(Baohatinh.vn) - Thông qua Chương trình “Cùng tiếp bước em đến trường”, Công ty CP Đầu tư và phát triển Giáo dục Hà Nội (thuộc Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam) đã trao tặng học sinh khó khăn ở Hà Tĩnh 2.095 bộ sách.
Chiều 9/8, đoàn công tác của Nhà Xuất bản (NXB) Giáo dục Việt Nam do ông Hoàng Lê Bách - Tổng Giám đốc Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam dẫn đầu tiến hành trao tặng sách giáo khoa (SGK) cho học sinh khó khăn ở Hà Tĩnh. Dự buổi lễ tiếp nhận sách có Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Tĩnh Đặng Thị Quỳnh Diệp.
Đại biểu tham dự lễ trao tặng sách giáo khoa.
Thực hiện chỉ đạo của Bộ GD&ĐT về việc đảm bảo đủ SGK chương trình giáo dục phổ thông 2018 phục vụ năm học 2023 - 2024, NXB Giáo dục Việt Nam đã triển khai Chương trình “Cùng tiếp bước em đến trường” để tặng SGK cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên cả nước.
Ông Hoàng Lê Bách - Tổng Giám đốc Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam: NXB và Công ty sẽ tiếp tục đồng hành hỗ trợ học sinh khó khăn. Mong muốn các em sử dụng hiệu quả, giữ gìn cẩn thận để sách được sử dụng lâu dài.
Hoạt động này được NXB giao cho Công ty CP Đầu tư và phát triển Giáo dục Hà Nội thực hiện. Đây cũng là năm thứ 4, NXB triển khai chương trình tại các tỉnh, thành, trong đó có Hà Tĩnh.
Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Tĩnh Đặng Thị Quỳnh Diệp: Cảm ơn sự quan tâm của NXB, doanh nghiệp và mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm, đồng hành của các đơn vị trong các hoạt động hỗ trợ học sinh khó khăn trên địa bàn.
Theo đó, dịp này, Công ty CP Đầu tư và phát triển Giáo dục Hà Nội trao tặng 2.095 bộ SGK chương trình giáo dục phổ thông 2018 cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn ở Hà Tĩnh. Trong đó, các khối lớp 1 có 275 bộ; lớp 2 có 285 bộ; lớp 3 có 290 bộ; lớp 4 có 260 bộ; lớp 6 có 285 bộ; lớp 7 có 230 bộ; lớp 8 có 185 bộ; lớp 10 là 140 bộ; lớp 11 có 145 bộ.
Lãnh đạo NXB và Công ty CP Đầu tư và phát triển Giáo dục Hà Nội trao tặng 2.095 bộ sách cho tỉnh Hà Tĩnh.
Cử tri ngành Giáo dục Hà Tĩnh đã đóng góp nhiều ý kiến liên quan đến chế độ, chính sách và công tác quản lý Nhà nước đối với giáo viên vào dự thảo Luật Nhà giáo.
Công tác tuyên truyền, giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh Hà Tĩnh là hoạt động quan trọng giúp các em trang bị đầy đủ kiến thức để chăm sóc, bảo vệ bản thân.
Chương trình giao lưu, đối thoại giữa lãnh đạo Can Lộc (Hà Tĩnh) với trẻ em là dịp để các cháu thiếu niên, nhi đồng thể hiện tiếng nói, bày tỏ những tâm tư, nguyện vọng của mình.
2024 - 2025 là năm học đầu tiên Kỳ thi tốt nghiệp THPT được tổ chức theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, giáo viên, học sinh ở Hà Tĩnh đang nỗ lực thích ứng với dạy học, kiểm tra, đánh giá.
Trở về từ Phiên họp "Quốc hội trẻ em", em Biện Nguyễn Khôi Nguyên (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã có những chia sẻ về niềm đam mê đọc sách và mục tiêu trong tương lai của mình.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Châu mong muốn Trường Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, phối hợp, hỗ trợ Hà Tĩnh trong đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và thúc đẩy chuyển đổi số.
Dù áp dụng nhiều chính sách ưu đãi, học sinh, sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp đạt tỷ lệ cao, nhưng hiện nay, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ở Hà Tĩnh vẫn khó tuyển sinh.
