“Tựu trường” sau mùa dịch, thầy trò Hà Tĩnh bước chặng nước rút năm học 2019 - 2020

(Baohatinh.vn) - Sau kỳ nghỉ “bất đắc dĩ” kéo dài gần 3 tháng, hôm nay (4/5), hơn 243 ngàn học sinh từ bậc mầm non đến THPT ở Hà Tĩnh đã đồng loạt trở lại trường. Mùa “tựu trường” có một không hai bắt đầu bằng cái nắng oi nồng, tiếng ve ran và màu bằng lăng, phượng đỏ...

“Tựu trường” sau mùa dịch, thầy trò Hà Tĩnh bước chặng nước rút năm học 2019 - 2020

Sau gần 3 tháng tránh dịch, các em học sinh bắt đầu đến trường trên những con đường đã rực màu bằng lăng, phượng đỏ

Náo nức niềm vui trở lại trường

Sáng sớm nay, mặt trời đã bắt đầu đổ lửa, con đường dài tới trường của các em học sinh vùng rừng núi Vũ Quang trở nên vất vả hơn. Nhưng trên tất cả, niềm vui được đi học trở lại, được gặp lại bạn bè, thầy cô sau kỳ nghỉ dài khiến bước chân các em trở nên gấp gáp. Ánh mắt lấp lánh trên từng khuôn mặt.

“Tựu trường” sau mùa dịch, thầy trò Hà Tĩnh bước chặng nước rút năm học 2019 - 2020

Giờ sinh hoạt tập thể đầu tuần trên sân Trường Tiểu học Hương Điền ( Vũ Quang) là bài học về thực hiện phòng chống dịch

Em Nguyễn Thu Trang, lớp 5 Trường Tiểu học Hương Điền (Vũ Quang) cho biết: “Từ hôm qua, em đã chuẩn bị đầy đủ cho mình sách vở, đồ dùng học tập và trong cặp sách còn có thêm khẩu trang, chai nước uống và nước rửa tay.

Trở lại trường, với em còn là niềm vui được trực tiếp nghe thầy cô giảng, được thoải mái trao đổi những vấn đề còn chưa hiểu khi ôn tập lại kiến thức cũ và học bài mới”.

“Tựu trường” sau mùa dịch, thầy trò Hà Tĩnh bước chặng nước rút năm học 2019 - 2020

Học sinh Trường THCS Văn Trị được hướng dẫn, dặn dò giữ khoảng cách khi nói chuyện

Những nẻo đường làng, ngõ xóm vùng bãi ngang ở Thạch Hà hôm nay cũng trở nên nhộn nhịp hơn bởi tiếng cười nói của các cô cậu học trò. Sau bao ngày im ỉm đóng, sáng nay cổng Trường THCS Văn Trị (Thạch Hà) đã mở rộng để đón hơn 560 học sinh trở lại.

“Tựu trường” sau mùa dịch, thầy trò Hà Tĩnh bước chặng nước rút năm học 2019 - 2020

Học sinh Trường THCS Thạch Trị hào hứng với giờ học đầu tiên sau kỳ nghỉ dài

Em Phan Thị Hà, lớp 6B - Trường THCS Văn Trị cho biết: "Dù thời gian qua chúng em vẫn duy trì học online, nhưng đến lớp vui hơn nhiều, bởi trường học không chỉ là nơi học kiến thức, mà còn là dịp để chúng em được hòa vào không khí vui vẻ của tập thể. Dịch bệnh vẫn còn, từ chỗ ngồi đến trò chuyện với bạn bè, chúng em vẫn phải giữ khoảng cách tối thiểu, nhưng được trở lại với lớp học, chỗ ngồi thân quen, nghe tiếng trống trường, tiếng thầy cô giảng bài là điều em vui nhất”

Cô giáo như mẹ hiền

Đối với giáo viên ở các trường, đặc biệt là mầm non và tiểu học, việc duy trì trở lại nền nếp dạy học trong mùa dịch đòi hỏi sự nỗ lực không mệt mỏi.

Song song với nhiệm vụ chuyên môn, các cô còn phải thực hiện một nhiệm vụ hết sức quan trọng đòi hỏi sự kiên trì, tỉ mẩn và cẩn thận là bảo vệ sức khỏe cho các em học sinh.

