Giải mã hệ thống chữ viết trên chiếc la bàn cổ

Sau khi Hà Tĩnh Online đăng tin “Thêm một chiếc la bàn độc đáo làm từ ngà voi”, ngày 10/12/2010, ông Bùi Văn Chất trú tại số nhà 04, đường Nguyễn Kiệm, thành phố Vinh (Nghệ An) đã chuyển đến tác giả lời bàn về “Chữ trên một chiếc la bàn cổ”. Để cung cấp thêm những thông tin chiếc la bàn, xin chuyển lời bàn trên đến Hà Tĩnh Online để các bạn tham khảo.

>>Thêm một chiếc la bàn độc đáo làm từ ngà voi

La bàn là dụng cụ định hướng trên trái đất nhờ có chiếc kim nam châm (tức kim chỉ nam) có thể quay tự do trên một trục cố định và luôn quay về hướng Bắc - Nam. Theo đó, ta xác định được các hướng Đông - Tây - Bắc - Nam, hay bất kỳ một phương vị nào tuỳ theo yêu cầu của người sử dụng.

La bàn có nhiều loại chuyên dụng: đi biển, vào rừng, qua sa mạc, bay trên bầu trời... Xưa nhất và cầu kỳ nhất là loại dùng để tìm hướng đất tốt nên còn gọi là địa bàn.

Để tìm hướng đất người ta dựa vào các ký tự có trên địa bàn đã được chia đều các cung theo từng vòng, mỗi vòng có một ý nghĩa nhất định.

Chiếc la bàn của cụ Lương Hữu Dụng ở xã Sơn Mỹ (Hương Sơn) đã được chuyển về Bảo tàng Hà Tĩnh để bảo quản
Chiếc la bàn của cụ Lương Hữu Dụng ở xã Sơn Mỹ (Hương Sơn) đã được chuyển về Bảo tàng Hà Tĩnh để bảo quản

Đơn cử như chiếc la bàn có hộp hình vuông bằng ngà voi, được biết là của cụ Lương Hữu Dụng, người Hương Sơn (Hà Tĩnh), nay được chuyển về Bảo tàng Hà Tĩnh. Chiếc la bàn này có 4 vòng tròn đồng tâm O (1,2,3,4), tâm của vòng tròn (V0).

0 là hộp kim la bàn, các cụ ngày xưa gọi là “Tróc long” (bắt long mạch) chứa kim nam châm và mặt tròn khắc dấu cố định chỉ hướng. Linh kiện này nếu là sản phẩm của phương Tây sẽ có các ký hiệu: N (North: chính Bắc); S (South: chính Nam); E (Eats: chính Đông); W (West: chính Tây), hoặc chỉ có 2 ký hiệu N và S như la bàn trên (xem ảnh); nếu do phương Đông chế tạo sẽ có ký tự: 北 南 東 西 (Bắc - Nam - Đông - Tây). Đang dùng tốt là những chiếc la bàn có đường ON kéo dài qua tâm cung Tý (子), ứng với 00/3600., Theo đó OS kéo dài sẽ qua tâm cung Ngọ (午) ứng với 1800/3600. Nếu không, phải chỉnh lại thì mới dùng được.

V1 có 24 cung, ở giữa có một chấm biểu thị của 24 sơn.

V2 là ký tự của 24 sơn tương ứng, cứ 2 sơn ứng với 1 cung của Thập nhị địa chi: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi (ngày nay có người gọi Thập nhị địa chi là 12 con giáp là không có cơ sở). Theo sách xưa chỉ có lục giáp: Giáp Tý, Giáp Tuất, Giáp Thân, Giáp Ngọ, Giáp Thìn và Giáp Dần. Từ đó suy ra Lục thập hoa giáp. 24 sơn (tính theo chiều kim đồng hồ) là: Nhâm - Tý - Quý: ứng với cung Khảm trong bát quái, là phương chính Bắc; Sửu - Cấn - Dần: ứng với cung Cấn trong bát quái, là phương Đông Bắc; Giáp - Mão - Ất: ứng với cung Chấn trong bát quái, là phương chính Đông; Thìn - Tốn - Tý: ứng với cung Tốn trong bát quái, là phương Đông Nam; Bính - Ngọ - Đinh: ứng với cung Ly trong bát quái, là phương chính Nam; Mùi - Khôn - Thân: ứng với cung Khôn trong bát quái, là phương Tây Nam; Canh - Dậu - Tân: ứng với cung Đoài trong bát quái, là phương chính Tây; Tuất - Càn - Hợi: ứng với cung Càn tròng bát quái, là phương Tây Bắc.

