(Baohatinh.vn) - Những ngày này, các tiểu thương kinh doanh ven bờ hồ Bình Sơn (Hương Khê, Hà Tĩnh) đang gấp rút tháo dỡ ki-ốt, hàng quán theo yêu cầu của lực lượng chức năng.
Khu vực xung quanh hồ Bình Sơn có hơn 40 hộ tiểu thương kinh doanh từ nhiều năm nay.
Các tiểu thương đã dựng ki-ốt tạm bằng sắt, thép, lợp bạt... để phục vụ hoạt động kinh doanh đồ uống, ăn vặt vỉa hè.
Tuy nhiên, để cải tạo, nâng cấp hồ Bình Sơn, UBND thị trấn Hương Khê đã quyết định tiến hành giải tỏa hàng quán, tạo mặt bằng sạch phục vụ công tác thi công.
Được biết, hạng mục cải tạo hồ Bình Sơn thuộc Tiểu dự án “Cải thiện cơ sở hạ tầng đô thị Hương Khê, huyện Hương Khê” (tổng mức đầu tư khoảng 709 tỷ đồng từ nguồn vốn vay của Cơ quan phát triển Pháp - AFD) nằm trong dự án “Cải thiện cơ sở hạ tầng đô thị nhằm giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu cho 4 tỉnh ven biển Bắc Trung bộ”. Dự án kỳ vọng góp phần cải thiện điều kiện cơ sở hạ tầng và vệ sinh môi trường, tăng tính kết nối giữa các đơn vị hành chính đô thị, kết nối vùng, chống ngập lụt, biến đổi khí hậu...
Hồ Bình Sơn có diện tích 8 ha với chu vi 1,6 km. Hồ có chức năng điều hòa, chống ngập úng cho khu vực trung tâm thị trấn Hương Khê và là nơi thường xuyên diễn ra các hoạt động sinh hoạt văn hóa, lễ hội. Trong ảnh: Người dân tháo dỡ hàng quán, lều bạt theo quy định.
Tuy nhiên, theo khảo sát hiện trạng, lòng hồ hiện đã bị bồi lấp do xác thực vật, rác thải từ những hộ dân sống xung quanh làm giảm dung tích hồ, nhiều hạng mục xuống cấp, khả năng điều tiết chống ngập úng của hồ cũng bị ảnh hưởng.
Thực hiện chủ trương của UBND thị trấn Hương Khê, đến nay, cơ bản các tiểu thương kinh doanh ven hồ Bình Sơn đã tháo dỡ ki-ốt, lều bạt.
Bà Công - một tiểu thương kinh doanh ven hồ chia sẻ: "Mặc dù mưu sinh ven bờ hồ hơn 10 năm nay nhưng khi có chủ trương tháo dỡ ki-ốt để cải tạo hồ lại đẹp hơn, chúng tôi cũng đồng tình và triển khai theo yêu cầu của UBND thị trấn. Chúng tôi cũng hy vọng sẽ được các cấp chính quyền hỗ trợ, tạo điều kiện sớm có việc làm khác hoặc vị trí kinh doanh khác".
Được biết, Tiểu dự án “Cải thiện cơ sở hạ tầng đô thị Hương Khê, huyện Hương Khê” sẽ được triển khai thi công từ năm 2022. Công tác giải phóng mặt bằng thời điểm này là một trong những nội dung quan trọng đáp ứng theo yêu cầu của đối tác đầu tư.
Trước khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều chủ ki-ốt tại TP Hà Tĩnh đã chủ động miễn, giảm tiền mặt bằng với mong muốn phần nào chia sẻ bớt gánh nặng cho tiểu thương.
Tại nhiều điểm trên đường mòn Hồ Chí Minh đoạn qua huyện Hương Khê (Hà Tĩnh), các hộ dân họp chợ ven đường, tự ý dựng các biển, bảng quảng cáo, trồng cây, tập kết hàng hóa, vật liệu xây dựng vi phạm hành lang ATGT…
Nhiều biển báo, biển chỉ dẫn ở các tuyến đường như Hàm Nghi, Nguyễn Xí, Phan Đình Giót... tại TP Hà Tĩnh đang xuống cấp trầm trọng, bị cây xanh, biển quảng cáo che khuất, gây khó khăn cho người tham gia giao thông.
Đoạn đường dài hơn 800m thuộc địa bàn xã Cẩm Bình, TP Hà Tĩnh xuống cấp nghiêm trọng, cần được đầu tư để đảm bảo kết nối cùng hạ tầng thành phố hiện đại, văn minh.
Tiểu công viên ở khu vực ngã ba giao đường Xô Viết Nghệ Tĩnh với đường Nguyễn Công Trứ (TP Hà Tĩnh), cỏ, cây dại mọc um tùm, mất mỹ quan đô thị.
