Thúc đẩy hợp tác trong khuôn khổ Ủy hội sông Mekong

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Cấp cao Ủy hội sông Mekong quốc tế lần thứ 3.

Nhận lời mời của Thủ tướng Vương quốc Campuchia Samdech Techo Hun Sen, hôm nay (4/4), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Cấp cao Ủy hội sông Mekong quốc tế lần thứ 3 từ ngày 4 – 5/4, tại Siêm Riệp, Campuchia.

Hội nghị có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ nguồn nước, sinh kế, giảm thiểu các hạn chế tiêu cực và tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - thương mại của các quốc gia thành viên.

thuc day hop tac trong khuon kho uy hoi song mekong

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Vương quốc Campuchia Samdech Techo Hun Sen

Sông Mekong dài khoảng 4.800 km chảy qua 6 nước là Trung Quốc, Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Cùng với nguồn tài nguyên phong phú, 65 triệu dân tiểu vùng Mekong đã và đang đóng góp thúc đẩy phát triển kinh tế của các nước trong khu vực.

Được thành lập từ 1956 dưới sự bảo trợ của Liên hợp quốc, Ủy ban sông Mekong quốc tế có nhiệm vụ điều phối tài trợ và quản lý tài nguyên trong lưu vực. Năm 1995, bốn nước Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam đã ký Hiệp định hợp tác Mekong 1995 và thành lập Ủy hội sông Mekong quốc tế (MRC). Hiệp định này là cơ sở pháp lý duy nhất trong vùng nhằm quản lý và phát triển lưu vực sông Mekong. Hiện nay, Ủy hội đang triển khai Kế hoạch Chiến lược chu kỳ 5 (2016-2020) gồm 7 kết quả chính và hơn 190 hoạt động với tổng kinh phí ước tính khoảng 60 triệu USD.

Từ năm 2010, Ủy hội sông Mekong đã quyết định tổ chức Hội nghị Cấp cao 4 năm một lần. Sau hơn 20 năm thành lập, Ủy hội sông Mekong đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần thúc đẩy hợp tác lưu vực như xây dựng các quy chế sử dụng nước, quản lý môi trường, nghề cá, liên kết giao thông thủy, mở rộng hợp tác với các đối tác trong và ngoài khu vực.

Tuy nhiên, lưu vực sông Mekong hiện đang phải đối mặt với những thách thức rất lớn liên quan đến vấn đề nguồn nước như tình trạng ngập mặn và những tác động khác của biến đổi khí hậu. Hiện sông Mekong là một trong 5 lưu vực sông lớn trên thế giới có dòng chảy bị suy giảm nhiều nhất do hạn hán, tác động của các công trình thủy điện trên dòng chính.

Đối với Việt Nam, sông Mekong có một vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển hai vùng kinh tế trọng điểm là Đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên, đóng góp gần 60% tổng lượng dòng chảy hàng năm của Việt Nam và chiếm khoảng 23% tổng dân số nước ta. Việt Nam luôn tích cực tham gia hợp tác tại các tổ chức khu vực, quốc tế về nguồn nước cũng như tăng cường hợp tác Mekong với các đối tác như Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á…

Ngay từ năm 2014, tại thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam đã đăng cai Hội nghị Cấp cao lần thứ hai của Ủy hội sông Mekong với chủ đề “An ninh nước, năng lượng, lương thực trong bối cảnh biến đổi khí hậu của Lưu vực sông Mekong”.

Năm 2015, tại Hà Nội, Việt Nam đã tổ chức nhiều hoạt động trong khuôn khổ hoạt động của Ủy hội, nhằm bảo vệ và sử dụng bền vững nguồn nước trong các cơ chế hợp tác khu vực liên quan.

Trong khuôn khổ hợp tác Mekong - Lan Thương, Việt Nam chủ động đưa nội dung hợp tác về nguồn nước thành một trong những lĩnh vực ưu tiên tại cơ chế hợp tác này; tích cực thúc đẩy hoạt động của Nhóm công tác nguồn nước và việc thành lập Trung tâm Hợp tác Tài nguyên nước Mekong -Lan Thương. Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng các bộ, ngành liên quan nước ta đã và đang tham gia tích cực với Nhóm công tác về nguồn nước để trao đổi, đối thoại với Trung Quốc về hợp tác phát triển bền vững sông Mekong -Lan Thương.

Ngoài ra, trong khuôn khổ Ủy hội sông Mekong, Việt Nam đã phối hợp với các nước thành viên thúc đẩy để lần đầu tiên Ủy ban Liên hợp Ủy hội sông Mekong ra được Tuyên bố về quá trình Tham vấn trước đối với dự án thủy điện Pắc Beng (Lào).

