Thứ Bảy, Chủ nhật có thực sự không dạy thêm, học thêm?

(Baohatinh.vn) - Chủ trương nghỉ học ở trường thứ Bảy và không dạy thêm, học thêm ngày Chủ nhật của thành phố Hà Tĩnh được dư luận rất đồng tình, hưởng ứng, nhưng liệu có thực hiện được triệt để?

Đứa cháu đang học lớp 7 con anh trai tôi vừa hí hửng khoe với cả nhà rằng, kể từ tuần này, trường cháu áp dụng lịch học tăng một buổi chiều ở trường nhưng được nghỉ ngày thứ Bảy và Chủ nhật hằng tuần.

17-2520.jpg
Các trường THPT trên địa bàn TP Hà Tĩnh đã triển khai thí điểm chủ trương không dạy học ngày thứ Bảy.

Nghe thông tin, anh chị tôi cũng thấy vui lây niềm vui của con vì như vậy thì mỗi sáng thứ Bảy, bố mẹ, con cái sẽ được thoải mái “ngủ nướng” sau cả tuần làm việc, học tập căng thẳng. Chị dâu tôi còn tính xa hơn thế khi lên kế hoạch cho những buổi ăn sáng, cà phê tụ họp gia đình, cho những chuyến về quê thăm ông bà, đi ra ngoại thành chơi.

Thế nhưng, không phải ai cũng cùng suy nghĩ đó vì không lâu sau, trong nhóm lớp học thêm của cháu, có phụ huynh đã đề xuất cô giáo tăng thêm buổi dạy vào ngày thứ Bảy vì “các cháu được nghỉ học ở trường, ở nhà cũng chẳng để làm gì”. Đáng nói, đề xuất đó nhận được sự đồng tình của không ít phụ huynh khác.

Chủ trương dạy học 5 ngày trong tuần (từ thứ Hai đến thứ Sáu) để nghỉ ngày thứ Bảy đối với cấp THCS mới được thí điểm ở thành phố Hà Tĩnh từ năm học 2024-2025 là sự nỗ lực của ngành GD&ĐT thành phố trong việc giúp giáo viên, học sinh giảm áp lực, có thời gian nghỉ ngơi mà vẫn đảm bảo chương trình học theo quy định.

14-2670.jpg
Được nghỉ ngày thứ Bảy giúp học sinh có thêm thời gian vui chơi, giải trí.

Chủ trương này nhận được sự quan tâm, hưởng ứng tích cực từ phần lớn giáo viên, phụ huynh, học sinh. Thế nhưng, vẫn có những phụ huynh, lớp học thêm đã “rục rịch” tăng cường lịch học cho con vào ngày thứ Bảy tại nhà thầy cô và các trung tâm. Đây cũng chính là điều lo ngại lớn nhất mà nhiều người bày tỏ trên các diễn đàn mạng xã hội xoay quanh chủ đề này những ngày gần đây.

Sự lo ngại đó không phải là không có cơ sở, bởi trên thực tế, tình trạng dạy thêm, học thêm hiện nay khá tràn lan ở tất cả các cấp học. Xuất phát từ chương trình học quá nặng, cùng với sự kỳ vọng của phụ huynh đối với con em, dạy thêm, học thêm đã trở thành một nhu cầu… bình thường.

Thế nên, ngoài các buổi học chính khóa, học thêm ở trường, học sinh các cấp học còn tham gia nhiều lớp học thêm ngoài trường vào buổi tối các ngày trong tuần và cả ngày thứ Bảy, Chủ nhật. Theo đó, phần lớn thời gian của học sinh vừa dành cho việc lên lớp vừa phải giải quyết một khối lượng bài tập ở nhà “khổng lồ” mà không còn thời gian vui chơi, thư giãn và kết nối với người thân, gia đình. Bố mẹ đi làm có ngày cuối tuần để nghỉ ngơi nhưng những đứa trẻ lại gần như không có thời gian tái tạo.

