Kể từ sau cuộc đảo chính bất thành đến nay, Thổ Nhĩ Kỳ đã bỏ tù 120 nhà báo, trở thành quốc gia có nhiều nhà báo bị tống giam nhất thế giới.
Có ít nhất 11 nhà báo và các nhân viên khác của tờ báo Cumhuriyet đã bị bỏ tù kể từ sau cuộc đảo chính bất thành hồi tháng 7 năm nay tại Thổ Nhĩ Kỳ - Ảnh: AFP
Theo Ủy ban bảo vệ nhà báo (CPJ), một tổ chức phi lợi nhuận, phi chính phủ độc lập của Mỹ có trụ sở tại thành phố New York, bang New York, Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ đã vượt qua Trung Quốc, trở thành quốc gia có số nhà báo bị bắt giam nhiều nhất thế giới.
Tại Thổ Nhĩ Kỳ, một trong những cơ quan báo chí bị ảnh hưởng nặng nề nhất là tờ Cumhuriyet với ít nhất 11 nhà báo và các nhân viên khác bị bắt giam. Đây là tờ báo đối lập và cũng là một trong số ít những cơ quan báo chí độc lập còn lại ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Giám đốc điều hành của báo Cumhuriyet, ông Akın Atalay, bị cáo buộc là thành viên của hai tổ chức khủng bố: PKK và Phong trào Movement hay còn gọi là Phong trào Gülen của những người ủng hộ ông Fetullah Gülen, một giáo sĩ ôn hòa theo dòng Hồi giáo Sunni.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoğan cáo buộc giáo sĩ Gülen là người đứng sau cuộc đảo chính bất thành hồi tháng 7 năm nay. Trên thực tế, giáo sĩ này trong quá khứ từng là một đồng minh thân thiết của ông Erdoğan.
Theo báo New York Times, việc bắt giam các nhà báo là ví dụ hiển nhiên nhất cho thấy tình trạng không chỉ ngăn cản tự do báo chí mà cả tự do ngôn luận đáng lo ngại tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Hơn 3.000 người Thổ Nhĩ Kỳ đã phải đối mặt với các cáo buộc xúc phạm tổng thống, trong đó có cả cựu hoa hậu Thổ Nhĩ Kỳ, Merve Buyuksarac, người đã "chế lại" những ca từ trong bài quốc ca của Thổ Nhĩ Kỳ để chế giễu ông Erdogan trên mạng xã hội Instagram.
Tình hình an ninh tại Haiti tiếp tục diễn biến nghiêm trọng khi các băng nhóm vũ trang mở cuộc tấn công quy mô lớn vào thành phố Mirebalais, cách thủ đô 48km về phía đông bắc, gây ra làn sóng bạo lực mới tại quốc gia vùng Caribe này.
Các nguồn thạo tin cho biết ngày 1/4, chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bắt đầu sa thải nhân viên của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) cũng như nhân viên của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA).
Ngày 1/4, Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra đã ra lệnh điều tra sâu về vụ sập tòa nhà trụ sở văn phòng Tổng kiểm toán Nhà nước Thái Lan (OAG) nhằm đưa ra nguyên nhân chính xác vụ sập tòa nhà 30 tầng này.
Đội cứu hộ, cứu nạn Quân đội Việt Nam tiếp tục đưa thêm một thi thể nạn nhân bị vùi lấp trong đống đổ nát ra ngoài, bàn giao cho gia đình và chính quyền sở tại tại thủ đô Nay Pyi Taw, Myanmar.
Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc sẽ ra phán quyết về việc luận tội Tổng thống Yoon Suk-yeol vào cuối tuần này, động thái sẽ quyết định tương lai chính trị của ông.
72 giờ sau thảm họa được cho là thời gian vàng để giải cứu các nạn nhân sống sót trong động đất, nhưng số người còn sống được tìm thấy ở Myanmar chỉ đếm trên đầu ngón tay, với dự báo số thương vong còn tăng.