V3 gồm 72 cung, tức 72 hầu, 72 hầu được hình thành bởi: Lục thập hoa giáp (từ Giáp Tý đến Quý Hợi); Bát can (Thập can trừ Mậu, Kỷ); Tứ duy (Cấn, Tốn, Khôn, Càn).

72 hầu nói trên được sắp xếp cũng theo chiều kim đồng hồ:

- Hệ Lục thập hoa giáp: Giáp Tý, Bính Tý, Mậu Tý (trên tia 00), Canh Tý, Nhâm Tý; Ất Sửu, Đinh Sửu, Kỷ Sửu, Tân Sửu, Quý Sửu; Bính Dần, Mậu Dần, Canh Dần, Nhâm Dần, Giáp Dần; Đinh Mão, Kỷ Mão, Tân Mão, Quý Mão, Ất Mão; Mậu Thìn, Canh Thìn, Nhâm Thìn, Giáp Thìn, Bính Thìn; Kỷ Tỵ, Tân Tỵ, Quý Tỵ, Ất Tỵ, Đinh Tỵ; Canh Ngọ, Nhâm Ngọ, Giáp Ngọ, Bính Ngọ, Mậu Ngọ; Tân Mùi, Quý Mùi, Ất Mùi, Đinh Mùi, Kỷ Mùi; Quý Dậu, Ất Dậu, Đinh Dậu, Kỷ Dậu, Tân Dậu; Giáp Tuất, Bính Tuất, Mậu Tuất, Canh Tuất, Nhâm Tuất; Ất Hới, Đinh Hợi, Kỷ Hợi, Tân Hợi, Quý Hợi.

- Hệ Bát Can: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Nhâm, Quý được xen vào các vị trí sau: Giáp xen giữa Giáp Dần và Đinh Mão; Ất xen giữ Ất Mão và Mậu Thìn; Bính xen giữ Đinh Tỵ và Canh Ngọ; Đinh xen giữ Mậu Ngọ và Tân Mùi; Nhâm xen giữ Bính Thìn và Giáp Tý; Quý xen giữ Nhâm Tý và Ất Sửu.

- Hệ Tứ duy: Càn xen giữa Nhâm Tuất và Ất Hợi; Cấn xen giữa Quý Sửu và Bính Dần; Tốn xen giữ Bính Thìn và Kỷ Tỵ; Khôn xen giữa Kỷ Mùi và Nhâm Thân.

Ẩn trong 72 hầu nói trên là Hành (theo Ngũ hành: Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ), của mỗi cung theo dịch lý.

Muốn biết hành của mỗi hầu, đối với la bàn có đường kính lớn, hành được ghi ở vòng kế tiếp. Nếu không như chiếc la bàn này phải tra theo bảng có sẵn trong sách hoặc tính nhẩm theo luật vận hành được ghi nhớ bằng 4 câu thơ sau: “Tý Ngọ: Ngân - Đăng - Giá - Bích - Câu; Tuất Thìn: Yên - Mãn - Tự - Chung - Lâu; Dần Thân: Hán - Địa - Thiêu - Sài - Thấp; Lục giáp luân lưu bất ngoại cầu”.

子 午:銀 - 燈 - 架 - 壁 - 溝

戌 辰: 煙 - 滿 - 寺 - 鍾 - 樓

寅 申: 漢 - 地 - 燒 - 柴 - 濕

六 甲 輪 流 不 外 求

V4 gồm 12 hình vẽ của 12 con vật, biểu tượng của 12 địa chi: Tý - Chuột; Sửu - Trâu; Dần - Hổ; Mão – Mèo (đây là dấu hiệu cho biết hộp la bàn này được chế tác tại Việt Nam, nếu là sản phẩm của phương Bắc thì Mão được thể hiện hình con Thỏ); Thìn - Rồng; Tỵ - Rắn; Ngọ - Ngựa; Mùi - Dê: Thân - Khỉ; Dậu - Gà; Tuất - Chó; Hợi - Lợn.

