Điểm mặt 10 nhóm hàng bán lẻ doanh thu tăng trong năm 2023

(Baohatinh.vn) - Năm 2023, doanh thu ngành bán lẻ của Hà Tĩnh đạt hơn 59.776 tỷ đồng, tăng hơn 13% so với năm 2022. Trong mức tăng này, 10/12 nhóm hàng hóa có doanh thu tăng.

Điểm mặt 10 nhóm hàng bán lẻ doanh thu tăng trong năm 2023

Năm 2023, doanh thu bán lẻ hàng may mặc đạt 3.383 tỷ đồng, tăng 16% so với năm 2022.

Theo đánh giá của Sở Công thương, năm 2023, hoạt động thương mại – dịch vụ trên địa bàn Hà Tĩnh diễn ra khá sôi động. Nguồn cung hàng hóa dồi dào, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân. Theo đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa năm 2023 đạt hơn 59.776 tỷ đồng, tăng 13,03% so với năm 2022.

Trong 12 nhóm hàng bán lẻ có 10 nhóm hàng doanh thu tăng so với năm 2022, gồm: gỗ và vật liệu xây dựng đạt 3.624 tỷ đồng (tăng 38,4%); đá quý, kim loại quý đạt 1.197 tỷ đồng (tăng 31,5%); vật phẩm văn hóa, giáo dục đạt 356 tỷ đồng (28,3%); đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình đạt 6.918 tỷ đồng (tăng 27,3%); lương thực, thực phẩm đạt 27.123 tỷ đồng (tăng 18%); hàng may mặc đạt 3.383 tỷ đồng (tăng 16%); xăng, dầu các loại đạt 6.951 tỷ đồng (tăng 20%); nhiên liệu khác (trừ xăng dầu) đạt 1.142 tỷ đồng (tăng 14%); doanh thu dịch vụ sửa chữa ô tô, xe máy, động cơ đạt 1.457 tỷ đồng (tăng 13,5%); hàng hóa khác đạt 2.843 tỷ đồng (tăng 6%).

Sự tăng trưởng được nhận định là sức mua hàng hóa tăng và giá cả nhiều nhóm hàng tăng.

Điểm mặt 10 nhóm hàng bán lẻ doanh thu tăng trong năm 2023

Doanh thu bán lẻ năm 2023 trên địa bàn Hà Tĩnh đạt hơn 59.776 tỷ đồng.

2 nhóm hàng có doanh thu giảm so với năm 2022 là ô tô con đạt 3.371 tỷ đồng, giảm 26% và phương tiện đi lại (trừ ô tô con) giảm 42%.

Theo đánh giá của ngành chuyên môn, năm 2023, tình hình kinh tế khó khăn, nhất là thị trường bất động sản trầm lắng nên sức mua mặt hàng xa xỉ giảm.

Năm 2024, ngành Công thương Hà Tĩnh đặt mục tiêu doanh thu bán lẻ hàng hóa tăng 15% so với năm 2023. Trước mắt, các ngành chức năng đang tập trung các giải pháp đảm bảo cân đối cung cầu, bình ổn thị trường trước, trong và sau tết Nguyên đán, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân.

Chủ đề Thị trường, Thương mại - Dịch vụ

Đọc thêm

Nhộn nhịp những phiên chợ truyền thống ngày Tết

Nhộn nhịp những phiên chợ truyền thống ngày Tết

Không chỉ được xem là “điểm hẹn” du xuân của nhiều người, những phiên chợ truyền thống ngày Tết ở Hà Tĩnh còn là nơi hướng về cội nguồn với những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp.
Dịch vụ rửa xe "bội thu" những ngày Tết

Dịch vụ rửa xe "bội thu" những ngày Tết

Những ngày cuối năm, nhu cầu rửa xe của người dân Hà Tĩnh tăng đột biến nên các tiệm rửa xe phải hoạt động với công suất gấp 3-4 lần ngày thường, thu nhập nhờ đó cũng tăng cao.
Giá chuối chợ Tết tăng “phi mã”

Giá chuối chợ Tết tăng “phi mã”

Năm nay, ở nhiều chợ dân sinh tại Hà Tĩnh, giá chuối xanh dịp Tết tăng đột biến, những nải chuối to, đẹp, số lẻ thậm chí có giá tới 450 - 500.000 đồng/nải.
Gia tăng đơn hàng tết online của người dân Hà Tĩnh

Gia tăng đơn hàng tết online của người dân Hà Tĩnh

Với sự phát triển mạnh mẽ của các nền tảng thương mại điện tử, mạng xã hội, người tiêu dùng Hà Tĩnh ngày nay dễ dàng mua sắm Tết với vài cú chạm tay, từ thực phẩm, quà tặng, đồ trang trí cho đến các loại đặc sản vùng miền.
“Order” hoa Tết, giá cao vẫn đắt hàng

“Order” hoa Tết, giá cao vẫn đắt hàng

Giá hoa tươi cắt cành những ngày cận Tết ở Hà Tĩnh tăng cao, thậm chí gần gần gấp đôi so với ngày thường nhưng vẫn thu hút người tiêu dùng đặt hàng.
Tài chính thị trường ngày 24/1: Việt Nam hướng tới gia nhập OECD

Tài chính thị trường ngày 24/1: Việt Nam hướng tới gia nhập OECD

Tại buổi tiếp ông Mathias Cormann - Tổng Thư ký Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế thế giới (OECD), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng đề nghị OECD tạo điều kiện để Việt Nam cử các chuyên gia, cán bộ làm việc tại Ban Thư ký OECD. Chi tiết có trong Bản tin Tài chính thị trường ngày 24/1 của Báo Hà Tĩnh.
Hàng hóa dồi dào phục vụ người dân sắm Tết

Hàng hóa dồi dào phục vụ người dân sắm Tết

Đối với những cơ sở kinh doanh dịch vụ - thương mại trên địa bàn Hà Tĩnh, không khí đón xuân đã về từ nhiều tháng trước, khi phải chuẩn bị lượng hàng chủ động để cung ứng ra thị trường.