Chạm tới ước mơ

1. Ê ê, thằng trọc, thầy chùa kìa, bay ơi! Ê trọc, đưa tao rờ đầu chút mậy! Coi: “Trọc đầu lông lốc bình vôi/ mẹ ngồi mẹ ỉa mẹ bôi…”, ha ha ha! Tất cả đồng loạt: ha ha ha!

Hết Sơn nhất quái đến Quang nhị quái lớp 9A2: Ê Thiện “xì dầu”, đi học không tắm sao… bay mùi xì dầu dữ mậy! còn mùi tương chao, đậu dầm nữa chớ! Hắc hắc hắc! Tất cả lại đồng thanh: hắc hắc hắc!

Mô Phật! Nó chỉ đáp có vậy.

Hôm nào gặp thầy cô hay bác bảo vệ thì đỡ. Quái mấy, muốn bước chân vô trường vẫn phải nể thầy cô. Đạo lý ấy không thủng là “ăn roi” ngay. Vậy nên, thầy cô hay bác bảo vệ, với nó, là những cái phao cứu sinh. Vậy nên, mỗi bận đứng trước cổng trường, nó đều trù trừ, chân bước chậm, mắt ngửa ngang, mong cho xuất hiện phao cứu sinh. Có phao thì hành trình vô lớp mới trơn tru. Nghỉ giữa tiết ư, “cố thủ” trong lớp là thượng sách, hạn chế ra sân. Kẻng báo hết giờ? Lại nhanh chân tháo trước cho mau, như chạy!

Thầy bảo, con ráng chịu, nhẫn là đức lớn của người tu, bạn lầm mê, nghịch dại, nhưng rồi sẽ hiểu ra. Nó nghe, ráng nhẫn, cho dù không biết đến lúc nào bạn mới hiểu ra. Mẹ cũng bảo, ráng đi con, nhà mình nghèo, con khó nuôi mới phải gửi chùa. Nương bóng Phật được tới trường, ráng kiếm ít chữ, sau này đỡ khổ. Đỡ khổ sau này đâu thì chưa hay; nhưng giờ… đúng khổ! Lệ chùa thức khuya dậy sớm, hết làm lụng tới công phu. Ăn thì toàn rau đậu tương chao. Quen chay từ nhỏ, giờ không ăn được đồ mặn.

cham toi uoc mo

Minh họa của Huy Tùng

Lâu lâu, cha lên xin thầy về nhà chơi, ngồi vào mâm cũng cứ cơm chan xì dầu, rau đậu gì đó mà nhai. Mẹ trông, ứa nước mắt. Cha chống đũa, trừng mắt: Khóc, khóc cái gì! Nhập gia tùy tục, ăn mày Phật, giữ được mạng là may! Mặn chay gì chả cơm… Trong nhà, nó con đầu, nhưng mang tới thứ 7. Theo thứ bậc của người Nam thì trước nó phải có đến 5 anh chị đã sinh ra. Có sinh không dưỡng; vậy nên, ba phải bế đứa con thứ 6 chào đời còn đỏ hỏn đi ăn mày cửa Phật. Sư Thầy là ông nội thứ, tức bác ruột cha. Huyết thống, từ tâm mới nhận nuôi chứ cảnh nhà chùa nuôi trẻ nhỏ nào có dễ dàng? Rời vú mẹ sớm, trông cậy cả vào rau đậu nhà chùa, vào chăm chút của các ni. Vậy mà sống, mà lớn. A Di Đà Phật; Phật pháp diệu kỳ, cha mẹ tấm tắc, mỗi bận lên chùa thăm con đều không ngớt tán thán công đức. Mô Phật! Sư bác cười hiền. Mô Phật! Ni sư coi trẻ cũng cười hiền. Sau này, trong những bài giáo lý Phật môn, nó nghe Sư Thầy dạy: thấy người tu giúp người, tưởng họ đang làm phước, thực ra không; giúp người khác là đang giúp mình…

Chùa hẻo lánh, xa trung tâm Phật học, sư Thầy phải xin cho nó theo học phổ thông chung với học trò người lương (không tôn giáo). Trường hợp đặc cách nên nó đi học vẫn được giữ giáo quy: áo tràng - màu chàm hoặc nâu - và đầu húi trọc…

2.

Có bận về nhà chơi, đến hẹn trở lên chùa, nó cứ bần dùn, cuối cùng, bạo gan mở miệng: con muốn… ở nhà luôn, được không mẹ? mẹ nói với cha… Mẹ tròn mắt sửng sốt. Rồi mẹ ứa nước mắt, dỗ: không được đâu con. Con sống nhờ chùa. Các em con sống được nhờ nương phước con ở chùa. Cha con bảo vậy… Đến lượt nó ứa nước mắt. Nó nhớ từng chuyện một, cái cảm giác bị xa lánh, giễu cợt, thậm chí, hiếp đáp. Những lần sinh hoạt tập thể, trại trùng nó không thể ăn chung, không thể tham gia hò hát, vui chơi, nhảy múa như chúng bạn cùng lớp. Cái đầu trọc cùng bộ áo tràng khiến các bạn nữ luôn thương hại và giữ khoảng cách; cho dù nó đẹp trai, phong độ nào có kém Bi Rain (*)? Thầy cô khá hơn, nhưng vẫn có chút gượng gạo, xa cách. Vẻ như, trong nhà trường, nó là một hiện tượng không quen mắt và sẽ không thể nào quen mắt, kể cả với các thầy cô, cho dù Thầy vẫn dạy từ từ sẽ hiểu ra…

Phải! Hầu như các thầy cô. Ấy là nó muốn nói trừ cô Minh.

