TP Hồ Chí Minh thực hiện “ai ở đâu yên đó” từ ngày 23/8

Từ 0h ngày 23/8, TP Hồ Chí Minh tăng cường biện pháp chống Covid-19 với yêu cầu "ai ở đâu ở yên đó", nhà cách ly với nhà, tổ dân phố với tổ dân phố...

Thông tin được ông Phạm Đức Hải, Phó ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 công bố trưa 20/8, trong bối cảnh TP Hồ Chí Minh đã ghi nhận 164.342 ca nhiễm trong đợt bùng phát dịch thứ tư và trải qua 43 ngày giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, và 16 tăng cường. Cuộc họp báo diễn ra khoảng 10 phút, không có hỏi đáp. Biện pháp siết chặt kéo dài bao lâu chưa được thành phố thông tin.

TP Hồ Chí Minh thực hiện “ai ở đâu yên đó” từ ngày 23/8

Ông Phạm Đức Hải, nguyên Phó chủ tịch HĐND thành phố, Phó ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 TP Hồ Chí Minh tại buổi họp báo trưa 20/8. Ảnh: Hữu Công

Theo ông Hải, thời gian qua, TP Hồ Chí Minh có nhiều nỗ lực trong công tác phòng chống Covid-19 nhưng dịch vẫn diễn biến phức tạp, khó lường. Do đó, để nâng cao hiệu quả chống dịch, thành phố tiếp tục nâng cao, siết chặt với phương châm “mỗi tổ dân phố, khu phố, phường, xã thị trấn, cơ quan, nhà máy, xí nghiệp là một pháo đài phòng chống dịch”, gồm 5 giải pháp:

Người dân TP Hồ Chí Minh đảm bảo thực hiện quy định giãn cách xã hội, “ai ở đâu ở yên đó”, nhà cách ly với nhà, tổ dân phố với tổ dân phố, khu phố ấp cách ly khu phố ấp, phường xã thị trấn cách ly với phường xã, thị trấn.

Tập trung chăm lo bệnh nhân F0, điều trị người có triệu chứng chuyển nặng để hạn chế tử vong; tiếp tục lấy mẫu xét nghiệm người dân ở những khu vực nguy cơ rất cao, “vùng đỏ” trên bản đồ Covid-19 TP Hồ Chí Minh; đẩy mạnh tiêm vaccine cho người dân

TP Hồ Chí Minh đảm bảo cung ứng hàng hóa thiết yếu, tiếp tục chăm lo đầy đủ, hỗ trợ nhanh chóng, kịp thời người dân hoàn cảnh khó khăn, yếu thế trên địa bàn.

Người dân được yêu cầu thực hiện 5K, không tập trung mua gom lương thực, thực phẩm. Thành phố đã chuẩn bị các phương án cung ứng hàng hóa trong thời gian thực hiện biện các biện pháp nêu trên.

TP Hồ Chí Minh thực hiện “ai ở đâu yên đó” từ ngày 23/8

Quân đội kiểm tra xe ra vào tại một chốt kiểm soát ở TP Hồ Chí Minh. Ảnh: Quỳnh Trần

Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Phan Nguyễn Như Khuê thông tin thêm, những biện pháp này là bước nâng cao, tập trung, đẩy mạnh hơn để thực hiện hiệu quả nhất các chỉ đạo của Trung ương, Thành ủy, UBND thành phố. Chính phủ yêu cầu trước 15/9 thành phố phải kiểm soát được dịch, do vậy 5 giải pháp trên sẽ bắt đầu từ 0h ngày 23/8.

“Các kế hoạch cụ thể sẽ được công bố khi phương án hoàn thành”, ông Khuê nói và cho biết khi đó sẽ thông tin những lực lượng được ra ngoài đường, việc cung ứng hàng hóa ở khu dân cư, hoạt động của các trạm y tế lưu động...

Theo ông Khuê, không có chuyện “đóng cửa TP Hồ Chí Minh như lời đồn mà thành phố tiếp tục siết chặt các biện pháp kiểm soát”. Theo đó, thành phố tập trung, chuyên sâu, nâng cao hơn các giải pháp chống dịch để tiến tới kiểm soát dịch đến 15/9 như Nghị quyết 86 của Chính phủ.

TP Hồ Chí Minh thực hiện “ai ở đâu yên đó” từ ngày 23/8

Tình nguyện viên tiếp tế nhu yếu phẩm cho từng nhà trong khu phong toả trên đường Vườn Chuối (quận 3), ngày 30/7. Ảnh: Quỳnh Trần

Như vậy, để ứng phó diễn biến dịch bệnh phức tạp, từ khi đợt dịch thứ tư bùng phát vào cuối tháng 5 đến nay, TP Hồ Chí Minh đã triển khai nhiều biện pháp giãn cách xã hội với các cấp độ thắt chặt tăng dần.

Cụ thể, từ 31/5 đến 14/6 thành phố giãn cách theo Chỉ thị 15, từ 15/6 đến 8/7 giãn cách theo Chỉ thị 10 của UBND TP Hồ Chí Minh, từ 9/7 đến 15/9 theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng. Trong đó có 26 ngày TP Hồ Chí Minh áp dụng thêm các biện pháp tăng cường như cấm ra đường , ngưng các hoạt động không thiết yếu sau 18h...

Theo Hữu Công/VNE

Đọc thêm

Mở rộng danh mục thuốc bảo hiểm y tế, tăng quyền lợi cho người bệnh

Mở rộng danh mục thuốc bảo hiểm y tế, tăng quyền lợi cho người bệnh

Việt Nam được đánh giá là một trong số ít các nước trên thế giới có danh mục thuốc tương đối đầy đủ, toàn diện và mở rộng so với mức phí đóng bảo hiểm y tế (BHYT). Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, danh mục thuốc đó còn nhiều bất cập, hạn chế, cho nên Bộ Y tế đang xây dựng quy định mới nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để mở rộng phạm vi ảnh hưởng của người tham gia BHYT.
“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

Thời gian qua, với nhiều hoạt động tích cực trong tuyên truyền KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, Hội KHHGĐ Hà Tĩnh được coi là cánh tay nối dài của các cơ quan triển khai thực hiện chính sách dân số.
Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình đã tồn tại 3 logo. Do chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển cần sáng tác logo mới thay thế logo về dân số và kế hoạch hóa gia đình.
 Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Trước hiện tượng 25 trẻ trong một xã ở Hà Tĩnh mắc sốt phát ban nghi sởi; trong đó, 10 bệnh nhân dương tính với vi rút sởi; các cơ quan chức năng đã vào cuộc không để bệnh lây lan.