“Tựu trường” sau mùa dịch, thầy trò Hà Tĩnh bước chặng nước rút năm học 2019 - 2020

Cô Nguyễn Thị Hà, giáo viên Trường Tiểu học Hộ Độ hướng dẫn học sinh rửa tay trước khi vào lớp

Tại Trường Tiểu học Hộ Độ (Lộc Hà), để công tác đón, đưa học sinh được chu đáo, ngoài kế hoạch sắp xếp khoa học của trường được thông báo rộng rãi đến các bậc phụ huynh, giáo viên phải đến trường trước 30 phút để đón học sinh và nhắc nhở các em về công tác phòng chống dịch.

Cô Nguyễn Thị Hà - giáo viên chủ nhiệm lớp 1A2 Trường Tiểu học Hộ Độ cho biết: “Đối với học sinh nhỏ tuổi, hiếu động, việc đảm bảo các yêu cầu phòng dịch rất khó, vì thế giáo viên phải thường xuyên nhắc các con ngồi đúng khoảng cách, không dùng chung cốc uống nước, thường xuyên đeo khẩu trang và trước khi vào lớp phải rửa tay."

“Tựu trường” sau mùa dịch, thầy trò Hà Tĩnh bước chặng nước rút năm học 2019 - 2020

Giáo viên Trường Mầm non Nam Phúc Thăng tỉ mẫn chuẩn bị cho học sinh từ những điều nhỏ nhất.

Một số trường mầm non hôm nay cũng đã đón trẻ trở lại trường cùng với việc triển khai kỹ lưỡng các hoạt động chăm sóc sức khỏe, vệ sinh để đảm bảo an toàn cho các cháu.

Cô Hoàng Thị Hiền, giáo viên chủ nhiệm lớp 5 tuổi Trường Mầm non Nam Phúc Thăng (Cẩm Xuyên) cho biết: “Học sinh mầm non còn nhỏ dại, hầu như chưa tự lo được cho mình, nên việc phòng dịch phụ thuộc vào cô giáo. Vì thế, từ sớm chúng tôi đã có mặt tại trường để kiểm tra lần cuối công tác chuẩn bị trong lớp học, bắt đầu từ đồ chơi, khăn mặt, cốc uống nước đến đôi dép, chỗ ngồi của từng em. Việc rửa tay chân cho các cháu hay chuẩn bị nước uống cũng do các cô đảm nhiệm”.

“Tựu trường” sau mùa dịch, thầy trò Hà Tĩnh bước chặng nước rút năm học 2019 - 2020

Tiếng hát lại vang lên trong từng lớp học

Khảo sát năng lực học sinh, xây dựng chương trình phù hợp

Thời gian nghỉ dịch, dù đã được các thầy cô giáo hướng dẫn học tập, ôn luyện kiến thức qua mạng Internet, nhưng tùy điều kiện thực tế ở các gia đình, vùng miền nên việc tiếp cận kiến thức có nhiều mức độ khác nhau. Vì thế, để đảm bảo tất cả học sinh đều có thể tiếp nối kiến thức mới ngay sau bài học phòng chống dịch ở giờ học đầu tiên, các trường đều tổ chức khảo sát kiến thức, đánh giá năng lực các em để có kế hoạch ôn tập, giảng dạy phù hợp.

Thầy Phan Thanh Dân - Trưởng phòng GD&ĐT Lộc Hà cho biết: “Phòng chỉ đạo các trường kiểm tra, đánh giá chuẩn kiến thức, kỹ năng, kết quả dạy học, ôn tập trực tuyến cho học sinh trong thời gian qua. Từ đó có phương án điều chỉnh kịp thời và triển khai kế hoạch ôn tập, phương pháp dạy bù phù hợp, đảm bảo công bằng, quyền lợi cho tất cả học sinh”.

“Tựu trường” sau mùa dịch, thầy trò Hà Tĩnh bước chặng nước rút năm học 2019 - 2020

Việc tinh giản chương trình, nâng cao chất lượng giờ dạy được các cấp học đồng loạt thực hiện

Cùng với sự chỉ đạo, kiểm tra giám sát của ngành giáo dục, các trường cũng đã linh động xây dựng chương trình phù hợp với năng lực của học sinh, điều kiện của trường mình. Đối với việc tinh giản chương trình sau thời gian dài nghỉ dịch, hiệu trưởng các trường đã được trao quyền tự chủ để thực hiện mục tiêu tinh giản nhưng không cắt xén chương trình, bảo đảm những nội dung, kiến thức cốt lõi và nâng cao chất lượng dạy học.