Trong bối cảnh Việt Nam đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Hội đồng Ủy hội sông Mekong quốc tế năm 2018, việc Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị Cấp cao Ủy hội sông Mekong quốc tế lần thứ 3 khẳng định sự quan tâm và cam kết của Việt Nam đối với sự hợp tác trong khuôn khổ Ủy hội sông Mekong, trên tinh thần Hiệp định Mekong 1995. Điều này cũng góp phần tăng cường vai trò của Ủy hội cũng như sự đoàn kết, hợp tác giữa các nước thành viên.

Theo VOV.VN

Đọc thêm

Chủ động công tác chuẩn bị, hướng tới tổ chức đại hội Đảng

Chủ động công tác chuẩn bị, hướng tới tổ chức đại hội Đảng

Sau thành lập, cùng với triển khai các nhiệm vụ được giao, Đảng ủy UBND tỉnh Hà Tĩnh và các đảng bộ, chi bộ trực thuộc đều chủ động chuẩn bị các nội dung, sẵn sàng điều kiện tổ chức đại hội Đảng nhiệm kỳ 2025-2030 khi có chỉ đạo, hướng dẫn mới từ Trung ương và Tỉnh ủy.
Bí thư Tỉnh ủy kiểm tra việc hoàn thiện dự án trùng tu, tôn tạo Khu lưu niệm Tổng Bí thư Trần Phú

Bí thư Tỉnh ủy kiểm tra việc hoàn thiện dự án trùng tu, tôn tạo Khu lưu niệm Tổng Bí thư Trần Phú

Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Nguyễn Duy Lâm yêu cầu các đơn vị liên quan soát xét, điều chỉnh, hoàn thiện Đề án trùng tu, tôn tạo Khu lưu niệm Tổng Bí thư Trần Phú tại xã Tùng Ảnh theo kết luận mới đây của Ban Bí thư, trên cơ sở bảo tồn di sản, di tích gốc, kết nối giữa nhà thờ, khu mộ và khu lưu niệm.
Sắp xếp tổ chức quân sự địa phương đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới

Sắp xếp tổ chức quân sự địa phương đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới

Ngày 2/4, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương lần thứ 13, xem xét, cho ý kiến vào Đề án về tổ chức quân sự địa phương “tinh, gọn, mạnh” đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Quốc phòng, điều hành hội nghị.
Phát huy tinh thần đại thắng mùa xuân 1975 trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Phát huy tinh thần đại thắng mùa xuân 1975 trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Thắng lợi của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là thành quả vĩ đại nhất trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc. Những giá trị, bài học kinh nghiệm của đại thắng mùa xuân 1975 sẽ tiếp tục được phát huy, tiếp thêm sức mạnh, ý chí quyết tâm trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Nhà vua Bỉ thăm Hoàng thành Thăng Long

Nhà vua Bỉ thăm Hoàng thành Thăng Long

Chủ tịch nước Lương Cường và Nhà vua Philippe cùng tham quan Hoàng thành Thăng Long, nghe giới thiệu về lịch sử hàng nghìn năm của dân tộc Việt Nam.
Những thành tựu của Hà Tĩnh sau 50 năm đất nước thống nhất

Những thành tựu của Hà Tĩnh sau 50 năm đất nước thống nhất

Sau khi đất nước thống nhất, Hà Tĩnh đã tập trung khắc phục khó khăn, thách thức, phát huy tiềm năng lợi thế, triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp trên các lĩnh vực. Hà Tĩnh từng bước khẳng định vị thế trên bản đồ khu vực cũng như cả nước.
Cơ quan Tỉnh ủy Hà Tĩnh triển khai nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới

Cơ quan Tỉnh ủy Hà Tĩnh triển khai nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng đề nghị cán bộ, công chức cơ quan Tỉnh ủy Hà Tĩnh tiếp tục đổi mới, sáng tạo, hiệu quả; tích cực ứng dụng công nghệ thông tin, đưa chuyển đổi số vào lãnh đạo, điều hành, cải cách hành chính; thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao đạo đức công vụ...
Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn các chương trình mục tiêu quốc gia

Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn các chương trình mục tiêu quốc gia

Tại điểm cầu Hà Tĩnh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh đề nghị thành viên BCĐ cấp tỉnh tiếp thu tinh thần chỉ đạo, kết luận của các Phó Thủ tướng tại hội nghị để tập trung chỉ đạo, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn các chương trình.
Thành tựu của đất nước sau 50 năm: Tiền đề cho kỷ nguyên vươn mình

Thành tựu của đất nước sau 50 năm: Tiền đề cho kỷ nguyên vươn mình

Sau gần 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và gần 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Những kết quả nổi bật trên các lĩnh vực tạo tiền đề cho kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.