Tháng Ramadan, người Hồi giáo ăn uống như thế nào?

Từ ngày 22 và 23-3, tháng lễ Ramadan hay "tháng nhịn ăn" năm 2023 của các tín đồ Hồi giáo đã chính thức bắt đầu.

Tháng Ramadan, người Hồi giáo ăn uống như thế nào?

Ảnh: ISTOCK

Hôm nay các quốc gia ở khu vực Trung Đông đã lần lượt công bố thời điểm bắt đầu tháng Ramadan năm 2023 của Hồi giáo.

Cụ thể, các quốc gia như Saudi Arabia, Palestine hay những quốc gia có đa số người theo đạo Hồi dòng Sunni là Ai Cập và Qatar đã tuyên bố tháng lễ Ramadan năm 2023 sẽ bắt đầu vào ngày 23-3.

Trong khi đó, các nước Jordan, Algeria và Morocco sẽ đưa ra quyết định trong ngày 22-3.

Theo BBCGOODFOOD, tháng Ramadan là một trong năm tín điều bắt buộc của những tín đồ Hồi giáo . Trong tháng Ramadan, các tín đồ Hồi giáo sẽ tập trung cầu nguyện tại các đền thờ, nhịn ăn vào ban ngày và tụ tập ăn uống bên gia đình, bạn bè vào ban đêm.

Các tín đồ Hồi giáo thường sẽ tuân thủ theo tất cả mọi lề luật nghiêm ngặt được quy định trong suốt tháng Ramadan.

1. Việc ăn chay được thực hiện vào ban ngày

Tháng Ramadan diễn ra vào tháng 9 âm lịch của người Hồi giáo nên không có ngày cố định theo dương lịch, thế nhưng thường sẽ rơi vào tầm tháng 3 đến tháng 6 hằng năm.

Tháng Ramadan, người Hồi giáo ăn uống như thế nào?

Món salad Tabbouleh truyền thống của các quốc gia Ả Rập - Ảnh: ISTOCK

Chính vì vậy, việc giữ chay càng trở nên khó khăn khi diễn ra trong những ngày hè nóng bức.

Không những vậy, đối với những tín đồ Hồi giáo ở một số nước châu Âu như Greenland hay Thụy Điển phải trải qua mùa hè với thời gian ban ngày dài hơn ban đêm khiến họ phải nhịn ăn trong ít nhất 17 giờ đồng hồ.

Đó cũng chính là lý do vì sao salad trở thành món ăn phụ phổ biến khi phải nhịn ăn, những nguyên liệu trong món ăn này thường là trái cây và rau quả có chứa hàm lượng nước cao giúp bổ sung lại lượng nước đã mất.

Điển hình như món salad Tabbouleh, một món salad có nguồn gốc từ khu vực Levant, phía đông Địa Trung Hải được làm chủ yếu từ rau mùi tây thái nhỏ, với cà chua, bạc hà, hành tây, bulgur chưa nấu chín đã ngâm và gia vị với dầu ô liu, nước cốt chanh, muối và tiêu ngọt.

2. Có hai bữa ăn chính trong tháng Ramadan

Việc ăn chay trong tháng Ramadan là vô cùng quan trọng đối với các tín đồ Hồi giáo.

Trong tháng này, các tín đồ Hồi giáo sẽ dùng hai bữa chính trong ngày gồm Suhoor (bữa ăn được phục vụ trước bình minh) và Iftar (bữa ăn được phục vụ vào lúc hoàng hôn).

Tháng Ramadan, người Hồi giáo ăn uống như thế nào?

Đậu fava, một loại siêu thực phẩm giàu năng lượng và dưỡng chất thường được người Hồi giáo chọn ăn vào bữa Suhoor để có thể trải qua một ngày dài nhịn ăn - Ảnh: ISTOCK

Suhoor là bữa ăn cung cấp dinh dưỡng và năng lượng cho một ngày nhịn ăn và bữa ăn này sẽ kết thúc khi mặt trời mọc.

Chính vì thế, các tín đồ Hồi giáo thường chọn những món ăn nhanh gọn và tương đối dễ làm như yến mạch Muesli với quả chà là và các loại quả mọng hoặc salad trứng kiểu Ai Cập với đậu fava, một loại siêu thực phẩm giàu chất xơ, protein.

Ngoài ra, những thành phần giàu protein khác như hạt hạnh nhân, đậu gà và phô mai cũng được đưa vào thực đơn của bữa Suhoor.

3. Chà là là loại thực phẩm được ăn đầu tiên trong bữa Iftar

Để có thể tuân thủ theo đúng cách mà nhà tiên tri Muhammad kết thúc thời gian nhịn ăn ngày xưa, những tín đồ Hồi giáo thường sẽ bắt đầu bữa Iftar bằng một ít quả chà là và một cốc nước lọc.

Tháng Ramadan, người Hồi giáo ăn uống như thế nào?

Chà là luôn là món đầu tiên các tín đồ Hồi giáo thưởng thức trong bữa Istar sau một ngày dài nhịn ăn - Ảnh: ISTOCK

Những quả chà là nâu đỏ được ngâm qua đêm trong sữa là món yêu thích của người Trung Đông trong bữa Iftar.

Sau khi ăn chà là, họ sẽ dùng trái cây hoặc sữa chua nhằm giúp cơ thể khởi động lại quá trình trao đổi chất sau một ngày dài nhịn ăn.

4. Các loại thức uống chống đói là điều quan trọng trong tháng Ramadan

Những loại đồ uống này không chỉ chứa nhiều chất xơ hay protein mà còn chứa nhiều chất chống oxy hóa.

