Tinh thần Xô viết trên quê hương Can Lộc

(Baohatinh.vn) - Xô viết Nghệ Tĩnh mãi mãi là bản anh hùng ca, là suối nguồn tiếp thêm sức mạnh để Đảng bộ và Nhân dân Can Lộc quyết tâm, vững bước trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương ngày càng phồn vinh, hạnh phúc

Vừa mới ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo Nhân dân ta tiến hành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, lật đổ ách thống trị của thực dân Pháp và phong kiến, tay sai; dấy lên cao trào cách mạng 1930-1931 mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ Tĩnh.

Tinh thần Xô viết trên quê hương Can Lộc

Khí thế phong trào đấu tranh cách mạng 1930 -1931 được tái hiện lại qua tranh sơn dầu. Ảnh Internet.

Tại Hà Tĩnh, huyện Can Lộc là ngọn cờ đầu của cao trào cách mạng 1930-1931. Tháng 4/1930 Đảng bộ huyện được thành lập đã nhanh chóng bắt tay vào việc lãnh đạo các địa phương tiến hành cuộc đấu tranh đánh đổ thực dân, phong kiến. Thực hiện chủ trương của Trung ương, chọn ngày 1/5/1930 làm ngày phát động phong trào quần chúng đấu tranh ở Trung Kỳ, trong thời từ tháng 5/1930 đến tháng 9/1930, phong trào đấu tranh của nhân dân Can Lộc không ngừng dâng cao, các tổ chức quần chúng được mở rộng. Trên địa bàn huyện đã nổ ra hàng trăm cuộc biểu tình, mít tinh ở các xã, các thôn và 40 cuộc biểu tình với quy mô từ cấp huyện đến liên xã, làm cho bộ máy thống trị của thực dân và phong kiến tay sai ở nhiều nơi bị tê liệt, tan rã.

Tinh thần Xô viết trên quê hương Can Lộc

Lễ chào cờ và các hoạt động của chương trình “Tiếp lửa truyền thống 90 năm Xô viết Nghệ - Tĩnh” được Tỉnh đoàn tổ chức dưới Tượng đài Xô viết Nghệ - Tĩnh vào sáng 12/9/2020. Ảnh: Đình Nhất.

Trong bối cảnh đó, các tổ chức cơ sở Đảng trong toàn huyện đã kịp thời thiết lập nên chính quyền mới, thực hiện nhiệm vụ của chính quyền nhân dân theo kiểu Xô viết ở 74 làng, chiếm 43,52% số làng Xô Viết trong toàn tỉnh. Chính quyền Xô viết ra đời đã ban hành và thực hiện nhiều chính sách như: Ban bố quyền tự do dân chủ, tổ chức cho Nhân dân tham gia các đoàn thể cách mạng, thành lập các đội tự vệ đỏ để bảo vệ phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân, trừng trị bọn phản cách mạng, giữ gìn trật tự an ninh, chia lại công điền, công thổ cho nông dân, đào mương chống hạn, xóa nạn mù chữ, xóa bỏ các tập tục lạc hậu, thực hiện giảm tô, xóa nợ, thủ tiêu các thứ thuế vô lý...

Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian ngắn, thực dân Pháp và phong kiến đã ra sức phản kháng và đàn áp điên cuồng, làm cho phong trào cách mạng bị dìm trong biển máu, phải chịu những tổn thất to lớn, nặng nề và dần đi vào thoái trào. Xô viết Nghệ Tĩnh đã chứng tỏ ý chí kiên cường, bất khuất, lòng yêu nước, sự đấu tranh anh dũng của quần chúng nhân dân, năng lực lãnh đạo cách mạng của Đảng ta và lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc, công - nông đã lên nắm chính quyền, thiết lập một nền chuyên chính mới của dân, do dân, vì dân.

Tinh thần Xô viết trên quê hương Can Lộc

Bến đò Thượng Trụ tại xã Thiên Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) - nơi diễn ra hội nghị thành lập Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh (tháng 3-1930). Ảnh: Đạt Võ.

