Tổ nông dân nòng cốt ở Hương Khê luôn sẵn sàng giúp đỡ cộng đồng

(Baohatinh.vn) - Với tinh thần tương thân tương ái, sẵn sàng giúp đỡ cộng đồng, những tổ nông dân nòng cốt ở huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) đã ghi dấu ấn đẹp trong lòng hội viên, nông dân địa phương.

Tổ nông dân nòng cốt ở Hương Khê luôn sẵn sàng giúp đỡ cộng đồng

Tổ nông dân nòng cốt xã Hòa Hải giúp hội viên nông dân trong xã xây dựng công trình chăn nuôi.

Ở huyện miền núi Hương Khê, ngoài tổ nông dân nòng cốt của Hội Nông dân huyện với 109 thành viên, hầu như các xã, thị trấn đã xây dựng tổ nông dân nòng cốt với số lượng thành viên mỗi tổ từ 10 - 20 người.

Được biết, các tổ nông dân nòng cốt bắt đầu hình thành từ năm 2016, do các cấp hội lựa chọn những người có uy tín, tâm huyết, có khả năng tuyên truyền, thuyết phục và tinh thần trách nhiệm cao tại địa bàn để hoạt động. Trong 2 năm gần đây, các tổ hoạt động hiệu quả và ghi dấu ấn trong lòng bà con nông dân.

Tổ nông dân nòng cốt ở Hương Khê luôn sẵn sàng giúp đỡ cộng đồng

Tổ nông dân nòng cốt xã Hương Thủy giúp đơn vị thôn 1 của xã hoàn thiện tiêu chí khu dân cư mẫu.

Bà Lê Thị Sửu (thôn Quang Lộc) vẫn nhớ như in những ngày khởi công xây dựng nhà cách đây hơn 2 tháng: “Tôi là thân nhân liệt sỹ, sức khoẻ lại yếu nên không làm được gì nhiều. Nhờ sự hỗ trợ từ các chính sách, tôi có điều kiện làm nhà mới. Dù chưa kịp mở lời nhờ nhưng hàng chục nông dân địa phương đã đến hỗ trợ ngày công, giúp tôi tháo dỡ nhà cũ, làm nhà mới. Không chỉ nhận được sự giúp đỡ về ngày công mà việc họ làm khiến tôi thấy được quan tâm, có thêm động lực để vươn lên”.

Tổ nông dân nòng cốt ở Hương Khê luôn sẵn sàng giúp đỡ cộng đồng

Thành viên tổ nông dân nòng cốt xã Điền Mỹ giúp dân thu hoạch diện tích khoai lang bị ngập lụt (tháng 4/2021).

Trong 2 tháng qua, tổ nông dân nòng cốt của huyện Hương Khê và các địa phương đã đóng góp hơn 850 ngày công để hỗ trợ thu hoạch, vận chuyển 350 tấn bưởi Phúc Trạch giúp bà con nông dân.

Ông Cao Kim Liêm (thôn Ngọc Bội, xã Hương Trạch) chia sẻ: Năm nay, vườn bưởi của tôi có hơn 8.000 quả bưởi. Việc tiêu thụ thời điểm đầu vụ khá khó khăn, giá cả cũng bấp bênh do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Tuy nhiên, qua sự hỗ trợ của chính quyền và các tổ chức, đến nay, cơ bản số bưởi đã được tiêu thụ hết. Riêng qua kênh tiêu thụ của Hội Nông dân, chúng tôi đã bán được 400 quả bưởi với giá hợp lý. Không chỉ kết nối tiêu thụ, những hội viên nông dân nòng cốt của xã cũng đến tận vườn, nhiệt tình, hăng hái giúp chúng tôi thu hái, bốc vác bưởi..."

Tổ nông dân nòng cốt ở Hương Khê luôn sẵn sàng giúp đỡ cộng đồng

Trong mùa thu hoạch bưởi Phúc Trạch 2021, các tổ nông dân nòng cốt ở Hương Khê đóng góp hơn 850 ngày công thu hái, vận chuyển, kết nối tiêu thụ bưởi cho bà con.

Được biết, thời gian qua, màu áo xanh mạ non (đồng phục của tổ nông dân nòng cốt - PV) thường xuyên có mặt tại những phần việc thiện nguyện, hướng về cộng đồng trên địa bàn huyện Hương Khê. Theo đó, các thành viên tổ nông dân nòng cốt các xã: Hương Thủy, Phúc Trạch, Gia Phố, Hương Vĩnh đã hăng hái tham gia hỗ trợ các địa phương xây dựng các tiêu chí khu dân cư mẫu; xã Điền Mỹ, xã Hương Trạch không ngại vất vả chung tay cùng người dân thu hoạch diện tích khoai lang, lúa bị ngập lụt, dọn dẹp nhà cửa sau lũ; xã Hương Bình giúp hội viên gieo trỉa cây trồng kịp mùa vụ; xã Hương Giang, xã Phú Gia giúp đỡ người dân che chắn chuồng trại, xây dựng công trình vệ sinh...