12.jpg
Áp lực học tập khiến nhiều học sinh mệt mỏi. Ảnh minh họa.

Còn nhớ, hồi tháng 11/2023, TP Hà Tĩnh đã phát động “Ngày Chủ nhật không dạy thêm, học thêm”. Ở thời điểm đó, chủ trương này cũng tạo hiệu ứng mạnh, được xem là một chủ trương hết sức nhân văn, đúng đắn, nhận được sự đồng tình hưởng ứng của đông đảo người dân.

Sau lễ phát động, nhiều giáo viên, trung tâm đã không bố trí lịch học thêm vào ngày Chủ nhật nữa. Song, đến nay, không ai dám khẳng định “trật tự” vẫn đang được duy trì, ít nhất là một chị bạn tôi chia sẻ rằng, chị đã thật sự thấy áy náy khi con hỏi “Sao năm ngoái mẹ và cô bảo từ nay, chúng con không phải học thêm vào ngày Chủ nhật nữa cơ mà!”.

Được nghỉ ngơi, thư giãn bên gia đình những ngày cuối tuần là nhu cầu hết sức chính đáng của trẻ nhỏ. Trả lại những ngày cuối tuần đúng nghĩa cho các em là trách nhiệm của người lớn. Chủ trương của ngành chuyên môn thì đã rõ nhưng có thực hiện được triệt để hay không đòi hỏi các nhà trường phải có sự giám sát chặt chẽ. Và, hơn ai hết, các bậc phụ huynh, giáo viên phải cùng chung nhận thức này để thống nhất thực hiện.

Chủ đề Đổi mới giáo dục

Đọc thêm

Rèn thói quen đọc sách cho con

Rèn thói quen đọc sách cho con

Hiểu rõ tác dụng của việc đọc sách, nhiều phụ huynh ở Hà Tĩnh đã rèn luyện thói quen này cho con và cùng con khám phá những điều mới mẻ, thú vị trong thế giới tri thức rộng lớn.
Truyền thống hiếu học - mạch nguồn không bao giờ vơi cạn

Truyền thống hiếu học - mạch nguồn không bao giờ vơi cạn

Suốt chiều dài văn hiến của dân tộc, truyền thống hiếu học, khoa bảng đã được các thế hệ thắp sáng, trao truyền, gìn giữ, tạo nên bản sắc văn hóa, con người Hà Tĩnh. “Đất học” Hồng Lam nổi danh cả nước với nguồn mạch âm thầm mà mãnh liệt.
Kỳ vọng lớn, quyết tâm cao trong năm học mới

Kỳ vọng lớn, quyết tâm cao trong năm học mới

Cùng với hàng triệu giáo viên, học sinh trên cả nước, hơn 374.000 cán bộ, giáo viên, học sinh Hà Tĩnh đã bước vào năm học mới với khí thế mới, hứa hẹn những thành công mới.
Mùa gieo hạt...

Mùa gieo hạt...

Náo nức chờ đón tiếng trống khai trường, sáng nay, giữa trời thu xanh thắm, hơn 374.000 cán bộ, giáo viên, học sinh Hà Tĩnh tràn ngập trong niềm vui, phấn khởi, tự tin bước vào năm học mới. Mùa gieo hạt bắt đầu...
Các trường học ở Hà Tĩnh hân hoan khai giảng năm học mới

Các trường học ở Hà Tĩnh hân hoan khai giảng năm học mới

Cùng với hàng triệu giáo viên, học sinh cả nước, sáng nay, hơn 374.000 cán bộ, giáo viên, học sinh Hà Tĩnh bước vào năm học mới. Các đồng chí lãnh đạo tỉnh đã về các địa phương chia sẻ niềm vui với giáo viên, học sinh trong ngày khai trường.
Tự hào giáo dục Vũ Quang

Tự hào giáo dục Vũ Quang

Trong những ngày thu tháng Chín, nhất là càng gần với lễ khai giảng, người dân Vũ Quang (Hà Tĩnh) lại tự hào nhắc đến "quả ngọt" của ngành giáo dục.