Diễn ra cách đây 92 năm và chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn, nhưng tinh thần bất diệt của Xô Viết Nghệ Tĩnh luôn là nguồn cổ vũ mạnh mẽ cho Đảng bộ và Nhân dân huyện Can Lộc ra sức thi đua xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát triển quê hương. Với truyền thống quê hương cách mạng, người dân cần cù, thông minh, chịu thương, chịu khó, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Can Lộc đã chung sức, đồng lòng, phát huy sức mạnh đại đoàn kết, tranh thủ tối đa và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, nắm bắt thời cơ, vượt qua khó khăn, thử thách, nỗ lực phấn đấu và giành được những thắng lợi trên tất cả các lĩnh vực.

Là huyện thuần nông, Can Lộc đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách để khuyến khích người dân làm giàu trên chính đồng ruộng của mình, chú trọng phát triển sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi ruộng đất, phá bờ vùng, bờ thửa, hình thành vùng sản xuất quy mô lớn, tăng cường liên kết “4 nhà” để nâng cao hiệu quả, giá trị trong sản xuất nông nghiệp. Đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế theo chiều sâu gắn với xây dựng NTM, đô thị văn minh, tập trung khai thác, phát triển dịch vụ du lịch, thương mại…

Tinh thần Xô viết trên quê hương Can Lộc

Vùng trồng lúa hơn 10 ngàn ha ở Can Lộc đang có những bước chuyển động mới theo hướng cơ giới hóa mạnh mẽ, ứng dụng khoa học kỹ thuật, sản xuất hàng hóa, mang lại thu nhập cao cho người nông dân. Ảnh PV

5 năm qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân toàn huyện đạt 5,7%; nông nghiệp chiếm 45,78%; công nghiệp, xây dựng và dịch vụ chiếm trên 54%; thu nhập bình quân đầu người đạt 42 triệu đồng. Can Lộc vinh dự là huyện thứ hai trong tỉnh được Chính phủ công nhận huyện “nông thôn mới” (năm 2019), về đích trước một năm so với kế hoạch; thị trấn Nghèn được đề nghị công nhận đô thị loại IV. Đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân được cải thiện rõ rệt.

Văn hóa xã hội đạt được nhiều kết quả tích cực. Trên địa bàn huyện có nhiều di tích lịch sử - văn hoá được xếp hạng, trong đó vinh dự có 2 di sản đã được ghi vào danh mục Di sản tư liệu của chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á/Thái Bình Dương là Mộc bản Trường học Phúc Giang và sách cổ Hoàng Hoa sứ trình đồ.

Tinh thần Xô viết trên quê hương Can Lộc

“Mộc bản Trường học Phúc Giang” thuộc dòng họ Nguyễn Huy (Trường Lưu, Can Lộc) đã được UNESCO công nhận là di sản tư liệu thuộc Chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Ảnh: Thiên Vỹ.

Với những kết quả đạt được trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ đổi mới, Can Lộc vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba.

Có thể nói, Xô viết Nghệ Tĩnh mãi mãi là bản anh hùng ca, đã, đang và sẽ là suối nguồn tiếp thêm sức mạnh để Đảng bộ và Nhân dân Can Lộc quyết tâm, vững bước trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương ngày càng phồn vinh, hạnh phúc; chung tay phấn đấu xây dựng Can Lộc đạt chuẩn huyện NTM nâng cao trước năm 2025.

Đọc thêm

Kỷ niệm trọng thể 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Kỷ niệm trọng thể 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Sáng 20/12, tại Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm cấp quốc gia 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024). Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương dự và đọc Diễn văn kỷ niệm.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm dự lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Sáng 20/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội) diễn ra lễ kỷ niệm trọng thể 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024) và 35 năm Ngày Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024). Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương cùng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự lễ kỷ niệm.
Tổng kết công tác báo chí và trao Giải Búa liềm vàng năm 2024

Tổng kết công tác báo chí và trao Giải Búa liềm vàng năm 2024

Sáng 19/12, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết công tác báo chí năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 và trao giải Búa Liềm vàng cấp tỉnh lần thứ XII – năm 2024.