Thi thử THPT quốc gia 2017 môn Ngữ Văn: Thí sinh lúng túng vì đề dài

Kết thúc buổi thi thử môn Ngữ Văn, nhiều học sinh cho rằng thời gian rút ngắn nên còn loay hoay trong việc phân bổ thời gian làm bài.

Sáng nay (20/3), học sinh lớp 12 trên địa bàn Hà Nội vừa hoàn thành bài thi đầu tiên trong đợt thi thử THPT quốc gia 2017, môn Ngữ Văn. Đa phần học sinh đều làm được bài, tuy nhiên, năm nay theo quy định mới của Bộ GD-ĐT, thời gian thi rút ngắn còn 120 phút thay vì 180 phút như những năm trước, khiến nhiều học sinh lúng túng trong việc phân bổ thời gian.

thi thu thpt quoc gia 2017 mon ngu van thi sinh lung tung vi de dai

Các thí sinh trao đổi về đề thi sau khi hoàn thành bài thi thử môn Ngữ Văn.

Ghi nhận tại điểm thi trường THPT Việt Đức (Hoàn Kiếm, Hà Nội), Hà Minh, học sinh lớp 12D5, ra sớm 30 phút so với thời gian làm bài cho biết đề thi thử môn Ngữ Văn gồm 3 phần chính: đọc hiểu, nghị luận xã hội và nghị luận văn học.

“Em thấy phần đọc hiểu và nghị luận xã hội khá dễ, là phần gỡ điểm cho học sinh. Còn bài nghị luận văn học, yêu cầu chứng minh phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân qua một đoạn trích trong tác phẩm “Người lái đò sông Đà” em thấy khá khó trong việc triển khai ý”.

Bích Thảo, học sinh lớp 12A5 trường THPT Việt Đức, Hà Nội ước lượng làm được khoảng 50% đề thi. Thảo cho biết, đề nằm hoàn toàn trong chương trình sách giáo khoa, nhưng câu nghị luận văn học khá khó với học sinh định hướng thi bài thi Khoa học tự nhiên vì phải nhớ nhiều dẫn chứng và học rất chắc mới có thể làm tốt.

Với các học sinh học có định hướng thi bài thi Khoa học xã hội, bài thi môn Ngữ Văn được nhận định khá sát với chương trình nhưng vẫn còn dài.

Kim Ngọc, học sinh lớp 12D6, cho rằng câu nghị luận xã hội là phần gỡ điểm, nhưng lại không “trúng” với những vấn đề mà học sinh dự đoán. “Em nghĩ rằng nghị luận xã hội sẽ rơi vào các vấn đề rất nổi cộm trong cuộc sống hiện nay như sống ảo, lạm dụng mạng xã hội, lối sống của giới trẻ, vấn đề đạo đức…Phần thi nghị luận xã hội hỏi học sinh cần làm gì để đáp lại tiếng gọi của non song đất nước trong thời kỳ mới, em nghĩ rằng học sinh cần không ngừng học tập, rèn luyện kiến thức và phẩm chất. Việc học hỏi không nên bó buộc trong một nền văn hóa, mà nên có sự giao lưu với các nước khác trên thế giới. Tuy nhiên, giới trẻ cũng cần chú ý có thể hòa nhập nhưng không hòa tan”.

Ngọc cho rằng, với thời lượng 120 phút, học sinh khó mà viết hết ý của phần nghị luận văn học. Song phần nghị luận xã hội năm nay chỉ yêu cầu viết đoạn văn thay vì bài văn như những năm trước, nên phần nào giúp học sinh cân bằng hơn.

Chưa hoàn thành hết phần thi nghị luận văn học, Thu Hiền, lớp 12D6 cho biết nếu như phần đọc hiểu và nghị luận xã hội học sinh có thể nhanh chóng hoàn thành thì phần nghị luận văn học lại khó và dài hơn nhiều. Dạng đề này thực tế đã từng được học trên lớp, nhưng chưa sâu. Hiền chia sẻ thêm việc phải ôn rất nhiều môn cho kỳ thi THPT quốc gia năm nay khiến các em cũng áp lực và thiếu tập trung hơn khi ôn tập.

Còn tại điểm trường THPT Đống Đa (Hà Nội), nhiều thí sinh hoàn thành bài thi thử môn Ngữ Văn nhận định đề thi sát với chương trình học. Với các thí sinh ôn theo khối Khoa học tự nhiên hầu hết cho biết chỉ hoàn thành từ 50% - 60% bài thi. Trong khi đó, học sinh học định hướng thi bài thi Khoa học xã hội lại không quá khó khăn trong việc hoàn thành bài thi thử đợt này./.

Theo VOV

Đọc thêm

Trường THCS Lê Văn Thiêm - 40 năm chắp cánh tri thức, kết nối tương lai

Trường THCS Lê Văn Thiêm - 40 năm chắp cánh tri thức, kết nối tương lai

Trong suốt hành trình 40 năm phát triển, Trường Năng khiếu thị xã Hà Tĩnh xưa và Trường THCS Lê Văn Thiêm nay luôn là lá cờ đầu của ngành GD&ĐT tỉnh nhà. Không chỉ đảm đương sứ mệnh là “nôi” bồi dưỡng nhân tài, chắp cánh ước mơ cho các thế hệ học sinh, Trường THCS Lê Văn Thiêm đang bắt nhịp xu thế, phát triển mô hình trường học tiên tiến, năng động, từng bước hội nhập quốc tế.
Người thầy dành trọn tình yêu thương cho học trò

Người thầy dành trọn tình yêu thương cho học trò

Hơn 17 năm gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, thầy Trần Xuân Thắng (Trường THPT Cẩm Bình, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã dành trọn tình yêu thương cho học trò, chắp cánh cho các em bước tới tương lai.
“Cùng con học bài”

“Cùng con học bài”

Phong trào “Cùng con học bài” do Hội LHPN huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) triển khai không chỉ nhằm truyền đạt kiến thức mà còn là cơ hội để bố mẹ gắn kết hơn với con cái.