Myanmar tuyên bố để quốc tang một tuần để tưởng niệm các nạn nhân của trận động đất 7,7 độ, khi hy vọng tìm thấy người sống sót ngày càng thấp.
Theo ước tính mới điều chỉnh của lực lượng đặc trách ứng phó động đất thuộc Chính phủ Nhật Bản, 298.000 người dân nước này có thể tử vong nếu siêu động đất xảy ra ở rãnh Nankai.
Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định mức thuế quan áp dụng đối với ôtô và phụ tùng ôtô nhập khẩu vào Mỹ chắc chắn sẽ được duy trì để "đảm bảo sự công bằng."
Trong lời kêu gọi tài trợ khẩn cấp cho Myanmar, WHO nêu rõ: "WHO đã phân loại cuộc khủng hoảng này là tình trạng khẩn cấp Cấp độ 3 - mức cao nhất theo Khung Ứng phó Khẩn cấp của tổ chức."
Sau trận động đất kinh hoàng tại Myanmar, nhiều quốc gia đã nhanh chóng triển khai các biện pháp hỗ trợ khẩn cấp, trong đó có Việt Nam, Singapore, Campuchia, Ấn Độ và nhiều tổ chức, quốc gia khác.
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, một loại virus chưa rõ nguồn gốc đã xuất hiện ở Nga, với các triệu chứng bao gồm ho ra máu và sốt cao, trong khi xét nghiệm COVID-19 và cúm đều cho kết quả âm tính.
Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ dự đoán trong kịch bản tồi tệ nhất, trận động đất 7,7 độ ở Myanmar có thể khiến 100.000 người chết và gây thiệt hại nặng về kinh tế.
Lệnh cưỡng chế di dời khỏi Gaza đang đe dọa tính mạng người dân Palestine và khiến hàng trăm nghìn người mất nơi ở hoặc không được tiếp cận các nhu cầu cơ bản.
Trận động đất 7,7 độ trưa 28/3 phá hủy nhiều tu viện, nhà cửa ở Myanmar, làm sập một tòa nhà 30 tầng đang thi công ở Thái Lan, dự kiến gây thương vong lớn.
Tân Hoa xã dẫn báo cáo của Ban Thông tin của Hội đồng Hành chính nhà nước Myanmar cho biết, ít nhất 144 người đã thiệt mạng và 732 người bị thương trong trận động đất có độ lớn 7,7 xảy ra vào ngày 28/3 tại nước này.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đề nghị Liên hợp quốc tạm lãnh đạo Ukraine, với lập luận rằng chính quyền hiện tại ở Ukraine là bất hợp pháp vì không có cuộc bầu cử nào được tổ chức.
Tổ chức phi lợi nhuận Oceana công bố kết quả gây sốc của một phân tích cho thấy, đến năm 2030, các sản phẩm của Coca-Cola sẽ tạo ra khoảng 602.000 tấn rác nhựa mỗi năm thải ra các đại dương và hệ thống đường thủy thế giới. Lượng nhựa này đủ để lấp đầy dạ dày của 18 triệu con cá voi.
Nga sẵn sàng ký một thỏa thuận mới nhằm đảm bảo an ninh hàng hải ở Biển Đen nếu Mỹ "ra lệnh" cho chính quyền Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuân thủ các điều khoản.
Việc Nhà Trắng vô tình mời một nhà báo vào nhóm chat bàn kế hoạch không kích Houthi đang gây sốc trong chính quyền, đặt ra câu hỏi về tính chuyên nghiệp của họ.
Điều kiện khắc nghiệt tại khu vực tìm kiếm, cùng với việc máy bay đã mất tích quá lâu đang tạo ra thách thức không nhỏ cho chiến dịch tìm kiếm lại MH370.
Không quân Mỹ mới đây đã chính thức lựa chọn Boeing cho hợp đồng thiết kế và chế tạo tiêm kích tàng hình thế hệ thứ sáu đầu tiên trên thế giới trị giá 20 tỷ USD, với tên gọi F-47.