Hội Khuyến học Hà Tĩnh đã góp phần quan trọng trong việc phát huy truyền thống hiếu học của quê hương, vun đắp khát vọng chinh phục tri thức của người Hà Tĩnh.
Các học viên là cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Hà Tĩnh đã tích cực hoàn thành tốt chương trình học, được cấp chứng chỉ về đào tạo, bồi dưỡng tiếng Lào năm 2024.
Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2024 tại Hà Tĩnh được tổ chức từ ngày 1-7/10/2024 với chủ đề “Phát triển văn hóa đọc thúc đẩy học tập suốt đời”.
Em Nguyễn Văn Hoàng, học sinh lớp 5A1, Trường Hội nhập quốc tế iSchool Hà Tĩnh vừa xuất sắc giành huy chương đồng Cuộc thi Coding Olympics quốc tế 2024.
Dự thảo Luật Nhà giáo nêu đề xuất giáo viên mầm non được nghỉ hưu sớm đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của đội ngũ cán bộ, giáo viên mầm non ở Hà Tĩnh.
Các thế hệ giáo viên và học sinh Trường THPT Lý Tự Trọng (Thạch Hà, Hà Tĩnh) luôn nỗ lực dạy tốt, học tốt để làm rạng danh ngôi trường mang tên người anh hùng trẻ tuổi của dân tộc.
Hồ Viết Đức là niềm tự hào của người Chứt ở bản Rào Tre (Hương Khê, Hà Tĩnh) khi trở thành sinh viên đại học. Hành trang đến giảng đường của em mang theo cả ước mơ của đồng bào dưới chân núi Cà Đay.
Chủ trương nghỉ học ở trường thứ Bảy và không dạy thêm, học thêm ngày Chủ nhật của thành phố Hà Tĩnh được dư luận rất đồng tình, hưởng ứng, nhưng liệu có thực hiện được triệt để?
Tổ chức Zhi shan Foundation (Đài Loan) hỗ trợ cho 4 trường tiểu học và mầm non trên địa bàn huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) 360 triệu đồng xây dựng thư viện thân thiện.
Bố mất sớm, mẹ bị bệnh tật “bủa vây” nhưng em Dương Nguyễn Nhật Sang ở Trường THPT Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đã vượt lên hoàn cảnh để học tốt, phấn đấu có tương lai tươi sáng hơn.
Bà Trần Thị Thủy Nga – Trưởng phòng GD&ĐT TP Hà Tĩnh cho biết, đã quán triệt tinh thần giáo viên các trường công lập không tổ chức dạy thêm ngày thứ 7, Chủ nhật để học sinh có ngày nghỉ đúng nghĩa.
Các thí sinh tham gia vòng chung kết đã thể hiện tình yêu với quê hương, đất nước thông qua ngôn ngữ tiếng Anh, góp phần quảng bá, lan tỏa hình ảnh, văn hóa Hà Tĩnh.
Dự thảo Luật Nhà giáo quy định lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và được hưởng các phụ cấp ưu đãi nghề và các phụ cấp khác tùy theo tính chất công việc, theo vùng theo quy định của pháp luật.
Thời gian qua, sự nỗ lực của Bộ đội Biên phòng, cấp ủy chính quyền và các trường học đã giúp học sinh dân tộc Chứt (Hương Khê, Hà Tĩnh) hoà nhập và yên tâm học tập.
Công ty Xăng dầu Hà Tĩnh đã hỗ trợ Trường THCS Nguyễn Tuấn Thiện, thị trấn Phố Châu (Hương Sơn) 2 bộ loa máy trị giá 100 triệu đồng nhằm hỗ trợ công tác dạy và học.
Để giúp giáo viên, học sinh giảm áp lực, có thời gian nghỉ ngơi nhưng vẫn đảm bảo chương trình, các trường THCS ở TP Hà Tĩnh đã thí điểm dạy học 5 ngày trong tuần.
Đa số các bậc phụ huynh TP Hà Tĩnh đều nhất trí cao với đề xuất học sinh THCS học 5 ngày/ tuần, nghỉ ngày thứ 7 để giảm áp lực học tập, tăng thời gian vui chơi, hoạt động thể chất.