Khởi sắc từng ngày, thôn miền núi Hà Tĩnh phấn đấu không còn hộ nghèo

(Baohatinh.vn) - Mặc dù là thôn vùng xa, nằm ở cuối tỉnh Hà Tĩnh về phía Tây Nam, giáp ranh với tỉnh Quảng Bình nhưng La Khê (xã Hương Trạch) luôn là một trong những thôn phát triển nhất huyện miền núi Hương Khê.

Khởi sắc từng ngày, thôn miền núi Hà Tĩnh phấn đấu không còn hộ nghèo

La Khê được công nhân là khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu từ năm 2018.

Từ La Khê, chỉ vài trăm mét, qua lèn Đá Đen (núi đá vôi) là đến xã Hương Hoá, huyện Tuyên Hoá của tỉnh Quảng Bình. Là địa bàn vùng xa, hầu như chỉ có đồi và núi, quanh năm thời tiết khắc nghiệt, nhưng La Khê lại có bước phát triển kinh tế khá ấn tượng. Thu nhập bình quân đầu người của thôn năm 2021 dự kiến đạt 52 triệu đồng/người/năm (thu nhập bình quân đầu người của huyện Hương Khê năm 2020 là 46 triệu đồng người/năm - PV).

Khởi sắc từng ngày, thôn miền núi Hà Tĩnh phấn đấu không còn hộ nghèo

Với cảnh quan xanh, sạch, đẹp...

Được biết, hướng phát triển chính của người dân La Khê là kinh tế vườn đồi và thương mại dịch vụ... 100% đường sá trong thôn đã được bê tông hoá, có hàng rào xanh, hoa nở ngập lối.

Toàn thôn La Khê hiện có 210 hộ, trong đó có 150 hộ có thu nhập từ 100 đến 150 triệu đồng/năm; 58 hộ thu nhập từ 80 đến 100 triệu đồng/năm. Hiện, thôn chỉ có 2 hộ nghèo, không có hộ cận nghèo. La Khê đang đặt mục tiêu phấn đấu đến 2025 không còn hộ nghèo, thu nhập bình quân trên 60 triệu đồng người/năm.

Khởi sắc từng ngày, thôn miền núi Hà Tĩnh phấn đấu không còn hộ nghèo

... La Khê xứng đáng là một miền quê đáng sống.

Chị Mai Thị An – chủ nhân một vườn mẫu trong thôn cho hay: Trước đây, chồng chị là công nhân, gia đình không có đất nông nghiệp nên chỉ tập trung chăm sóc diện tích vườn. Chỉ trong 1.800m2, hàng năm gia đình vẫn có thêm mức thu nhập hơn 80 triệu đồng (ngoài lương công nhân), trong đó có 50 triệu từ cây bưởi Phúc Trạch. Tuy nhiên, đây chưa phải mức thu tối đa, gia đình đang phấn đấu đạt thu nhập 120 triệu đồng/năm từ cây bưởi đặc sản này trong những năm tới.

Khởi sắc từng ngày, thôn miền núi Hà Tĩnh phấn đấu không còn hộ nghèo

Vườn mẫu gia đình chị Mai Thị đạt thu nhập hơn 80 triệu đồng/năm, chủ yếu nhờ cây bưởi đặc sản.

Trưởng thôn La Khê Nguyễn Văn Bằng thông tin, trong giai đoạn khoảng từ năm 1969 đến năm 1991, xí nghiệp D69 (hoạt động trong lĩnh vực sản xuất chất đốt và khai thác vật liệu xây dựng) đóng trên địa bàn. Nhờ đó, nhiều người dân đi công nhân, tham gia công ty và có mức thu nhập ổn định. Đặc biệt, xí nghiệp còn thực hiện quy hoạch đường sá, vườn tược để hỗ trợ công nhân. Vì vậy, đường giao thông ở đây khá rộng rãi, vườn hộ vuông vắn nên công tác xây dựng nông thôn mới rất thuận lợi.

Năm 2018, thôn chúng tôi là thôn đầu tiên ở Hương Khê được công nhận khu dân cư kiểu mẫu.

Về kinh tế, người dân chủ yếu làm kinh tế vườn, rừng với cây chủ lực là bưởi Phúc Trạch, bên cạnh đó, chăn nuôi cũng khá phát triển với đàn trâu bò hơn 160 con, đàn lợn khoảng 500 con. Đặc biệt, dù là thôn vùng sâu, thương mại, dịch vụ ở đây đang có những bước phát triển khá, nhất là khu vực theo đường mòn Hồ Chí Minh.

Khởi sắc từng ngày, thôn miền núi Hà Tĩnh phấn đấu không còn hộ nghèo

Anh Nguyễn Văn Ánh, nhà hàng Hoài An ở thôn La Khê chia sẻ, cách đây hơn 15 năm, khi tuyến đường Hồ Chí Minh được xây dựng, gia đình mở một cửa hàng nhỏ phục vụ khách đi đường, làm ăn thuận lợi, chúng tôi dần mở rộng quy mô. Nằm giữa 2 tỉnh, lại gần với cửa khẩu Cha Lo (tỉnh Quảng Bình) nên khách tương đối ổn định. Trước khi có dịch Covid-19, doanh thu nhà hàng hàng tháng đạt gần 200 triệu đồng. Bây giờ khó khăn hơn nhưng cũng đạt khoảng 90 triệu đồng/ tháng.

Khởi sắc từng ngày, thôn miền núi Hà Tĩnh phấn đấu không còn hộ nghèo

Thương mại, dịch vụ ở đây khá phát triển với nhiều nhà hàng, nhà nghỉ mọc lên san sát.

Bí thư Đảng uỷ xã Hương Trạch Cao Viết Hoà phân tích: Mặc dù là thôn miền núi nhưng La Khê có thuận lợi về giao thông. Tại đây, 2 tuyến đường Hồ Chí Minh và Quốc lộ 15A nhập lại với nhau nên lượng xe cộ, hành khách lưu thông hàng ngày rất lớn. Bên cạnh đó, thôn còn có ga La Khê, nơi đón, trả khách của tuyến tàu chợ Vinh - Đồng Hới. Nhờ đó, nhiều người dân đã tận dụng lợi thế này, đầu tư phát triển các loại hình dịch vụ như nhà hàng, nhà nghỉ… ; còn người nông dân đã tận dụng đất vườn, đất đồi để trồng cam, bưởi Phúc Trạch, rừng keo nguyên liệu, nhờ vậy kinh tế rất ổn định.

Là địa bàn giáp ranh nên xã thường xuyên quan tâm, hàng năm giữa 2 thôn La Khê và Tân Đức (xã Hương Hoá) đều tổ chức giao ban để trao đổi kinh nghiệm, phối hợp đảm bảo an ninh trật tự. Các tổ chức đoàn thể với lực lượng chủ lực là chi hội cựu chiến binh cũng thành lập tổ an ninh tự quản. Hàng đêm, tổ phân công người đánh kẻng vào lúc 22 giờ tối nhắc nhở người dân dừng các hoạt động vui chơi, giải trí, ngoài ra sẽ còn có đội tuần tra. Nhờ đó, an ninh trật tự đảm bảo, gần như không xảy ra trộm cắp.

Theo Quyết định Số: 4226/QĐ-UBND, ngày 26/12/2014 của UBND tỉnh Hà Tĩnh “Về việc phê duyệt Đồ án quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”, La Khê được định hướng xây dựng trở thành khu đô thị mới.

Bí thư Đảng uỷ xã Hương Trạch Cao Viết Hoà

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.