Tích cực hưởng ứng Cuộc vận động "Người Việt dùng hàng Việt"

Thực hiện Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", tỉnh và các cấp ngành, địa phương đã vào cuộc một cách quyết liệt. Qua 3 năm thực hiện, nhìn chung, Cuộc vận động đã đạt được những kết quả đáng phấn khởi.

Trong 3 năm qua, Tỉnh ủy, UBND đã ban hành nhiều văn bản để đẩy mạnh Cuộc vận động Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt. Bên cạnh đó, Sở Công thương cũng thường xuyên hướng dẫn, đốc thúc các đơn vị, địa phương, doanh nghiệp trên địa bàn xây dựng chương trình, kế hoạch để triển khai hưởng ứng Cuộc vận động.

Hàng Việt ngày càng được khách hàng tin dùng.

Hàng Việt ngày càng được khách hàng tin dùng.

Công tác tuyên truyền về Cuộc vận động được Sở Công thương phối hợp với UBND huyện, thành phố, thị xã và Hội Bảo vệ Quyền lợi người tiêu dùng, Hội liên hiệp phụ nữ tổ chức 12 cuộc tập huấn tuyên truyền "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" cho hơn 2.000 học viên, đối tượng là đảng viên, cán bộ công chức, đoàn viên, hội viên, các tầng lớp nhân dân, các doanh nghiệp, đặc biệt là cán bộ cốt cán Hội phụ nữ các xã, phường trên địa bàn toàn tỉnh; phối hợp với Đoàn Thành niên Cộng sản Hồ Chí Minh phát động hưởng ứng cuộc vận động trong đoàn viên thanh niên hưởng ứng với khẩu hiệu “Thanh niên Hà Tĩnh đồng hành cùng hàng Việt” với hơn 1.000 đoàn viên thanh niên tham gia buổi diễu hành trên các tuyến đường chính của Thành phố Hà Tĩnh.

Triển khai xây dựng chương trình phóng sự tuyên truyền về Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; sản xuất đĩa VCD tuyên truyền nhận thức về Cuộc vận động tới các phường xã; phối hợp với Đài PT-TH Hà Tĩnh mở chuyên mục “Người Việt dùng hàng Việt”, phát hơn 100 số trên sóng tryền hình của tỉnh; Phối hợp với UBND huyện, thành phố, thị xã xây dựng 5 điểm pano appic hưởng ứng cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" tại trung tâm thành phố Hà Tĩnh và một số huyện.

Về chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp, UBND tỉnh đã ban hành chính sách bình ổn giá cả thị trường nhân dịp cuối năm và tết Nguyên đán. Mặt hàng tham gia bình ổn của các doanh nghiệp chủ yếu là hàng Việt và đặc biệt là sản phẩm của Hà Tĩnh. Trong 3 năm, tổng kinh phí hỗ trợ cho các doanh nghiệp tham gia bình ổn giá từ 2 tỷ đến 2,1 tỷ đồng/năm. Các ngành, địa phương còn hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thuê địa điểm bán hàng Việt, đưa hàng về nông thôn, vùng sâu vùng xa, vùng khó khăn và các khu vực tái định cư thuộc các dự án trọng điểm của tỉnh.

Các chuyến hàng trên được bán với giá ưu đãi với nhiều mặt hàng khuyến mại. Đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán, khi đưa hàng về với nông thôn, các công ty đều có các suất quà dành tặng các hộ nghèo, gia đình chính sách. Ngoài ra, thông qua công tác hội chợ triển lãm, các địa phương cũng đã hỗ trợ cho doanh nghiệp tổ chức và các doanh nghiệp tham gia hội chợ nhiều chương trình như: Miễn giảm tiền thuê mặt bằng, hỗ trợ các dịch vụ công cộng, hỗ trợ kinh phí đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh của tỉnh tham gia các Hội chợ, hỗ trợ kinh phí xây dựng thương hiệu hàng hóa...

Các doanh nghiệp cũng tích cực triển khai thực hiện Tuần lễ hàng Việt Nam, tổ chức khuyến mại quảng cáo hàng Việt Nam, khuyến khích các doanh nghiệp, đơn vị, cá nhân sử dụng nguyên liệu, vật liệu đã sản xuất được trong nước làm yếu tố đầu vào trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ. Các doanh nghiệp và siêu thị thực hiện các chính sách khuyến mại, nâng cao chất lượng phục vụ, giảm giá, tặng quà khi mua sản phẩm. Theo báo cáo của các doanh nghiệp, sau 3 năm triển khai, các doanh nghiệp đã thực hiện 2.522 chương trình khuyến mại với tổng giá trị 3.936 tỷ đồng, bằng các hình thức như: Tặng quà, giảm giá, dùng thử sản phẩm...