Thầy Lê Minh Châu, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Kỳ Liên (Thị xã Kỳ Anh) cho biết: “Trường đã chủ động lên kế hoạch khảo sát 2 môn Toán và Tiếng Việt, qua đó phân loại học sinh để bồi dưỡng hợp lý. Đồng thời chỉ đạo giáo viên tiếp tục rà soát nội dung chương trình cần tinh giản để xây dựng thời khóa biểu hợp lý. Thời gian ở trường chủ yếu ưu tiên dành cho 2 môn Toán, Tiếng Việt, riêng lớp 1 giáo viên đặc biệt lưu ý bồi dưỡng kỹ năng đọc, viết, đảm bảo kết thúc chương trình các em đều đọc thông viết thạo”.

“Tựu trường” sau mùa dịch, thầy trò Hà Tĩnh bước chặng nước rút năm học 2019 - 2020

Học sinh Trường Tiểu học Kỳ Liên ngay ngắn, nghiêm túc trước giờ kiểm tra khảo sát chất lượng

Tiếng trống trường đã điểm sau hơn 3 tháng nghỉ ngơi. Các trường học từ miền ngược đến miền xuôi đã bắt đầu những giờ học mới. Thầy trò đang dồn sức chạy đua với thời gian bù đắp kiến thức cũ, lựa chọn tinh giản kiến thức mới song song với nâng cao chất lượng dạy học. Cùng với đó là trách nhiệm về phòng chống dịch trong mỗi ngày để đảm bảo trường học an toàn…

Những buổi học, tuần học diễn ra dưới cái nắng nóng gay gắt đang thử thách lòng quyết tâm, nỗ lực vượt khó của mỗi trường học, mỗi thầy cô và học sinh ở Hà Tĩnh để cùng nhau về đích với những thành quả ngọt ngào trong năm học đầy thử thách

Chủ đề Đổi mới giáo dục

Đọc thêm

Trường THCS Lê Văn Thiêm - 40 năm chắp cánh tri thức, kết nối tương lai

Trường THCS Lê Văn Thiêm - 40 năm chắp cánh tri thức, kết nối tương lai

Trong suốt hành trình 40 năm phát triển, Trường Năng khiếu thị xã Hà Tĩnh xưa và Trường THCS Lê Văn Thiêm nay luôn là lá cờ đầu của ngành GD&ĐT tỉnh nhà. Không chỉ đảm đương sứ mệnh là “nôi” bồi dưỡng nhân tài, chắp cánh ước mơ cho các thế hệ học sinh, Trường THCS Lê Văn Thiêm đang bắt nhịp xu thế, phát triển mô hình trường học tiên tiến, năng động, từng bước hội nhập quốc tế.
Người thầy dành trọn tình yêu thương cho học trò

Người thầy dành trọn tình yêu thương cho học trò

Hơn 17 năm gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, thầy Trần Xuân Thắng (Trường THPT Cẩm Bình, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã dành trọn tình yêu thương cho học trò, chắp cánh cho các em bước tới tương lai.
“Cùng con học bài”

“Cùng con học bài”

Phong trào “Cùng con học bài” do Hội LHPN huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) triển khai không chỉ nhằm truyền đạt kiến thức mà còn là cơ hội để bố mẹ gắn kết hơn với con cái.
Mỗi năm, Hà Tĩnh đầu tư hàng trăm tỷ đồng nâng cấp, xây mới trường học

Mỗi năm, Hà Tĩnh đầu tư hàng trăm tỷ đồng nâng cấp, xây mới trường học

Thực hiện Đề án Xây dựng trường mầm non và phổ thông công lập đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2021 - 2025, các địa phương đặc biệt quan tâm triển khai thực hiện gắn với phong trào xây dựng NTM, đô thị văn minh. Mỗi năm các trường học đã được đầu tư hàng trăm tỷ đồng để củng cố, nâng cấp, xây mới.