Trẻ không chỉ cần kiến thức, các em cần được sống

Một trong 10 nhà giáo hàng đầu thế giới, bà Kiran Bir Sethi (Ấn Độ) cho hay, trẻ em không chỉ cần cần kiến thức mà các em cần sống, biết làm điều hay. Phải để trẻ hiểu rằng không thể thay đổi cuộc đời của bất kỳ ai nếu các con không thể tự thay đổi cuộc đời của chính mình.

Nhà giáo Kiran Bir Sethi đã có buổi trao đổi thú vị liên quan đến giáo dục con trẻ với hàng trăm phụ huynh, giáo viên về chủ đề “Để trẻ thơ cất lên tiếng nói của chính mình” diễn ra mới đây tại TPHCM.

Bà Kiran Bir Sethi kể về chính trường hợp của mình. Bà luôn muốn mang điều tốt đẹp nhất đến cho con nên bà tưởng tượng khi đến trường, khi học tập cùng với giáo viên... con sẽ được đón nhận điều này. Bà tưởng tượng về những điều hay ho đến với con khi ở trường. Và sau 3 tháng con đi học, bà đến gặp cô giáo của con để biết con mình chơi với những bạn nào, các con làm gì ở trường, liên kết với thầy cô như thế nào.

tre khong chi can kien thuc cac em can duoc song

Nhà giáo dục Kiran Bir Sethi trao đổi về vấn đề của con trẻ với phụ huynh, giáo viên ở TPHCM

“Cô giáo nhìn tôi và hỏi: “Mã số học sinh của con tôi là gì?”. Tôi vô cùng sửng sốt, thì ra không có những câu chuyện nào ở đằng sau đó cả. Con tôi chẳng có gì đáng nhớ ngoài một con số khô khan. Và tôi quyết định cho con tôi nghỉ học”, bà Kiran nói.

Một trong những nhà giáo dục hàng đầu thế giới cho hay, chúng ta không trung thực với con trẻ và cản trở năng lực của các em. Từ bé, người lớn hay nói với trẻ rằng các con có thể nói, có thể bò, có thể chạy nhảy, vui chơi... Nhưng khi các em đến trường, người lớn lại nói chúng phải ngồi xuống, im lặng và học.

“Rất nhiều người đứng trước lựa chọn, dạy con kiến thức hay mỉm cười với con? Mọi người nghĩ rằng mình phải lựa chọn chứ không tin có thể làm được hai cái này”, bà Kiran Bir Sethi chia sẻ và cho rằng mô hình giáo dục kiểu “hoặc cái này hoặc cái kia” giữa một bên là đánh đồng tất cả, nội dung nặng nề, áp lực thi cử và một bên là chương trình cảm xúc xã hội giúp con tự tin là bối cảnh hiện tại.

Nhà giáo dục này nhấn mạnh, các em không chỉ cần kiến thức mà các em cần sống, biết làm điều hay. Phải để trẻ hiểu rằng không thể thay đổi cuộc đời của bất kỳ ai nếu các con không thể tự thay đổi cuộc đời của chính mình. Các con muốn cuộc đời trở nên tử tế thì phải học cách sống tử tế với cuộc đời trước.

“Vậy nhưng chúng ta nói với con rằng điểm số tương ứng với thành công khi con 18”, bà Kiran Bir Sethi cảnh báo về sự chệch hướng trong giáo dục con trẻ đang diễn ra ở nhiều nơi.

tre khong chi can kien thuc cac em can duoc song

Bà Kiran Bir Sethi - một trong những nhà giáo dục hàng đầu thế giới cho rằng chúng ta cần mỉm cười với con trẻ nhiều hơn

Áp lực của điểm số đang “bóp méo” cuộc sống lẽ ra cần bình thường của con trẻ cũng được các nhà giáo dục chia sẻ tại buổi nói chuyện. Ông Giản Tư Trung nói lên cảm giác dường như các em bây giờ học, học, học, cuối tuần được nghỉ chút mới... tranh thủ sống, trong khi việc học lẽ ra phải là một phần của lẽ sống. Mà theo ông, chúng ta chưa xác định được mục đích: học để làm gì?

