Quỹ bảo tồn di sản Huế là Quỹ quốc gia do Chính phủ thành lập và giao cho tỉnh Thừa Thiên-Huế trực tiếp quản lý nhằm huy động nguồn lực để đầu tư cho trùng tu, bảo tồn, phát triển giá trị di sản Huế.

Huy động nguồn lực đầu tư để trùng tu, bảo tồn, phát triển di sản Huế

Quỹ bảo tồn di sản Huế là Quỹ quốc gia do Chính phủ thành lập và giao cho tỉnh Thừa Thiên-Huế trực tiếp quản lý nhằm huy động nguồn lực để đầu tư cho trùng tu, bảo tồn, phát triển giá trị di sản Huế.

Huy động nguồn lực đầu tư để trùng tu, bảo tồn, phát triển di sản Huế

Hoàng Thành (Đại Nội Huế). (Ảnh: Hoàng Hùng/TTXVN)

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Nghị định số 84/2022/NĐ-CP về việc thành lập và quy chế hoạt động của Quỹ bảo tồn di sản Huế.

Nghị định nêu rõ Quỹ bảo tồn di sản Huế là Quỹ quốc gia do Chính phủ thành lập và giao cho tỉnh Thừa Thiên-Huế trực tiếp quản lý nhằm huy động nguồn lực để đầu tư cho trùng tu, bảo tồn, phát triển giá trị di sản Huế và đầu tư cho các công trình, hạng mục chưa được ngân sách nhà nước bố trí kinh phí hoặc bố trí kinh phí chưa đủ.

Quỹ bảo tồn di sản Huế hoạt động theo mô hình đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế; hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận.

Quỹ bảo tồn di sản Huế có tư cách pháp nhân, con dấu riêng và được mở tài khoản tiền gửi đối với nguồn vốn có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước và mở tài khoản tiền gửi đối với nguồn vốn của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tại Kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng thương mại theo quy định của pháp luật.

Quỹ bảo tồn di sản Huế tiếp nhận, quản lý, sử dụng các nguồn tài chính của Quỹ theo quy định; tài trợ cho các dự án, đầu tư cho trùng tu, bảo tồn, phát triển giá trị di sản Huế và đầu tư cho các công trình, hạng mục chưa được ngân sách nhà nước đầu tư hoặc đầu tư chưa đủ.

Hội đồng quản lý quỹ gồm có 5 thành viên, gồm: Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các thành viên. Trong đó, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ là đại diện lãnh đạo Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế ; Phó Chủ tịch và các thành viên còn lại là lãnh đạo Sở Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên-Huế, Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế .

Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản lý Quỹ do Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế quyết định.

Nguồn tài chính của Quỹ gồm: nguồn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (không bao gồm ngân sách của tỉnh Thừa Thiên-Huế); nguồn đóng góp, viện trợ và tài trợ từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, bao gồm tự nguyện hoặc tài trợ có mục đích; nguồn lãi từ tài khoản tiền gửi (nếu có); nguồn tồn dư Quỹ hằng năm; các nguồn hợp pháp khác (nếu có)./.

Tin liên quan:
  • Huy động nguồn lực đầu tư để trùng tu, bảo tồn, phát triển di sản Huế
    Bảo tồn yếu tố gốc trong trùng tu, tôn tạo di tích ở Hà Tĩnh

    Yếu tố gốc được coi là hồn cốt, phản ánh lịch sử hình thành, quá trình tồn tại của một di tích. Vì vậy, việc bảo tồn yếu tố gốc khi trùng tu, tôn tạo di tích là điều hết sức cần thiết.

  • Huy động nguồn lực đầu tư để trùng tu, bảo tồn, phát triển di sản Huế
    Số hóa để bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá

    Thực hiện Chương trình số hóa di sản văn hóa Việt Nam giai đoạn 2021-2030 của Chính phủ, Hà Tĩnh đã linh hoạt xây dựng kế hoạch, mục tiêu theo từng giai đoạn và có chiến lược để thực hiện hiệu quả. PV Báo Hà Tĩnh có buổi trò chuyện với ông Trần Xuân Lương - Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL về kết quả đạt được và định hướng thời gian tới.

Theo TTXVN/Vietnam+


Theo TTXVN/Vietnam+

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Các tin đã đưa

Tin liên quan

Xem nhiều

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm Thành phố Hà Tĩnh

Hãy chia sẻ với bạn bè!
Tắt [X]