổn định cuộc sống.
Chương trình huấn tập huấn ở huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) cung cấp kỹ năng và kiến thức cho cán bộ làm công tác giảm nghèo ở cơ sở để hỗ trợ người dân vươn lên thoát nghèo bền vững.
Để giúp hộ nghèo “an cư”, TX Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) đã huy động nguồn lực hỗ trợ xây dựng nhà ở mới an toàn, ổn định, nâng mức sống, góp phần giảm nghèo bền vững.
Đến tháng 6/2024, tỷ lệ bao phủ BHYT học sinh ở TX Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đạt 99,93%. Đây là kết quả cao nhất từ trước đến nay, là cơ sở để ngành BHXH thị xã về đích 100% ngay từ đầu năm học.
Theo BHXH tỉnh Hà Tĩnh, do thời gian chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH tháng 9 trùng vào kỳ nghỉ lễ Quốc khánh nên người dân sẽ được chi trả các chế độ sau kỳ nghỉ lễ.
Tập huấn nâng cao năng lực cho người làm công tác giảm nghèo tại Vũ Quang (Hà Tĩnh) góp phần đưa các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến gần hơn với Nhân dân.
UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương tổ chức các hoạt động đón Tết Trung thu năm 2024 cho trẻ em đảm bảo an toàn, lành mạnh, thiết thực, tiết kiệm.
Phấn khởi, yên tâm trong những ngôi nhà kiên cố được hỗ trợ xây dựng, người nghèo ở huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã được tiếp sức để nỗ lực vươn lên trong lao động sản xuất, thoát nghèo bền vững.
Kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo và xác định hộ có mức sống trung bình trên địa bàn Hà Tĩnh phải đảm bảo dân chủ, công khai, công bằng, khách quan và chính xác.
Các chuyên gia dự báo nếu mức sinh tiếp tục giảm như hiện nay mà không có các giải pháp cải thiện, trong 35 năm tới, dân số Việt Nam sẽ tăng trưởng âm.
Huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đã hoàn thành trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội qua tài khoản cá nhân đạt gần 99%, góp phần thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn.
Lịch nghỉ lễ Quốc khánh 2/9/2024 kéo dài 4 ngày. Phần lớn, người lao động đi làm lại vào thứ tư, ngày 4/9. Đề xuất nối dài kỳ nghỉ đến ngày khai giảng 5/9 cần xem xét, đối chiếu với luật hiện hành.
Thời gian gần đây, trên mạng xã hội đăng tải một số nội dung thông tin về việc Bộ trưởng Bộ Y tế đưa ra ý kiến, đề nghị thí điểm “Xử phạt người độc thân”. Bộ Y tế khẳng định đây là những thông tin bịa đặt, sai sự thật, gây hiểu lầm, hoang mang trong dư luận.
Tăng cường đào tạo và bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ làm công tác giảm nghèo tại cơ sở góp phần thực hiện có hiệu quả chương trình giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
Từ đầu năm 2024 đến nay, Hà Tĩnh đã chi trả hơn 16,2 tỷ đồng tiền trợ cấp mai táng phí cho thân nhân 919 người có công, đối tượng chính sách đã từ trần.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Châu yêu cầu các địa phương, đơn vị ở Hà Tĩnh thực hiện đồng bộ các giải pháp để đạt mục tiêu 100% học sinh, sinh viên tham gia BHYT ngay từ đầu năm học.
Được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi là động lực quan trọng, tiếp sức cho các hộ nghèo ở TX Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) trong thực hiện mục tiêu cải thiện cuộc sống.
Huy động cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc, bằng nhiều giải pháp đồng bộ, xã Thạch Thắng là điểm sáng của huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) trong thực hiện giảm nghèo bền vững.
Thay mặt Bộ Chính trị, ngày 12/8/2024, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường ký ban hành Kết luận số 91-KL/TW của Bộ Chính trị (Kết luận số 91) về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW năm 2013
Lớp tập huấn nhằm nâng cao năng lực và trang bị kiến thức cho đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo ở Nghi Xuân (Hà Tĩnh) thực hiện hiệu quả mục tiêu đề ra.
Sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị xã Kim Hoa (Hương Sơn – Hà Tĩnh) đã khiến nhiều gia đình thoát nghèo thành hộ có thu nhập trung bình ở địa phương.
50 hộ nghèo, hộ cận nghèo ở huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) vừa hoàn thành khóa đào tạo chăn nuôi gia cầm để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững.
Hoạt động tập huấn giúp nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác giảm nghèo ở TX Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh), qua đó tổ chức thực hiện tốt Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững.