Tiểu thương chợ Hôm thay đổi hành vi trong kinh doanh

(Baohatinh.vn) - Sau hơn 1 năm triển khai, mô hình “Phụ nữ nói không với thực phẩm không an toàn” tại chợ Hôm (thị trấn Đức Thọ, Hà Tĩnh) đã mang lại nhiều kết quả đáng ghi nhận, đặc biệt là giúp tiểu thương thay đổi hành vi trong kinh doanh.

Được Trung ương Hội LHPN Việt Nam, Hội LHPN tỉnh, huyện chọn làm điểm xây dựng mô hình về an toàn thực phẩm, Hội LHPN thị trấn Đức Thọ đã tập trung rà soát, xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện mô hình. Đến tháng 8/2022, mô hình “Phụ nữ nói không với thực phẩm không an toàn” được thành lập với 50 thành viên là những người trực tiếp chế biến, kinh doanh thực phẩm tại chợ Hôm (thị trấn Đức Thọ). Đây là chợ đầu mối, nơi giao thương hàng hóa của huyện Đức Thọ với trên 625 hộ kinh doanh.

Tiểu thương chợ Hôm thay đổi hành vi trong kinh doanh

Mô hình "Phụ nữ nói không với thực phẩm không an toàn" tại chợ Hôm (thị trấn Đức Thọ) được ra mắt vào tháng 8/2022. (Ảnh tư liệu).

Để đảm bảo mô hình hoạt động hiệu quả, hội LHPN các cấp và ban, ngành liên quan thường xuyên vận động, kiểm tra hoạt động tại chợ của các thành viên tham gia mô hình; đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền như: phát tờ rơi, gắn biển, bảng tuyên truyền, tập huấn kiến thức về ATTP, tổ chức sinh hoạt mô hình theo định kỳ...

Bán hàng thịt lợn tại chợ Hôm đã lâu, bà Lê Thị Phượng (59 tuổi) nhận thức rõ tầm quan trọng của việc đảm bảo ATTP. Vì vậy, khi mô hình “Phụ nữ nói không với thực phẩm không an toàn” được thành lập, bà đã hăng hái tham gia và đảm nhận nhiệm vụ phó chủ nhiệm mô hình.

Bà Phượng cho biết: “Từ khi tham gia mô hình này, không chỉ tôi mà các thành viên khác được nâng cao hiểu biết về ATTP. Chúng tôi đã được tham gia tập huấn kiến thức về đảm bảo ATTP, tổ chức sinh hoạt mô hình thường kỳ (3 tháng/lần). Chị em tự nhắc nhủ nhau phải luôn đảm bảo ATTP, hình thành nếp sống, buôn bán văn minh, thân thiện, lịch sự, “vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi”.

Tiểu thương chợ Hôm thay đổi hành vi trong kinh doanh

Các thành viên của mô hình luôn nhắc nhủ nhau phải đảm bảo ATTP, thực hiện việc buôn bán văn minh, lịch sự.

Tại chợ Hôm, có thể nhận thấy các mặt hàng kinh doanh thực phẩm, rau củ, hàng tươi sống được tiểu thương bày bán sạch sẽ, gọn gàng. Phần lớn tiểu thương đã lựa chọn các mặt hàng có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để kinh doanh. Những sản phẩm như: thịt lợn, thịt bò đều được đóng dấu kiểm dịch sau khi tiến hành giết mổ. Các thành viên của mô hình quyết tâm kinh doanh, buôn bán đúng, đủ, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, ứng xử có văn hóa, tạo chữ tín trong kinh doanh.

Tiểu thương chợ Hôm thay đổi hành vi trong kinh doanh

Người dân yên tâm khi lựa chọn thực phẩm tại chợ Hôm.

Là khách quen của các quầy hàng thực phẩm tại chợ Hôm, bà Nguyễn Thị Ngân Hà (tổ dân phố 7, thị trấn Đức Thọ) cho biết: “Tôi nhận thấy, sau khi mô hình “Phụ nữ nói không với thực phẩm không an toàn” được thành lập tại chợ Hôm đã tạo sự đổi mới trong cách bán hàng của các tiểu thương. Việc đảm bảo ATTP được tiểu thương quan tâm hơn trước, luôn đảm bảo chất lượng các mặt hàng. Từ đó, tôi và nhiều khách hàng khác yên tâm hơn khi lựa chọn thực phẩm tại chợ”.

Chủ tịch Hội LHPN thị trấn Đức Thọ Nguyễn Thị Thanh Hương thông tin: Sau hơn 1 năm triển khai, 100% thành viên trong mô hình đều thực hiện việc sắp xếp, chỉnh trang ki-ốt buôn bán đảm bảo sạch, đẹp, an toàn. Đặc biệt, các thành viên tham gia mô hình đã nâng cao nhận thức, trách nhiệm, thay đổi hành vi trong việc tuân thủ các quy định của pháp luật về đảm bảo ATTP gắn với các tiêu chí cuộc vận động xây dựng “Gia đình 5 không 3 sạch”...

Tiểu thương chợ Hôm thay đổi hành vi trong kinh doanh

Các thành viên tham gia mô hình đã nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong việc đảm bảo ATTP.

