Thua… “anh hùng bàn phím”!

(Baohatinh.vn) - Học sinh phạm lỗi, thầy giáo nhắc nhở, không nghe lại còn nói hỗn, thế là không nhịn nổi sự sỉ nhục của trò đối với mình, thầy giáo đã quay lại véo tai rồi bạt tai, và “bạo hành”… nổ ra, và… nghỉ việc!

Học trò trêu chọc bạn nhiều lần, cô giáo nhắc nhở không nghe, vẫn cứ tiếp tục, bực mình, cô giáo lấy phách nhạc (bằng gỗ nhẹ) gõ vào tay. Thế là đám “anh hùng bàn phím”, “hiệp sĩ phây búc”, “công chức phòng lạnh” ầm ĩ cả lên.

Theo thống kê, có đến gần 50 trang báo mạng, trang tin điện tử các loại và cư dân mạng, phụ huynh học sinh dồn dập... “phẫn nộ”, làm như quả đất sắp nổ tung đến nơi, nếu không “trị đến nơi, đến chốn”.

Thế là cô giáo bị đình chỉ giảng dạy, hạ loại thi đua… và đứng trước nguy cơ bị đuổi việc. Đó là những ví dụ gần đây, trong hàng trăm việc tương tự đã xẩy ra.

Ở một góc khác, clip học trò “bạo hành” nhau như phim hành động, rồi “yêu” nhau trước tuổi được đăng đầy rẫy trên mạng. Những “thể loại” này vẫn nhận được nhiều sự quan tâm của cộng đồng mạng, tuy nhiên, không đến nỗi “vây ráp, dồn ép” khiến “bị hại” phải lo lắng, sợ hãi như những người làm nghề gõ đầu trẻ.

Theo thời đại, theo sự phát triển của sự văn minh, thì đương nhiên những hành động tát tai học trò, hay lấy phách nhạc gõ vào tay con trẻ là thiếu “chuẩn mực”. Đáng buồn, “chuẩn mực” của những nhà sư phạm luôn được theo dõi “sát sao” của mạng xã hội, của dư luận viên, còn những hành động, hành vi mà “khi măng không uốn, thì tre sẽ trổ vồng” thì lại ít được để ý, ít được uốn nắn…

Ở một góc nhìn nào đó, nghề giáo ít còn tôn sư và đang mất dần trọng đạo. Bệnh thành tích nặng, lương thấp, quyền của phụ huynh và học sinh quá nhiều, dẫn tới nhiều người cho rằng, nghề giáo bây giờ cũng được xếp vào… nghề nguy hiểm! Và lời dạy của cổ nhân: “Thương cho roi, cho vọt, ghét cho ngọt, cho bùi” dường như đang ngày một rời xa với những những người đứng trên bục giảng…

Đọc thêm

Bán "hàng Nhật bãi", liệu có cần quản lý?

Bán "hàng Nhật bãi", liệu có cần quản lý?

Được giới thiệu có nguồn gốc từ Nhật Bản, các sản phẩm hàng hóa đã cũ kỹ vẫn được nhiều người dân Hà Tĩnh mua và sử dụng. Vậy, việc kinh doanh loại hàng này liệu có hợp pháp?
Nguy hiểm khi qua cầu không có lan can

Nguy hiểm khi qua cầu không có lan can

Cầu số 2 và cầu số 3 bắc qua sông Sóc thuộc xã Nam Phúc Thăng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) hiện đã hư hỏng và không có lan can, khiến nhiều người di chuyển qua đây bị rơi xuống sông.
Cần phát quang cây bụi bên bờ kênh Vách Nam

Cần phát quang cây bụi bên bờ kênh Vách Nam

Kênh Vách Nam có nhiệm vụ tiêu thoát lũ cho một số vùng của thị trấn Thạch Hà và các xã: Thạch Ngọc, Việt Tiến (Thạch Hà, Hà Tĩnh), tuy vậy, việc phát quang, dọn dẹp cây bụi hai bên kênh lại chưa được chú trọng.
Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cầu Cơn Gáo thuộc xã Kỳ Hoa (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) có vai trò rất quan trọng trong việc triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn hồ chứa nước thượng nguồn Sông Trí vào mỗi mùa mưa lũ.
Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Dù trên địa bàn có nhà máy nước sạch song nhiều năm qua, rất nhiều hộ dân ở xã Tiến Lộc cũ, nay là thị trấn Nghèn (Can Lộc, Hà Tĩnh) lại rơi vào tình trạng thiếu nước sạch!
"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

Khi điểm mở dải phân cách trên quốc lộ 1 thuộc địa phận huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) lắp thêm rào chắn, nhiều người chọn đi ngược chiều nên tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.