Dù hoạt động không có thù lao, chế độ, song các thành viên tổ nông dân nòng cốt ở các địa phương vẫn rất nhiệt tình tham gia và hoàn thành tốt nhiệm vụ. Ông Lê Văn Hoa - Tổ nông dân nòng cốt xã Phúc Trạch chia sẻ, thành viên tổ nông dân nòng cốt được lựa chọn từ những hội viên nhiệt tình, năng nổ nhất. Chúng tôi sắp xếp thời gian, công việc để tham gia tổ nông dân nòng cốt nhằm đóng góp thêm cho phong trào, xây dựng quê hương, làng xóm chứ không vì lợi ích cá nhân.

Tổ nông dân nòng cốt ở Hương Khê luôn sẵn sàng giúp đỡ cộng đồng

Hội Nông dân huyện Hương Khê ra mắt tổ nông dân nòng cốt cấp huyện. Đây cũng là mô hình dân vận khéo của Huyện hội.

Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Hương Khê Lê Thị Nhung Tuyết cho biết, mục tiêu chính của các tổ nông dân nòng cốt là tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân nghiêm túc chấp hành các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước, nhiệm vụ chính trị của địa phương và công tác hội; tham gia có hiệu quả các hoạt động hỗ trợ nông dân, tích cực tham gia phát triển sản xuất, giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững. Ngoài ra, tổ cũng tham gia xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, NTM theo yêu cầu nhiệm vụ cụ thể của hội và địa phương.

Đặc biệt, nhiệm vụ làm nên dấu ấn của tổ nông dân nòng cốt là tiên phong trong hoạt động cứu trợ, khắc phục hậu quả thiên tai, phòng chống dịch bệnh, các hoạt động từ thiện, nhân đạo; giúp đỡ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn chỉnh trang vườn hộ, thu hoạch mùa màng, hoàn thành các tiêu chí xây dựng NTM; hỗ trợ kết nối tiêu thụ nông sản cho nông dân gặp khó khăn do thiên tai, dịch bệnh...

Để các tổ hoạt động đi vào nề nếp hơn, Huyện hội vừa xây dựng quy chế hoạt động và tiến hành ra mắt chính thức các tổ nông dân nòng cốt trong tháng 10/2021 - bà Lê Thị Nhung Tuyết nói thêm.

Ở Hà Tĩnh có nhiều địa phương xây dựng mô hình tổ nông dân nòng cốt, và Hương Khê là một trong những huyện triển khai hoạt động các tổ có hiệu quả nhất.

Hoạt động của các tổ nông dân nòng cốt đã góp phần tô đẹp thêm hình ảnh người nông dân và tổ chức hội nông dân. Bên cạnh góp phần thu hút, tập hợp hội viên, các tổ còn chung tay, giúp đỡ người dân trong khó khăn, thể hiện tính tương trợ, lá lành đùm lá rách của nông dân Hà Tĩnh. Thời gian tới, Tỉnh hội tiếp tục theo dõi, đánh giá để có cơ sở nhân rộng cũng như phát huy tối đa hiệu quả hoạt động của các tổ trên địa bàn toàn tỉnh.

Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Hà Tĩnh Nguyễn Thị Mai Thuỷ

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Cần phát quang cây bụi bên bờ kênh Vách Nam

Cần phát quang cây bụi bên bờ kênh Vách Nam

Kênh Vách Nam có nhiệm vụ tiêu thoát lũ cho một số vùng của thị trấn Thạch Hà và các xã: Thạch Ngọc, Việt Tiến (Thạch Hà, Hà Tĩnh), tuy vậy, việc phát quang, dọn dẹp cây bụi hai bên kênh lại chưa được chú trọng.
MS2413: Tiếng khóc nhói lòng của 3 chị em mồ côi

MS2413: Tiếng khóc nhói lòng của 3 chị em mồ côi

Mẹ lấy chồng mới, bố đột ngột qua đời, trong căn nhà xây dựng dở dang, 3 đứa trẻ mồ côi ở xã Kỳ Trung, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh đang nương tựa vào nhau sống trong chuỗi ngày buồn tủi.
Bàn giao nhà đồng đội cho quân nhân khó khăn

Bàn giao nhà đồng đội cho quân nhân khó khăn

Ngôi nhà đồng đội được trao tặng góp phần giúp quân nhân Lê Đình Trọng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) ổn định cuộc sống, an tâm công tác và thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cầu Cơn Gáo thuộc xã Kỳ Hoa (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) có vai trò rất quan trọng trong việc triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn hồ chứa nước thượng nguồn Sông Trí vào mỗi mùa mưa lũ.
Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Dù trên địa bàn có nhà máy nước sạch song nhiều năm qua, rất nhiều hộ dân ở xã Tiến Lộc cũ, nay là thị trấn Nghèn (Can Lộc, Hà Tĩnh) lại rơi vào tình trạng thiếu nước sạch!
"Chìa khóa" giảm nghèo bền vững tại TP Hà Tĩnh

"Chìa khóa" giảm nghèo bền vững tại TP Hà Tĩnh

Lựa chọn mô hình sinh kế phù hợp, đồng hành cùng người dân trong sản xuất, chăn nuôi, TP Hà Tĩnh từng bước giảm tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo, nâng cao đời sống cho người dân.