Thời tiết cực đoan hoành hành châu Á

Cơn bão đầu tiên đã đổ bộ Trung Quốc trong khi mưa lớn bất thường gây thiệt hại nặng nề ở Ấn Độ và khiến hàng ngàn người phải sơ tán tại Nhật Bản

Bão Mun hôm 3-7 đã đổ bộ đảo Hải Nam - Trung Quốc khiến hoạt động tàu phà tạm dừng và nhiều chuyến bay bị hủy. Cơ quan khí tượng địa phương thông báo bão Mun đã đổ bộ vào các vùng ven biển gần thị trấn Vạn Ninh với sức gió gần tâm bão lên đến 64,8 km/giờ.

Cơn bão đầu tiên đổ bộ vào Trung Quốc trong năm nay được dự báo quét qua đảo Hải Nam trước khi hướng đến miền Bắc Việt Nam. Theo hãng tin Tân Hoa Xã, chính quyền địa phương đã tăng cường các biện pháp khẩn cấp, đồng thời kêu gọi tàu thuyền trở về cảng.

Thời tiết cực đoan hoành hành châu Á

Lực lượng cứu hộ tìm kiếm người sống sót trong vụ sập tường do mưa lớn gây ra ở TP Mumbai - Ấn Độ hôm 2-7. Ảnh: REUTERS

Cục Khí tượng quốc gia Trung Quốc cảnh báo thời tiết cực đoan tại Trung Quốc ngày càng trở nên thường xuyên khi nhiệt độ ở một số khu vực đạt mức cao kỷ lục trong năm nay và lượng mưa sẽ vượt quá mức trung bình 70% trong 10 ngày tới. Theo hãng tin Reuters, nhiệt độ ở hầu hết các khu vực của Trung Quốc dự kiến tăng cao hơn trong tháng 7 này và một số nơi sẽ trải qua "những ngày tắm hơi" với nhiệt độ và độ ẩm cao ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hằng ngày và sức khỏe của người dân, cũng như nguồn cung cấp điện và nước.

Ông Liao Jun thuộc Cục Khí tượng Trung Quốc hôm 2-7 cho biết trong mùa lũ năm nay, nhiệt độ trung bình ở Trung Quốc là 14,2 độ C, cao hơn 0,9 độ C so với nhiệt độ trung bình kể từ năm 1961. Nhiệt độ trong 10 ngày tới ở miền Bắc Trung Quốc được dự báo có thể lên tới 40 độ C. Nhằm ứng phó thảm họa thiên tai, Bộ Tình trạng khẩn cấp của Trung Quốc đã giải ngân khoảng 192 triệu USD cho hoạt động cứu trợ, phần lớn dành cho khu vực miền Trung bị ảnh hưởng do lũ và các khu vực miền Nam.

Cũng ảnh hưởng bởi thời tiết cực đoan, mưa lớn bất thường gây vỡ đập Tiware ở bang Maharashtra - Ấn Độ làm ngập lụt nhiều ngôi làng, khiến ít nhất 7 người chết và 17 người khác mất tích. Đập bị vỡ sau khi khu vực này hứng chịu lượng mưa lớn nhất trong một thập niên qua. Theo hãng tin AP, lực lượng cứu hộ đang triển khai hoạt động tìm kiếm nạn nhân.

Trong những ngày qua, mưa lớn đã hoành hành ở bang này khiến ít nhất 34 người thiệt mạng trong các vụ sập tường, chết đuối cùng nhiều nguyên nhân khác và hàng chục người bị thương. Thiệt hại nặng nề nhất là Mumbai, thủ phủ bang Maharashtra, với ít nhất 24 người thiệt mạng và hơn 60 người bị thương. Theo đài CNN, hơn 1.000 người buộc phải sơ tán và các phương tiện công cộng tạm ngưng lưu thông ở TP Mumbai.

Còn tại Nhật Bản, khoảng 1,12 triệu người ở các tỉnh Kagoshima, Miyazaki và Kumamoto thuộc đảo Kyushu đã được yêu cầu sơ tán đến nơi an toàn hôm 3-7 khi mưa lớn tiếp tục diễn ra ở khu vực này, gây lũ lụt nhiều nơi và đe dọa sạt lở đất. Hiện các tuyến đường cao tốc, tuyến tàu cao tốc và nhiều trường học ở khu vực đã đóng cửa.

Theo tờ The Straits Times (Singapore), khoảng 1,44 triệu người khác cũng được yêu cầu chuẩn bị sơ tán. Cơ quan Khí tượng Nhật Bản dự báo đảo Kyushu, gồm Kagoshima và một số khu vực phía Tây Nam sẽ có lượng mưa khoảng 80 mm/giờ, trong đó một số nơi có thể chứng kiến lượng mưa bằng cả tháng chỉ trong 24 giờ. Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo yêu cầu cơ quan chức năng thực hiện mọi biện pháp có thể để bảo đảm sự an toàn cho người dân, đồng thời cho biết 14.000 binh sĩ chuẩn bị sẵn sàng để hỗ trợ hoạt động tìm kiếm cứu nạn.

Theo Người Lao động

Chủ đề Thời tiết - Khí hậu

Đọc thêm

Cảnh báo nguy cơ bệnh sốt rét quay trở lại

Cảnh báo nguy cơ bệnh sốt rét quay trở lại

Dù Hà Tĩnh được công nhận là đã loại trừ bệnh sốt rét quy mô cấp tỉnh song với việc xuất hiện các ca sốt rét ngoại lai đã dẫn tới nguy cơ cao bệnh có thể quay trở lại.
Ngắm đàn cò ngàn con kéo về trú ngụ tại một trang trại ở Hà Tĩnh

Gian nan bảo vệ chim trời

Thời gian gần đây, có nhiều đàn chim hoang dã, chim di cư về vùng đất Hà Tĩnh trú ngụ. Thế nhưng, để bảo vệ môi trường sống cho các loài chim, lực lượng chức năng và người dân đang gặp không ít khó khăn.
Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Để mục tiêu hoàn thành 2.343 ngôi nhà cho hộ nghèo, cận nghèo, người có công với cách mạng trước ngày 19/5/2025, các địa phương trong toàn tỉnh đang đứng trước khối lượng công việc lớn. Trên chặng nước rút, cả hệ thống chính trị Hà Tĩnh cùng hướng về cơ sở với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt; mỗi thành viên ban chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát các cấp phải thấm nhuần nguyên tắc “rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ kết quả, rõ sản phẩm”.
Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Vận dụng sáng tạo bài học kinh nghiệm trong làm nhà ở cho hộ nghèo giai đoạn 2021-2025, cả hệ thống chính trị ở Hà Tĩnh đã sớm vào cuộc, chủ động triển khai chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước. Với sự khẩn trương, chủ động triển khai kế hoạch và huy động các nguồn lực, Hà Tĩnh đặt mục tiêu hoàn thành chương trình trước ngày 19/5/2025 (trước mốc thời gian chung của cả nước hơn 6 tháng).
Vinh quang nghề công tác xã hội

Vinh quang nghề công tác xã hội

Dẫu nhiều vất vả song những người làm công tác xã hội trên địa bàn Hà Tĩnh vẫn luôn nỗ lực đồng hành, hỗ trợ các đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương để họ vươn lên trong cuộc sống.