Theo ông Trung, mỗi môn học đều tác động, góp phần hình thành tính cách, tư duy của trẻ như Toán không chỉ là chuyện giải những con số mà giúp các em đối diện với các vấn đề trong cuộc sống, tìm ra cách giải quyết tối ưu nhất. Học Văn không phải chuyện văn hay chữ tốt mà là để các em biết đồng cảm với con người, biết sống... Nhưng chúng ta lại quá quan tâm đến điểm số,

Còn nhà báo Thu Hà - tác giả cuốn sách dạy con nối tiếng “Con nghĩ đi, mẹ không biết” chia sẻ mỗi đứa trẻ đều là một siêu năng lực, cần được kích hoạt vào những điều tốt đẹp . Bà Hà cũng bày tỏ thực trạng bố mẹ, thầy cô đang quá lo lắng về điểm số của con mà quên mất các con cần không gian và cả sự tôn trọng để phát triển về nhân cách, cảm xúc - những yếu tố quyết định đến cuộc đời của các em chứ không phải là kiến thức.

Lời khuyên chung của các nhà giáo dục dành cho phụ huynh, giáo viên là hãy bớt lo lắng về điểm số của trẻ nhỏ. Thay vào đó hãy tạo ra môi trường tự do, được tôn trọng để trẻ tự tin bày tỏ tiếng nói, quan điểm, tâm tư của mình, từ đó sẽ phát triển năng lực vượt trên cả mọi con số.

Nhà giáo Kiran Bir Sethi được Global Teacher Prize bình chọn là một trong mười nhà giáo hàng đầu thế giới. Bà cũng là người sáng lập Design for Change - phong trào lớn nhất thế giới về trẻ em góp sáng kiến thay đổi cộng đồng.

Công thức dành cho trẻ em cùa bà Kiran gồm:

- Cảm nhận: truyền cho trẻ em sự đồng cảm, để các em hiểu được rằng các em là một phần của cộng đồng.

- Sự tưởng tượng: trẻ phải hiểu được rằng mình có khả năng giải quyết được những vấn đề đặt ra trong cuộc sống, mạnh dạn để nhận lấy trách nhiệm về mình chứ không phải chỉ ngồi đó mà than thở.

- Hành động: trẻ hành động vì trẻ thực sự muốn làm chứ không phải là do ai bắt ép.

- Sự chia sẻ: trẻ phải biết chia sẻ với mọi người xung quanh mình.

Theo Dân trí

Chủ đề Thi cử - Tuyển sinh

Đọc thêm

Những người không nên ăn bưởi

Những người không nên ăn bưởi

Bưởi là loại quả tốt cho sức khoẻ nhưng không phải ai cũng có thể ăn được, dưới đây là những người không nên ăn bưởi.
Phòng viêm phổi cho trẻ trong mùa lạnh

Phòng viêm phổi cho trẻ trong mùa lạnh

Viêm phổi ở trẻ em là bệnh do vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng gây ra. Mầm bệnh có thể lây lan từ trẻ bệnh, từ người lớn mang mầm bệnh, từ môi trường cho trẻ. Bệnh có các thể rất nặng, diễn biến nhanh có thể gây tử vong nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Các uống cà phê giúp hỗ trợ thải độc

Các uống cà phê giúp hỗ trợ thải độc

Uống cà phê ở mức độ vừa phải, không thêm nhiều đường, chọn loại hạt hữu cơ, dùng vào buổi sáng có thể thúc đẩy quá trình thải độc của cơ thể tốt hơn.
Những món ăn giúp nhanh khỏi cúm

Những món ăn giúp nhanh khỏi cúm

Thịt gà, nước ép rau củ cung cấp nước, còn tỏi, gừng chứa hợp chất chống viêm, kháng khuẩn giúp cải thiện triệu chứng và nhanh khỏi bệnh cúm.
Vì sao cúm bùng phát sau Tết?