Điển hình trong thực hiện cuộc vận động này là Công ty TNHH TM-DV Sài Gòn - Hà Tĩnh (Co.opMart Hà Tĩnh). Ông Văn Quốc Hoàng - Giám đốc Co.opMart Hà Tĩnh cho biết, quan điểm của đơn vị là ưu tiên cho hàng Việt. Vì vậy, hiện nay, trong siêu thị này, cơ cấu đến trên 16.000 mặt hàng Việt, chiếm tỷ lệ trên 90%.

Chương trình Đưa hàng Việt về nông thôn trong thời gian qua cũng luôn được chú trọng và tổ chức thực hiện hiệu quả. Các doanh nghiệp tổ chức các chương trình đưa hàng Việt Nam về Khu Công nghiệp, nông thôn, vùng sâu, vùng xa để đáp ứng nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng, đặc biệt, vào các dịp lễ, Tết. Trong 3 năm qua, Sở Công Thương đã tổ chức trên 60 chuyến hàng về khu tái định cư và vùng nông thôn với 04 doanh nghiệp tham gia chủ yếu, thu hút khoảng 40.000 lượt khách tham quan, mua sắm.

Siêu thị Co.opMart tại TP Hà Tĩnh là địa chỉ có bán trên 16.000 mặt hàng Việt, chiếm tỷ lệ trên 90%.

Siêu thị Co.opMart tại TP Hà Tĩnh là địa chỉ có bán trên 16.000 mặt hàng Việt, chiếm tỷ lệ trên 90%.

Trong 3 năm qua, Sở Công Thương đã chỉ đạo Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tổ chức gần 10 Hội chợ triển lãm ở thành phố, huyện, thị xã trên địa bàn toàn tỉnh; tổ chức 04 phiên chợ "Hàng Việt" tại các xã vùng biên giới và nông thôn với số lượng tham gia từ 25-45 gian hàng, thu hút từ 1.000- đến 1.5000 lượt khách đến tham quan mua sắm mỗi phiên. Sở cũng đã phối hợp với Hội doanh nghiệp vừa và nhỏ Hà Tĩnh, Hội doanh nghiệp nữ Hà Nội tổ chức Hội nghị kết nối, xúc tiến thương mại giữa 3 tỉnh Hà Nội - Hà Tĩnh - Yên Bái với sự tham gia của 25 Tổng Công ty, doanh nghiệp, hệ thống siêu thị Hà Nội, Yên Bái và 70 doanh nghiệp đóng trên địa bàn Hà Tĩnh nhằm tạo cơ hội giao thương, tiêu thụ hàng hóa, nông sản cho các doanh nghiệp địa phương. Thông qua hội nghị, nhiều doanh nghiệp Hà Tĩnh đã ký được nhiều hợp đồng đầu tư, bao tiêu sản phẩm, hợp tác kinh doanh. Tổ chức bình chọn 22 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu và phối hợp với Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Sài Gòn - Hà Tĩnh xây dựng kế hoạch, tổ chức lễ ký kết cung ứng 16 sản phẩm, hàng hoá của các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh vào hệ thống phân phối của Co.opMart.

Nhờ hưởng ứng tích cực từ các cấp, ngành, địa phương liên quan nên Cuộc vận động Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt ở tỉnh ta đã có những chuyển biến mạnh mẽ. Qua khảo sát, sau 3 năm thực hiện Cuộc vận động, lượng tiêu dùng hàng Việt chiếm khoảng 65% đến 70% thị phần trong nhân dân, góp phần quan trọng trong việc, giải quyết việc làm, thúc đẩy kinh tế- xã hội phát triển.

Đọc thêm

Đào phai vào mùa tuốt lá

Đào phai vào mùa tuốt lá

Thời điểm này, các chủ vườn đào ở xã Cổ Đạm (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đang tất bật tuốt lá để đào ra nụ và lộc mới, cung ứng ra thị trường vào dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
“Lá chắn” phòng chống thiên tai ở Hà Tĩnh

“Lá chắn” phòng chống thiên tai ở Hà Tĩnh

Hệ thống cơ sở hạ tầng, thông tin liên lạc phòng chống thiên tai ở Hà Tĩnh từng bước được đầu tư theo hướng đồng bộ, hiện đại, góp phần giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.
Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.