Tháng Ramadan, người Hồi giáo ăn uống như thế nào?

Một số loại nước ép từ quả chà là được người Hồi giáo dùng để “chống đói” trong tháng Ramadan - Ảnh: ISTOCK

Ở Trung Đông người dân thường dùng Jallab, một loại đồ uống ngọt làm từ quả chà là, nước hoa hồng và bột carob, hạt thông và nho khô hay Khoshaf, một món ngọt khác làm từ trái cây sấy khô luộc chín như mơ, mận, sung, chà là và nho khô.

5. Giữ chay trong tháng Ramadan là điều bắt buộc nhưng vẫn có những ngoại lệ

Ngoài việc phải giữ cho tâm hồn trong sạch, người Hồi giáo phải kiêng ăn, nhịn uống và hạn chế các thú vui khác như hút thuốc lá hay nhai kẹo cao su từ lúc mặt trời mọc đến khi mặt trời lặn mỗi ngày.

Tháng Ramadan, người Hồi giáo ăn uống như thế nào?

Giữ chay là điều quan trọng chỉ sau cầu nguyện trong tháng Ramadan - Ảnh: ISTOCK

Tuy nhiên, theo kinh Qur’an, những người có vấn đề về sức khỏe, người lớn tuổi, phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú, trẻ em dưới tuổi thành niên và những người đang đi du lịch có thể bỏ qua việc nhịn ăn.

6. Mặc dù là tháng nhịn ăn nhưng Ramadan lại trở thành “tháng tăng cân”

Lý do bởi thay vì ăn vào ban ngày thì mọi người lại ăn nhiều hơn vào ban đêm dẫn đến chu kỳ trao đổi chất diễn ra chậm hơn và khiến cơ thể tích trữ chất béo thay vì đốt cháy chúng nhờ các hoạt động của cơ thể.

Tháng Ramadan, người Hồi giáo ăn uống như thế nào?

Các tín đồ Hồi giáo sẽ “ăn bù” vào ban đêm sau một ngày dài nhịn ăn trong tháng Ramadan - Ảnh: ISTOCK

Không chỉ vậy, những món ăn trong bữa Iftar cũng khá nặng và chứa nhiều carbohydrate.

Vì vậy, để duy trì cân nặng khỏe mạnh trong suốt tháng, người Hồi giáo được khuyến khích uống nhiều nước, ăn một chế độ ăn uống đầy đủ trái cây, rau và protein, và thực sự cố gắng thức dậy vào mỗi buổi sáng.

7. Kiểm tra kỹ nếu bạn dự định đi du lịch trong thời gian diễn ra tháng Ramadan

Để tránh làm ảnh hưởng đến các tín đồ đang thực hiện việc chay tịnh, một vài quốc gia Hồi giáo đã ban hành lệnh cấm tất cả mọi người dù là khách du lịch ăn, uống, hút thuốc và thậm chí là nhai kẹo cao su ở nơi công cộng vào ban ngày trong tháng Ramadan.

Tháng Ramadan, người Hồi giáo ăn uống như thế nào?

Cầu nguyện, ăn chay và giữ mình là những gì mà các tín đồ Hồi giáo phải tuân thủ trong tháng lễ Ramadan - Ảnh: ISTOCK

Ngoài ra, hầu hết các nhà hàng ở các quốc gia Hồi giáo sẽ đóng cửa vào ban ngày và chỉ bắt đầu hoạt động sau khi mặt trời lặn.

8. Truyền thống về bữa Iftar khác nhau ở mỗi quốc gia

Ở một số nơi, người ta tổ chức nhỏ và đơn giản, một số sẽ tổ chức Iftar tại nhà của người lớn tuổi như ông bà hoặc chú.

Tháng Ramadan, người Hồi giáo ăn uống như thế nào?

Món bánh Baklava được phủ đầy các loại hạt khô, bột filo và mật ong - Ảnh: ISTOCK

Trong khi đó, tại một số quốc gia như như Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE), bữa Iftar là một bữa tiệc với nhiều món bao gồm xúp truyền thống như đậu lăng và xúp cà chua nướng hay các loại thịt nướng.

Món tráng miệng trong tháng Ramadan thường là bánh ngọt phủ xi rô mật ong như bánh Baklava và Kataifi.

9. Tháng Ramadan được biết đến là tháng của sự cho đi

Đặc biệt trong thời gian này, người Hồi giáo sẽ tham gia vào các hoạt động từ thiện được gọi là zakat như quyên góp thực phẩm và tiền cho những người gặp khó khăn.

Tháng Ramadan, người Hồi giáo ăn uống như thế nào?

Zakat hay sự cho đi, là một trong năm điều quan trọng của tháng lễ Ramadan - Ảnh: ISTOCK

10. Eid đánh dấu sự kết thúc của tháng Ramadan

Eid al-Fitr là một lễ kỷ niệm kéo dài ba ngày đánh dấu sự kết thúc của tháng Ramadan và người Hồi giáo ăn mừng lễ Eid bằng những bữa ăn thịnh soạn bên gia đình, bạn bè.

Tháng Ramadan, người Hồi giáo ăn uống như thế nào?

Bánh quy Eid và Kahk trong bữa sáng ngày lễ Eid, ngày đánh dấu sự kết thúc của tháng lễ Ramadan - Ảnh: ISTOCK

Ở một số gia đình, những người phụ nữ trong nhà tập trung trong bếp của họ để làm những chiếc bánh quy phủ đường được gọi là bánh quy Eid hoặc Kahk.

Theo tuoitre.vn

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast