Triều Tiên muốn có hiệp ước hòa bình với Mỹ, Trung và Hàn Quốc

Theo Reuters, một nguồn thạo tin tiết lộ với hãng Reuters rằng Triều Tiên đang tìm kiếm một hiệp ước hòa bình với Mỹ, Trung Quốc và Hàn Quốc để chính thức kết thúc cuộc chiến tranh Triều Tiên, đồng thời sẽ không dừng các vụ thử hạt nhân cho đến khi đạt được hiệp ước này.

Triều Tiên muốn có hiệp ước hòa bình với Mỹ, Trung và Hàn Quốc ảnh 1

Binh sỹ Hàn Quốc theo dõi thông tin trên màn hình về nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. (Nguồn: smh.com.au)

Nguồn tin trên, vốn có các mối liên lạc ở Bình Nhưỡng và từng dự đoán chính xác vụ thử hạt nhân đầu tiên của Triều Tiên vào năm 2006, khẳng định các vụ thử sẽ tiếp diễn cho đến khi "Trung Quốc và Mỹ muốn ký một thỏa thuận hòa bình."

Nguồn tin nói thêm: "Vụ nổ này (vụ thử bom H) chủ yếu là để Mỹ để mắt tới. Mục tiêu chính là thuyết phục Mỹ ngồi vào bàn đàm phán 4 nước nhằm chấm dứt cuộc chiến, qua đó thiết lập hòa bình lâu dài trên bán đảo Triều Tiên.

Theo nguồn tin trên, ông đã chuyển thông điệp trên từ Triều Tiên tới giới lãnh đạo Trung Quốc ngay sau vụ thử bom H vừa qua, trong đó hối thúc Trung Quốc ủng hộ xúc tiến một hiệp ước hòa bình thay vì theo bước Mỹ yêu cầu Bình Nhưỡng chương trình hạt nhân trước khi có bất cứ cuộc thương lượng nào.

Nguồn tin cho rằng không đề cập đến một hiệp ước hòa bình sẽ là sai lầm chiến lược./.

Theo TTXVN

Đọc thêm

Hiểm họa từ việc AI rơi vào tay khủng bố

Hiểm họa từ việc AI rơi vào tay khủng bố

Suốt nhiều năm qua, các cơ quan chống khủng bố ví việc theo sát các tổ chức khủng bố trên không gian số và mạng xã hội như một trò “đuổi bắt bất tận” – xử lý xong chỗ này thì chỗ khác lại nổi lên. Vấn đề này ngày càng rối rắm do sự xuất hiện của trí tuệ nhân tạo (AI).
Thuế quan của Mỹ: Lợi ích ngắn hạn, thiệt hại lâu dài

Thuế quan của Mỹ: Lợi ích ngắn hạn, thiệt hại lâu dài

Trước thời điểm ngày 1/8 - mốc áp thuế mới mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra - nhiều quốc gia châu Á và Liên minh châu Âu (EU) đang gấp rút đàm phán với Mỹ nhằm tránh các mức thuế quan cao kỷ lục có thể “giáng đòn” mạnh vào xuất khẩu và chuỗi cung ứng toàn cầu.