Thủ tục gọn nhẹ, dịch vụ nâng cao, người bệnh hài lòng!

(Baohatinh.vn) - Trước nhu cầu khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng tăng, ngành y tế đã chủ động ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) để quản lý, điều hành, cải cách thủ tục hành chính... Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh, tăng chỉ số hài lòng của người bệnh.

Thuận tiện cho bệnh nhân

Mỗi ngày, Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) thành phố Hà Tĩnh có khoảng 400 - 600 lượt người đến khám, điều trị. Nếu như trước đây, việc “ùn ứ” bệnh nhân luôn kéo dài từ sáng đến trưa thì bây giờ, tình trạng chờ đợi khám đã không còn. Sự thay đổi tích cực này bắt đầu vào cuối năm 2014, khi bệnh viện triển khai cho các bệnh nhân có thẻ BHYT làm thẻ khám bệnh thông minh. Trên thẻ có đầy đủ thông tin của người bệnh như tên tuổi, địa chỉ, số thẻ BHYT và ảnh cá nhân. Vì vậy, khi đến khám, hân viên bệnh viện soi thẻ qua máy chiếu, mọi thông tin về người bệnh sẽ được cập nhật vào máy tính.

thu tuc gon nhe dich vu nang cao nguoi benh hai long

Việc ứng dụng trang thiết bị hiện đại giúp BVĐK Hà Tĩnh triển khai nhiều ca phẫu thuật khó

Bà Lê Thị Thanh (68 tuổi) ở xã Thạch Tân (Thạch Hà) cho biết: “Từ khi có thẻ này, tôi thấy rất thuận tiện. Trước đây phải đợi chờ rất mệt mỏi, nhưng bây giờ thì trình thẻ là xong”…

CNTT được ứng dụng trong việc xếp thứ tự ở phòng khám giúp bệnh nhân thuận tiện hơn và tạo sự văn minh trong công tác khám chữa bệnh. Bà Nguyễn Thị Dung, ở thị trấn Cẩm Xuyên, đến khám bệnh tại BVĐK tỉnh, cho biết: “Có một thời đi khám phải chen lấn nhau, nhiều người đến sau nhưng vẫn khám trước gây không ít bức xúc. Nhưng giờ thì trừ những trường hợp ưu tiên theo quy định, còn lại cứ như “Lê-nin trong hiệu cắt tóc”, ai đến trước thì được gọi trước. Ngay cả đơn thuốc của bác sỹ, giờ cũng được in rõ ràng, không còn phiền phức khi đọc và tạo cảm giác yên tâm hơn”…

Giảm tải, tránh sai sót cho nhân viên y tế

Bác sỹ Nguyễn Thị Hằng - phụ trách phòng khám BVĐK Cẩm Xuyên cho biết: Bệnh viện đón tiếp 300 bệnh nhân/ngày. Trước đây, thường xuyên phải có 4 người làm thủ tục đăng ký cho bệnh nhân nhưng họ cũng phải chờ rất lâu. Giờ làm bằng máy chỉ có 2 người phục vụ, bệnh nhân lại không phải chờ. Hơn nữa, ứng dụng CNTT giúp người quản lý quan sát được tổng thể để có sự điều hành nhân lực phục vụ phòng khám kịp thời, hợp lý”…

thu tuc gon nhe dich vu nang cao nguoi benh hai long

BVĐK Kỳ Anh ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.

Bác sỹ Hà Thanh Sơn - Giám đốc BVĐK Nghi Xuân cũng chia sẻ: “Một trong những tiện ích mà ứng dụng CNTT mang lại cho bệnh viện đó là thẻ BHYT được mã hóa đồng bộ với hệ thống máy tính lưu giữ tất cả thông tin bệnh lý của bệnh nhân. Việc sử dụng thẻ tăng được thời gian tiếp xúc chẩn đoán của bác sỹ đối với bệnh nhân. Nếu như trước đây, bác sỹ mất khá nhiều thời gian cho việc ghi chép thì giờ chỉ cần một cú click chuột là xong. Điều này giúp bác sỹ tránh được những sai sót trong chẩn đoán, còn bệnh viện thì tránh được sai sót trong việc làm hồ sơ thanh toán BHYT”.

Từ khi áp dụng CNTT trong khám chữa bệnh và thanh toán BHYT, mọi việc đều đơn giản hơn vì thông tin bệnh nhân được kết nối qua mạng tại tất cả các khoa, phòng. Trên hệ thống phần mềm, mỗi bệnh nhân có một mã riêng thống kê tất cả các lần khám và chỉ định điều trị, giúp cho việc tra cứu các kết quả xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh từ những lần khám trước chỉ trong khoảng 1 phút. Bác sỹ Nguyễn Thanh Sơn - Trưởng khoa Nội tiết, BVĐK tỉnh cho biết: “Bệnh nhân nội tiết cần phải điều trị lâu dài và thường xuyên nên nếu sử dụng thẻ khám bệnh thông minh sẽ tạo thuận lợi cho cả người bệnh và nhân viên y tế. Thẻ giúp cho bệnh viện quản lý tốt hơn các bệnh nhân mắc bệnh nội tiết trong tỉnh, tạo tiền đề bước đầu để bệnh viện làm bệnh án điện tử”.

Ứng dụng CNTT còn giúp đội ngũ cán bộ, y, bác sỹ dễ dàng nâng cao trình độ chuyên môn, cập nhật và giảm khoảng cách kiến thức giữa các vùng địa lý. Bên cạnh đó, các bác sỹ có thể trao đổi thông tin chuyên môn, làm việc trên hệ thống mạng nội bộ nên dễ phát hiện sai sót và đối chiếu được kết qủa điều trị.

(Còn nữa)

Chủ đề 65 năm ngày Bác Hồ về thăm Hà Tĩnh

Đọc thêm

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

Thời gian qua, với nhiều hoạt động tích cực trong tuyên truyền KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, Hội KHHGĐ Hà Tĩnh được coi là cánh tay nối dài của các cơ quan triển khai thực hiện chính sách dân số.
Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình đã tồn tại 3 logo. Do chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển cần sáng tác logo mới thay thế logo về dân số và kế hoạch hóa gia đình.
 Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Trước hiện tượng 25 trẻ trong một xã ở Hà Tĩnh mắc sốt phát ban nghi sởi; trong đó, 10 bệnh nhân dương tính với vi rút sởi; các cơ quan chức năng đã vào cuộc không để bệnh lây lan.
Vì sao phụ nữ nên sinh con trước 30 tuổi?

Vì sao phụ nữ nên sinh con trước 30 tuổi?

Hiện nay, nhiều cặp vợ chồng ở Hà Tĩnh lựa chọn sinh con ở độ tuổi sau 35. Điều này có thể kéo theo nhiều hệ lụy về sức khỏe cho cả mẹ và con cũng như giảm chất lượng dân số.