Được biết, các thành viên tham gia mô hình cùng hỗ trợ, giám sát các thành viên khác trong thực hiện các quy định về ATTP. Từ các thành viên tham gia mô hình, Hội LHPN thị trấn Đức Thọ đã vận động hộ sản xuất giò lụa Nhung Tuấn xây dựng sản phẩm OCOP và đã đạt sản phẩm 3 sao vào giữa năm 2023.

Hội LHPN thị trấn sẽ tiếp tục tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền các nội dung để lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng và phát huy hiệu quả mô hình. Duy trì thực hiện tốt quy chế hoạt động, tổ chức tập huấn, cập nhật về kiến thức ATTP cho các thành viên tham gia mô hình. Tiếp tục tuyên truyền mở rộng thành viên. Lan tỏa các gương điển hình trong thực hiện sản xuất kinh doanh đảm bảo ATTP. Thường xuyên có các hoạt động kiểm tra, giám sát, nắm bắt tình hoạt động tại các hộ kinh doanh thực phẩm tại chợ Hôm. Tham mưu các giải pháp để hỗ trợ để nâng cấp, chỉnh trang tại các ki-ốt đảm bảo sạch, đẹp...

Chị Nguyễn Thị Thanh Hương

Chủ tịch Hội LHPN thị trấn Đức Thọ

Chủ đề An toàn vệ sinh thực phẩm

Đọc thêm

Sống khỏe cùng BHT: Dấu hiệu nhận biết bệnh suy tim, cách phòng tránh

Sống khỏe cùng BHT: Dấu hiệu nhận biết bệnh suy tim, cách phòng tránh

Suy tim là bệnh lý nguy hiểm, có tỉ lệ mắc cao và khó điều trị dứt điểm. Đặc biệt là trong những ngày nắng nóng, bệnh suy tim càng trở nên nguy hiểm hơn. Các dấu hiệu nhận biết, cách điều trị và phòng tránh? Bác sĩ Trần Văn Cường - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội sẽ tư vấn trong chương trình Sống khỏe cùng BHT.
Thức ăn chế biến sẵn - tiện lợi có đi liền tiềm ẩn rủi ro?

Thức ăn chế biến sẵn - tiện lợi có đi liền tiềm ẩn rủi ro?

Nhiều năm trở lại đây, thực phẩm chế biến sẵn được tiêu thụ ngày càng nhiều bởi sự tiện lợi, giá cả phải chăng và khẩu vị tương đối phù hợp với nhiều người dân Hà Tĩnh. Song, đằng sau sự tiện lợi đó liệu có tiềm ẩn những rủi ro về an toàn thực phẩm.
Ẩn họa từ đồ ăn gắn mác "nội địa Trung"

Ẩn họa từ đồ ăn gắn mác "nội địa Trung"

Đồ ăn vặt “nội địa Trung” xuất hiện ngày càng phổ biến ở các chợ mạng, quầy tạp hóa tại Hà Tĩnh nhưng phần lớn không có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại sức khỏe.
Sống khỏe cùng BHT: Khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ

Sống khỏe cùng BHT: Khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ

Trẻ bị rối loạn ngôn ngữ sẽ gặp khó khăn trong giao tiếp bằng lời nói, bày tỏ ý tưởng, cảm xúc với người xung quanh. Vậy đâu là các dấu hiệu nhận biết? Cách khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ ra sao? Bác sĩ Bùi Thị Tiến - Phòng khám Âm ngữ trị liệu, Khoa Y học cổ truyền – Phục hồi chức năng (Bệnh viện Đa khoa TTH Hà Tĩnh) sẽ tư vấn trong chương trình Sống khỏe cùng BHT.
Người mang ánh sáng trở về

Người mang ánh sáng trở về

Với bác sĩ chuyên khoa II Võ Tá Thiện - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn Hà Tĩnh, ca phẫu thuật không chỉ là nhiệm vụ y khoa, mà còn là một hành trình giúp bệnh nhân “nhìn lại cuộc đời” theo đúng nghĩa đen.
Chuyện sau những tia xạ chữa ung thư ở Hà Tĩnh

Chuyện sau những tia xạ chữa ung thư ở Hà Tĩnh

Trung tâm Xạ trị kỹ thuật cao - BVĐK tỉnh Hà Tĩnh đang từng ngày viết nên những câu chuyện hồi sinh từ lòng tin, từ nội lực ngành y tế địa phương và từ sự đồng hành của y học hiện đại.
"Thần y" chữa bách bệnh tại Hà Tĩnh: Vì sao không phép vẫn hoạt động nhiều năm?

"Thần y" chữa bách bệnh tại Hà Tĩnh: Vì sao không phép vẫn hoạt động nhiều năm?

Chữa bệnh không phép, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của nhiều người, thế nhưng cơ sở khám, chữa bệnh của ông Dương Văn Ngọ (ở xã Thạch Trị, TP Hà Tĩnh) vẫn ngang nhiên hoạt động. Câu hỏi đặt ra là công tác kiểm tra, xử lý vi phạm của địa phương, ngành chức năng vì sao chưa phát huy hiệu quả?