Dựa vào lý thuyết cơ bản, ông Bùi Văn Chất bổ sung một số kiến thức ban đầu và làm rõ thêm một vài điều cần biết khi sử dụng cũng như giá trị của chiếc la bàn bằng ngà voi được phát hiện ở xã Sơn Mỹ, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh).

Đọc thêm

Xúc động những vần thơ viết về cơn bão số 3

Xúc động những vần thơ viết về cơn bão số 3

Trong đau thương, mất mát của người dân nhiều tỉnh thành phía Bắc sau bão số 3, nhiều tứ thơ đã được gieo vần. Báo Hà Tĩnh trân trọng giới thiệu một số bài thơ đầy cảm xúc trong cơn hoạn nạn.
Chuyện cây Hà Nội sau bão

Chuyện cây Hà Nội sau bão

Ngay sau cái đêm kinh hoàng bão YAGI đổ bộ vào Hà Nội, tôi lái xe ra đường. Khắp cả thành phố, cây nằm la liệt, nhiều cây bật gốc, gãy đổ tan hoang.
Đền Phúc Hải - chốn tâm linh yên bình

Đền Phúc Hải - chốn tâm linh yên bình

Đền Phúc Hải, xã Thuận Lộc (TX Hồng Lĩnh – Hà Tĩnh) là một trong những di tích đặc trưng cho sinh hoạt tín ngưỡng, chốn trao gửi tâm linh của người dân và du khách thập phương.
Bộ tranh Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi

Bộ tranh Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi

Hình ảnh cảm động các chiến sĩ đưa dân ra ngoài, các xe đi chậm lại để dìu mọi người trên cầu trong lúc gió to… được cô gái TP. Hồ Chí Minh khắc họa lại trong bộ tranh nói về Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi.
Vinh danh 'Sứ giả tiếng Việt' năm 2024

Vinh danh 'Sứ giả tiếng Việt' năm 2024

Tối 8/9, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Lễ tổng kết Ngày Tôn vinh tiếng Việt năm 2024 và Chương trình Gala tiếng Việt thân thương đã diễn ra với sự tham dự của hơn 600 đại biểu. Những “Sứ giả tiếng Việt” năm 2024 đã được vinh danh và trao tặng bằng khen.
Podcast truyện ngắn: Cây nhãn kỷ niệm

Podcast truyện ngắn: Cây nhãn kỷ niệm

Cây nhãn già thách thức mưa nắng, bão bùng, nhìn vào đó, bà luôn tưởng tượng bóng hình Hiếu, vẫn hiển hiện đâu đây trong khu vườn, căn nhà thân thuộc, như chưa từng có cuộc chia ly...
Podcast tản văn: Ơi mùa thu, mùa thu

Podcast tản văn: Ơi mùa thu, mùa thu

Có vẻ như mọi hân hoan, quyến luyến, mọi mỹ cảm, nồng say đều dồn tụ hết vào một chữ thu. Thu xao xuyến, thu bồi hồi, thu bâng khuâng, thu đa cảm...
Khám phá Công viên địa chất toàn cầu Non Nước Cao Bằng

Khám phá Công viên địa chất toàn cầu Non Nước Cao Bằng

Non nước Cao Bằng chính thức được UNESCO công nhận là Công viên Địa chất Toàn cầu vào ngày 12/4/2018, trở thành công viên địa chất toàn cầu thứ hai tại Việt Nam sau Công viên Địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn tại Hà Giang.
Truyện ngắn: Màu áo lính

Truyện ngắn: Màu áo lính

Phía ngoài ô cửa sổ, loa phát thanh đang vang lên tin tức về những hoạt động mừng ngày tết Độc lập. Ông Việt nhìn ra lá cờ đỏ sao vàng tung bay ngoài song cửa rồi mắt ông ầng ậc nước…
Cây muỗm ở Nghi Xuân là cây di sản Việt Nam

Cây muỗm ở Nghi Xuân là cây di sản Việt Nam

Cây muỗm được công nhận cây di sản Việt Nam có tuổi đời hơn 360 năm, nằm trong khuôn viên nhà thờ Phan Tôn Chu và Ngọc Hoa công chúa ở thôn Phú Vinh, xã Cổ Đạm, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.