Tuyển sinh ĐH, CĐ 2016: Thí sinh cân nhắc khi lựa chọn trường xét tuyển

Càng gần đến thời điểm chốt nộp hồ sơ xét tuyển đợt 1 đại học 2016, các trường thêm gấp rút chạy đua với việc thu hút nguồn tuyển.

tuyen sinh dh cd 2016 thi sinh can nhac khi lua chon truong xet tuyen

Xuất hiện những lo ngại về việc các trường chạy theo số lượng, buông chất lượng. Tuy nhiên, thực tế không hẳn là vậy, cứ nhìn vào con số và hệ thống các trường đại học tuyển sinh chính quy nhiều năm nay sẽ thấy.

Có sự xếp hạng trong những trường đại học này: Trường nào người học đó chứ không phải trường tốp đầu lấy hết được thí sinh trường tốp dưới và cũng càng không có chuyện trường tốp dưới có được thí sinh của trường tốp đầu.

Cách tuyển sinh của các trường tốp đầu đang bị hiểu sai

Những ngày qua, một số tờ báo đưa tin về việc một số trường được đánh giá cao và có điểm chuẩn hằng năm khá cao ở phía Nam như ĐHQG Thành phố Hồ Chí Minh và Đại học Cần Thơ năm nay lại bất ngờ đưa ra mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển (HSXT) là 15 điểm…

Ở Hà Nội, trường đại học hàng đầu là Đại học Y Hà Nội cũng công bố thí sinh có tổng điểm 3 môn từ 18 trở lên có thể nộp HSXT vào trường.

Mức điểm nhận HSXT quá chênh so với điểm chuẩn vào trường năm 2015, dẫn đến nhiều ý kiến cho rằng các trường này đang làm khó cho trường tốp giữa, khiến cho một số thí sinh có điểm thấp, không có khả năng trúng tuyển mà vẫn nộp HSXT.

Trả lời câu hỏi được tại sao những trường đại học lớn như vậy lại có mức điểm nhận HSXT thấp dưới ngưỡng và chắc chắn những người am tường về tuyển sinh đều hiểu là không trường nào trong số này lấy điểm ở ngưỡng công bố.

Lý giải về việc một số trường thành viên của ĐHQG TP Hồ Chí Minh xét tuyển từ điểm sàn, ông Nguyễn Đức Nghĩa - Phó Giám đốc ĐHQG TP Hồ Chí Minh - khẳng định: Việc nhận HSXT từ 15 điểm không phải là để lấy hết thí sinh, vì thực tế chỉ tiêu tuyển sinh của các trường đã được công bố cố định trước đó.

Còn đại diện Đại học Y Hà Nội, bà Nguyễn Thị Thu - Phó trưởng phòng Đào tạo - cho biết: Năm nay, trường lấy điểm xét tuyển từ 18 điểm trở lên (năm 2015, trường lấy điểm xét tuyển đối với hệ bác sĩ là trên 21 điểm, đối với hệ cử nhân trên 18 điểm), việc nhận HSXT đối với thí sinh có điểm từ 18 sẽ không ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo vì trường lấy điểm từ cao xuống thấp, nếu điểm chuẩn cao hơn nhiều so với điểm xét tuyển thì trường cũng không làm sai quy định của Bộ GD&ĐT.

Điểm sàn là để tham khảo và cân nhắc

Thực tế cho thấy có những trường đã đưa ra tiêu chí xác định điểm sàn theo cách có thể nói là chỉ để đưa ra tham khảo chứ ai cũng biết là những trường này không thể lấy điểm trúng tuyển ở mức điểm sàn được.

Hay nói cách khác, dù công bố mức sàn thế nào chăng nữa thì người học vẫn tự biết ở mức điểm thế nào mình nên đăng ký vào tốp những trường này.

Ví dụ, theo thông báo của Học viện Ngoại giao, ngoài các điều kiện theo quy định của Bộ GD&ĐT, trường yêu cầu thí sinh có tổng điểm 3 môn thi theo tổ hợp môn xét tuyển và điểm ưu tiên khu vực và đối tượng đạt từ ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ GD&ĐT quy định trở lên (tức là mức 15 điểm).

Có điều là trường này lưu ý thí sinh cần biết là điểm chuẩn năm 2015 của Học viện Ngoại giao có mức điểm từ 20 – 24,5 điểm tùy từng ngành.

Hay như Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cũng thông tin sẽ nhận hồ sơ những thí sinh tốt nghiệp THPT, có hạnh kiểm đạt loại khá trở lên, tổng 3 môn theo tổ hợp xét tuyển (tính cả điểm ưu tiên) là 16.

Nên biết, là năm 2015, điểm chuẩn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội chỉ có 2 ngành là 16 điểm, các ngành còn lại đều tăng cao, có ngành lên tới 27 điểm.

Cũng như vậy các Trường Đại học Ngoại thương, Đại học Kinh tế Quốc dân… đã đưa ra ngưỡng điểm xét tuyển rất gần với điểm chuẩn xét tuyển năm 2015….

Nhưng không vì vậy mà thí sinh và phụ huynh chủ quan, cho dù điểm thi cao nhưng họ vẫn e dè khi đăng ký xét tuyển vào trường này chứ đứng nói là điểm chỉ trên ngưỡng xét tuyển.