Vì sao cúm bùng phát sau Tết?

Thời tiết lạnh kéo dài trong khi năm mới là dịp đoàn tụ với nhiều tiệc tùng tập trung đông người khiến cúm dễ lây nhiễm, số ca bệnh tăng cao.
Cảm cúm, nên uống Tiffy hay Decolgen?

Cảm cúm, nên uống Tiffy hay Decolgen?

Trong số những thuốc trị cảm cúm thì Tiffy và Decolgen là 2 loại được lựa chọn nhiều nhất. Vậy khi bị cảm cúm uống tiffy hay decolgen sẽ tốt hơn?
Cách rã đông thịt cá an toàn ngày Tết

Cách rã đông thịt cá an toàn ngày Tết

Ngày Tết, hầu hết thịt cá đều trữ đông trong tủ lạnh. Khi rã đông nếu không tuân thủ các quy tắc dễ làm mất dưỡng chất và nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm.
6 đồ uống tốt khi cần tăng năng lượng dịp Tết

6 đồ uống tốt khi cần tăng năng lượng dịp Tết

Tết thường đi kèm với việc dễ thức khuya, dậy muộn, tham gia nhiều hoạt động vui chơi, gặp gỡ bạn bè, người thân. Điều này làm thay đổi nhịp sinh học của cơ thể, gây mệt mỏi và thiếu năng lượng.
Viêm khớp ở trẻ em có nguy hiểm không?

Viêm khớp ở trẻ em có nguy hiểm không?

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh viêm khớp có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, các khớp bị viêm sưng có thể gây hạn chế vận động, biến dạng khớp, thậm chí gây tàn tật.
Bé 2 tuổi nên uống sữa tươi hay sữa bột?

Bé 2 tuổi nên uống sữa tươi hay sữa bột?

Đối với trẻ 2 tuổi, nhu cầu dinh dưỡng để cơ thể phát triển cao hơn đối với các bé sơ sinh. Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý thì việc cho bé dùng sữa tươi và sữa bột cũng được rất nhiều cha mẹ quan tâm.
Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm

Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm

Theo các bác sỹ, cảm cúm và cảm lạnh là hai bệnh lý khác nhau, tuy nhiên lại có những triệu chứng tương đồng nên rất nhiều người nhầm lẫn.
Những thứ cần làm sạch trong mùa lạnh và cúm

Những thứ cần làm sạch trong mùa lạnh và cúm

Cảm cúm là căn bệnh phổ biến mà hầu hết mọi người đều gặp phải hằng năm, đặc biệt vào là mùa lạnh. Làm sạch nhà mùa cúm sẽ giảm được nguy cơ bị “ốm vặt”, hắt hơi, sổ mũi...
5 cách bảo vệ lá phổi vào mùa đông

5 cách bảo vệ lá phổi vào mùa đông

Phổi là một cơ quan quan trọng trong cơ thể con người. Nhờ hoạt động của phổi, cơ thể chúng ta được cung cấp lượng oxy cần thiết, giúp các cơ quan khác hoạt động dễ dàng hơn.
Các bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ bạn nên biết

Các bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ bạn nên biết

Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch yếu, các hệ thống trong cơ thể chưa phát triển hoàn thiện như ở người lớn. Khi thời tiết chuyển mùa, nhiệt độ đột ngột thay đổi, độ ẩm trong không khí tăng cao, môi trường bụi bẩn tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus có hại cho sức khỏe, sinh sôi, nảy nở. Làm sao để phòng ngừa hiệu quả các bệnh này?
Vì sao tủ lạnh có mùi hôi? Cách xử lý

Vì sao tủ lạnh có mùi hôi? Cách xử lý

Mùi hôi trong tủ lạnh có thể ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm. Hãy cùng khám phá nguyên nhân gây ra mùi khó chịu, tác hại của nó và các mẹo vặt để khắc phục hiệu quả nhé!