Truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” cho 2 mẹ liệt sỹ

(Baohatinh.vn) - Việc truy tặng danh hiệu “Bà Mẹ Việt Nam anh hùng” là phần thưởng cao quý, thể hiện sự ghi nhận của Đảng, Nhà nước, Nhân dân trước sự hy sinh, đóng góp to lớn của các mẹ.

IMG_8976 copy.jpg
Đại biểu tham dự buổi lễ.

Chiều 19/7, Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Thạch Hà tổ chức trao danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” cho thân nhân các mẹ: Nguyễn Thị Em (xã Lưu Vĩnh Sơn), Trần Thị Ngôn (xã Thạch Ngọc).

Mẹ Nguyễn Thị Em (SN 1912, ở thôn Tân Đình, xã Thạch Vĩnh cũ, nay là xã Lưu Vĩnh Sơn) sinh được 9 người con.

Theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, 2 người con của mẹ lần lượt lên đường nhập ngũ tham gia bảo vệ Tổ quốc và đã anh dũng hy sinh. Năm 1991, mẹ Nguyễn Thị Em mất do sức khoẻ yếu.

c807c9caad9008ce5181 copy.jpg
Phó Trưởng ban Nội chính Tỉnh uỷ Hoàng Văn Quảng và đại diện lãnh đạo các ban, ngành cấp tỉnh, lãnh đạo địa phương trao danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” cho thân nhân các mẹ: Nguyễn Thị Em và Trần Thị Ngôn.

Mẹ Trần Thị Ngôn (SN 1906, ở thôn Mỹ Châu, xã Thạch Ngọc). Mẹ sinh được 4 người con.

Theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, 2 người con của mẹ lần lượt lên đường nhập ngũ tham gia bảo vệ Tổ quốc và đã anh dũng hy sinh. Năm 1992, mẹ Ngôn mất do sức khoẻ yếu.

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch UBND huyện Thạch Hà Nguyễn Văn Khoa nhấn mạnh, việc truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà Mẹ Việt Nam anh hùng” là phần thưởng cao quý, thể hiện sự ghi nhận của Đảng, Nhà nước, Nhân dân trước sự hy sinh, đóng góp công lao to lớn của mẹ Nguyễn Thị Em và mẹ Trần Thị Ngôn trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và bảo vệ Tổ quốc.

Đồng thời, mong muốn thân nhân các mẹ tiếp tục vượt qua khó khăn, phát huy truyền thống cách mạng, tiếp tục thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; hăng hái tham gia các phong trào thi đua yêu nước của địa phương, góp phần xây dựng quê hương ngày một văn minh, giàu đẹp.

Chủ đề NGÀY THƯƠNG BINH - LIỆT SỸ

Đọc thêm

Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Để mục tiêu hoàn thành 2.343 ngôi nhà cho hộ nghèo, cận nghèo, người có công với cách mạng trước ngày 19/5/2025, các địa phương trong toàn tỉnh đang đứng trước khối lượng công việc lớn. Trên chặng nước rút, cả hệ thống chính trị Hà Tĩnh cùng hướng về cơ sở với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt; mỗi thành viên ban chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát các cấp phải thấm nhuần nguyên tắc “rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ kết quả, rõ sản phẩm”.
Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Vận dụng sáng tạo bài học kinh nghiệm trong làm nhà ở cho hộ nghèo giai đoạn 2021-2025, cả hệ thống chính trị ở Hà Tĩnh đã sớm vào cuộc, chủ động triển khai chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước. Với sự khẩn trương, chủ động triển khai kế hoạch và huy động các nguồn lực, Hà Tĩnh đặt mục tiêu hoàn thành chương trình trước ngày 19/5/2025 (trước mốc thời gian chung của cả nước hơn 6 tháng).
Quy định mới về chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

Quy định mới về chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

Chính phủ ban hành Nghị định số 67/2025/NĐ-CP ngày 15/3/2025 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 của Chính phủ về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.