Tiết lộ về vụ tình báo Đức do thám truyền thông quốc tế

Cơ quan Tình báo Liên bang Đức (BND) đã tiến hành do thám hàng loạt nhà báo và cơ quan truyền thông quốc tế thông qua việc nghe lén điện thoại, đánh cắp dữ liệu fax và thâm nhập vào thư điện tử.

tiet lo ve vu tinh bao duc do tham truyen thong quoc te

Trụ sở Cục Tình báo Liên bang Đức ở Berlin. (Ảnh: Mạnh Hùng/TTXVN)

Tạp chí Der Spiegel (Tấm gương) của Đức cho biết việc theo dõi này đã diễn ra trong nhiều năm qua và danh sách các cơ quan truyền thông lớn nằm trong tầm kiểm soát của BND có BBC và Reuters của Anh, New York Times của Mỹ...

BND không chỉ do thám phóng viên của BBC ở Afghanistan mà còn thâm nhập vào cả hệ thống điện thoại và fax ở trụ sở BBC tại London.

Điện thoại của phóng viên New York Times tại Afghanistan, của phóng viên Reuters tại Afghanistan, Pakistan và Nigeria, một số phóng viên quốc tế ở Kuwait, Liban, Ấn Độ, Nepal và Indonesia cũng nằm trong danh sách bị BND do thám.

Kể từ năm 1999 đến nay, ít nhất 50 số điện thoại, số fax và địa chỉ e-mail của các nhà báo trên thế giới đã bị BND do thám.

Tại Đức, các nhà báo được bảo vệ chặt chẽ trước sự can thiệp của nhà nước thông qua những quy định của pháp luật, tương tự như luật sư, bác sĩ và linh mục. Nhà báo được quyền từ chối làm chứng trước tòa để bảo vệ nguồn tin. Luật pháp Đức nghiêm cấm Cơ quan Tình báo nội địa do thám các nhà báo.

Chi nhánh của Tổ chức Nhà báo không biên giới tại Đức đã lên tiếng về vụ việc, cho rằng đó là một "sự tấn công nghiêm trọng vào tự do báo chí" và là một "chiều hướng mới của vi phạm hiến pháp."

Cũng phản ứng trước vụ việc trên, người phát ngôn của BBC nói: "Chúng tôi rất thất vọng khi nghe thông tin trên. Nhiệm vụ của BBC là cung cấp những thông tin chính xác về nhiều đối tượng trên thế giới và đội ngũ nhà báo của BBC có thể hoạt động tự do và an toàn với sự đảm bảo tuyệt đối để có được nguồn thông tin. Chúng tôi kêu gọi tất cả các chính phủ tôn trọng hoạt động báo chí."

Trong khi đó, BND chưa đưa ra bình luận gì./.

Theo Vietnamplus

Đọc thêm

Đảng cầm quyền Hàn Quốc trước nguy cơ phân rã

Đảng cầm quyền Hàn Quốc trước nguy cơ phân rã

Sau khi Quốc hội Hàn Quốc ngày 14/12 thông qua dự luật luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol do ông đã ban bố thiết quân luật đêm 3/12, nhiều nhà lãnh đạo của đảng Quyền lực Quốc dân (PPP) cầm quyền đã nộp đơn từ chức, trong khi sự chia rẽ nội bộ giữa những người ủng hộ và phản đối việc luận tội Tổng thống Yoon có xu hướng ngày càng gia tăng, khiến PPP đứng trước nguy cơ bị phân rã.
Bệnh lạ khiến 31 người tử vong tại CHDC Congo

Bệnh lạ khiến 31 người tử vong tại CHDC Congo

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), từ ngày 24/10 đến ngày 5/12, CHDC Congo ghi nhận 406 ca mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân với các triệu chứng như sốt, đau đầu, ho, sổ mũi và đau nhức cơ bắp.