Với giá bán chỉ từ 25.000 - 40.000 đồng/hộp 500 gram, dâu tây được bày bán tràn lan tại các chợ dân sinh, cửa hàng hoa quả Hà Tĩnh khiến người tiêu dùng lo ngại về chất lượng.
Đều đặn suốt 15 năm qua, Công ty CP Vận tải ô tô Hà Tĩnh đã trao tặng hàng ngàn tấm vé xe buýt miễn phí cho người khiếm thị và bệnh nhân chạy thận nhân tạo.
Những suất cơm đảm bảo chất dinh dưỡng góp phần động viên, giúp bệnh nhân nghèo đang điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) yên tâm chữa bệnh.
Hàng trăm thẻ đi xe buýt miễn phí trong 1 năm được Công ty CP Vận tải ô tô Hà Tĩnh trao tặng cho người khiếm thị và bệnh nhân chạy thận trên địa bàn tỉnh.
Kinh phí thu được từ chương trình Workshop của Trường mầm non Quốc tế Trung Kiên (TP Hà Tĩnh) được dành để tặng quà cho các bạn nhỏ ở Làng Trẻ em mồ côi Hà Tĩnh.
Hình ảnh những tấm pano, biển quảng cáo hư hỏng, rách nát tại các địa điểm du lịch biển Hà Tĩnh gây phản cảm, mất mỹ quan, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh trước thềm cao điểm.
Cùng với 5 nhà được khởi công trong ngày 19/3, toàn huyện Thạch Hà đã khởi công 37 nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trong thực hiện chủ trương xóa nhà tạm, nhà dột nát.
Người tham gia giao thông trên Quốc lộ 1 đoạn qua thôn Tân Sơn, xã Kỳ Thọ, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) không khỏi bất an, bởi rãnh thoát nước 2 bên tuyến đường không có nắp đậy, nhiều cầu, cống không có lan can.
"Ngôi nhà khăn quàng đỏ" là món quà ý nghĩa, góp phần động viên, khích lệ em Nguyễn Thị Tâm Đức (TP Hà Tĩnh) tiếp tục vượt khó, phấn đấu đạt kết quả cao trong học tập.
Sau 6 năm thực hiện đỡ đầu học sinh mồ côi, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, bà Trịnh Thị Mùi - Chủ tịch Liên hiệp Hội Phụ nữ Việt Nam tại CHLB Đức đã trực tiếp về Hà Tĩnh để gặp gỡ, động viên các cháu; phối hợp với Báo Hà Tĩnh triển khai một số hoạt động để tiếp tục duy trì, phát triển chương trình ý nghĩa này.
Một trong những yếu tố giúp người nổi tiếng nhận được nhiều hợp đồng quảng cáo là nhờ họ có niềm tin của công chúng. Nhưng, cũng ở “sân chơi” này, nhiều người đã “ngã ngựa” do quảng cáo sai sự thật.
Công trình “Bể bơi cho em” tại Trường Tiểu học Sơn Trung (Hương Sơn) và Trường Tiểu học Hòa Lạc (Đức Thọ) do Thường trực Tỉnh ủy Hà Tĩnh kết nối, kêu gọi hỗ trợ kinh phí xây dựng.
Nhiều đoạn mương thoát nước trên đường Ngô Quyền (phường Thạch Trung, TP Hà Tĩnh) bị mất nắp đậy nhưng đến nay vẫn chưa được khắc phục, gây nguy hiểm cho người đi đường.
Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) phấn đấu đến 19/5 sẽ xoá 264 nhà ở xuống cấp cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn theo Chỉ thị 42/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Ngôi nhà của bà Nguyễn Thị Hồng Nga (SN 1961) là ngôi nhà thứ 16 thuộc chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) được khởi công từ đầu năm đến nay.
Linh hoạt trong triển khai thực hiện, huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đã hỗ trợ nhiều hộ khó khăn xây dựng nhà ở kiên cố, giúp bà con từng bước ổn định cuộc sống, chung tay xây dựng NTM.
Những suất ăn mang theo tấm lòng sẻ chia được trao tận tay bệnh nhân nghèo đang điều trị tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh và Bệnh viện Tâm thần Hà Tĩnh.
Khách hàng sử dụng điện ở huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) đã bị “sập bẫy” kẻ gian, mất tiền oan khi cả tin thực hiện nộp tiền điện qua mạng dưới hướng dẫn của đối tượng lừa đảo.
Đường liên xã 19/5 là huyết mạch giao thông quan trọng, đi qua các xã vùng biển ngang của thành phố Hà Tĩnh nhưng đã xuống cấp, nhỏ hẹp, rất cần được nâng cấp.