Lý giải về việc đưa ra ngưỡng xét tuyển vào trường mình PGS.TS Bùi Anh Tuấn – Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội - cho biết:

Tôi chắc một điều là thí sinh đã nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển vào Đại học Ngoại thương phải có một sức học rất khá. Tự tin nhất là những em có điểm thi cao vượt ngưỡng 25, còn dưới 25 là thí sinh buộc phải có những tính toán sao cho phù hợp.

Trong thời buổi thông tin về ngành nghề, trường nào, điểm nào đầy rẫy trên mạng thì việc thí sinh và gia đình tham khảo, quyết định chắc chắn sẽ được tính toán kỹ.

Trường nào người học đó, sẽ không thể có chuyện thí sinh có lực học vừa phải trúng tuyển vào Trường Đại học Ngoại thương, đây là điểm hơn ai hết thí sinh và gia đình đều hiểu.

Lời khuyên cho thí sinh

Trước những lo lắng sẽ có nhiều thí sinh chỉ đạt điểm sàn nhưng vẫn nộp HSXT vào trường tốp trên, nhưng nhiều chuyên gia tuyển sinh lại cho rằng điều này là hơi quá vì thực tế là thí sinh khi đã dự thi và xác định xét tuyển vào một trường đại học nào đó thì đều đã tham khảo thông tin điểm chuẩn của những trường này, nhờ tư vấn giúp thế nên chắc chắn không thể có chuyện thí sinh 18 – 19 điểm mà có thể tự tin để nộp hồ sơ ĐKXT vào Trường Đại học Y Hà Nội.

Tương tự như vậy, ở các trường đại học phía Nam, thí sinh đạt 15 điểm sẽ cân nhắc hơn thiệt nếu thực sự có nguyện vọng đi học đại học thì cũng không nộp hồ sơ ĐKXT ở đợt 1 vào những trường, ngành hot của ĐHQG TP Hồ Chí Minh cho dù điểm sàn để nộp chỉ là 15 điểm.

Lời khuyên của các chuyên gia tuyển sinh là thí sinh phải thực bình tĩnh và sáng suốt, nếu chỉ đạt điểm sàn mà vẫn liều nộp HSXT vào những trường tốp trên thì đây là điều không tưởng vì chắc chắn sẽ không thể trúng tuyển.

Chọn trường tốp giữa là tính toán hợp lý, tuy nhiên, việc chọn trường, ngành thì cũng vẫn phải căn cứ vào điểm chuẩn trong vài năm trước của trường, của ngành đó.

Việc chọn các trường đại học địa phương là vừa sức và hợp lý, vì điểm chuẩn của những trường này thường chỉ mức ngang sàn, thí sinh có thể chọn lựa những ngành học yêu thích mà nếu đăng ký ở trường tốp giữa thì khó hy vọng.

Thêm nữa, nếu theo học ở những trường đại học địa phương, người học có thêm thuận lợi là đỡ phải di chuyển xa, giảm thiểu tốn kém cho gia đình.

Khi họp hội đồng xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng, Bộ GD&ĐT đã khuyến nghị các trường cân nhắc, căn cứ chỉ tiêu, nguồn lực để xác định mức điểm nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển phù hợp.

Tuy nhiên, bên cạnh những trường như Đại học Ngoại thương, Đại học Kinh tế Quốc dân… đã chọn ngưỡng điểm rất tốt dựa trên các số liệu của năm 2015, cũng còn một số trường lo khó tuyển nên chỉ lấy mức điểm sàn của Bộ làm ngưỡng nhận hồ sơ.

Việc này các trường hoàn toàn có quyền tự chủ, Bộ GD&ĐT chỉ quy định các trường không được đưa ra mức dưới điểm sàn của Bộ. Tuy nhiên, những trường này cũng nên tránh gây hiểu lầm trong xã hội nếu mức điểm sàn đưa ra thấp hơn yêu cầu.

Theo GD&TĐ

Chủ đề Thi cử - Tuyển sinh

Đọc thêm

Lắng nghe “Điều em muốn nói”

Lắng nghe “Điều em muốn nói”

Diễn đàn “Điều em muốn nói” được các trường học ở Hà Tĩnh tổ chức góp phần mở “cánh cửa” tâm hồn của học sinh, giúp người lớn thấu hiểu, đồng hành với các em trên hành trình trưởng thành.
Thầy Tổng phụ trách Đội yêu nghề, mến trẻ

Thầy Tổng phụ trách Đội yêu nghề, mến trẻ

Tròn 24 năm làm Tổng phụ trách Đội, thầy Lê Khải Chương - Trường Tiểu học Sơn Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) vẫn tràn đầy đam mê với nghề và luôn thương yêu, tận tâm với học trò.
Bí thư Tỉnh ủy chúc mừng các Nhà giáo Nhân dân

Bí thư Tỉnh ủy chúc mừng các Nhà giáo Nhân dân

Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng bày tỏ sự tri ân sâu sắc trước những đóng góp, cống hiến của các Nhà giáo Nhân dân đối với sự nghiệp trồng người cũng như phát triển KT-XH tỉnh nhà.