3.

Cô Minh dạy Ngữ văn. Nó học tốt Ngữ văn. Căn nguyên thứ nhất khiến nó gần cô. Có lần tâm sự, cô Minh bảo: cô cũng Phật tử, từng ăn chay, giữ giới. Căn nguyên thứ hai, có thể, nhưng cũng đã là chuyện xưa. Giờ cô Minh sống đời thế tục, có chồng con, ăn ngủ sinh hoạt giống người thường. Không còn Phật tử? Còn chớ, cô bảo, nhưng chỉ giữ Đạo tâm, không chấp giới như người xuất gia! Sư Thầy khen: cô ấy học được cái tâm bình đẳng, không chấp trước vào hình thức. Chắc đúng. Với nó, chưa bao giờ ánh mắt cô Minh tỏ vẻ ái ngại, ngạc nhiên hay một cái gì đó tương tự…

Phải! Kệ đầu trọc, kệ áo tràng, cô Minh hành xử sát rạt, không có tí ti nương nhẹ, chiếu cố. Vậy mà, nó thích. Trước cô Minh, nó thấy mình tự tin. Mà cũng không riêng với nó. Học trò, giàu nghèo, giỏi dở gì cô Minh cũng một tâm thế công bằng: đúng thưởng, sai phạt, cần thì giúp, giúp xong quên ngay. Cô lên lớp tận tâm, dạy kèm miễn phí các môn sinh nghèo hiếu học ở nhà. Nghe tưởng cô dễ, nhưng dốt, lười, không thiện chí học tập thì đừng mơ; trả tiền cao, cô cũng không dạy! Dạy kèm đại trà ở trường theo kiểu phong trào cao, hiệu quả thấp, cô nhất quyết từ chối. Thầy hiệu trưởng kêu lên động viên, cô bảo thẳng: sức tôi có hạn, không thể đem thi thố kiểu cào bằng! Ban giám hiệu không ưa, nhưng không làm gì được, bởi cô chơi đúng luật. Và cô lại thẳng thắn, không ham tiền bạc, nể chức quyền, vị thân thích - cho dù đó là loại… hoàng thân quốc thích! Tính thẳng ấy, nghe kể, khiến nhiều phen cô suýt bị “thanh trừng”; nhưng may, đều qua truông - chỉ bị đày, chứ không mất việc! Nhờ Phật hộ, cô cười. Chẳng biết cô nói thật hay chơi. Nhưng chuyện này thì nó tin cô nói thật; có lần cô bảo: đừng tưởng làm thầy không Đạo. Có đấy. Đạo Làm Thầy…

Nhiều đồng nghiệp cũng không ưa cô Minh. Họ bảo cô ưa chơi nổi, liệt cô vào “thành phần nguy hiểm”, muốn an toàn cần lánh xa! Học trò ngược lại, rất ưa. Chúng truyền tụng với nhau nhiều giai thoại về cô. Chẳng hạn, chuyện cô trị tới nơi hai tên Sơn nhất quái, Quang nhị quái về tội hỗn láo với cô; nhưng rồi cũng chính cô bỏ nửa tháng lương của mình hỗ trợ học phí cho Quang khi biết nhà Quang thuộc diện “hoàn cảnh”. Nghe kể: khi biết được cái nghĩa cử ấy, tên Quang - máu - lạnh - cả - trường - đều - ớn đã bật khóc ròng…

4.

Thầy đã hứa cho tôi một viễn cảnh rất tương lai: con tư chất tốt, ráng hết phổ thông, rồi thầy gửi con đi Học viện. Hồng Ân Tam Bảo gia hộ, con sang Ấn tu nghiệp vài năm, chắc về làm rạng rỡ tông môn. Cha gầm lên: Thầy bà gì! Mày tưởng dễ được phước báu như mày lắm sao? Không Thầy, không Phật bộ mày còn sống? Mẹ khóc: nghe lời Thầy, lời cha đi con. Khôn ngoan giữ cái trong tay/ Thả mồi bắt bóng có ngày… Cô Minh: Người ta lớn được nhờ biết sống, suy nghĩ, hành xử độc lập, tránh thói quen bầy đàn… Cãi cha mẹ, trái ý Thầy là điều không hay; nhưng cái Thiền viện tận bên Ấn Độ xa lắc xa lơ - quả thật - không hề hiện diện trong những giấc mơ tôi. Ngược lại, tôi luôn mơ thấy trường, lớp và những đứa học trò. Và tôi mơ thấy tôi, một ông thầy, như cô Minh. Sư Thầy từng dạy: Phật pháp có đến tám vạn bốn nghìn Pháp môn cho chúng sinh được tùy duyên…

Cha phát một, không lôi thôi: chọn đi, hoặc nghe lời Thầy, hoặc mày không còn là con tao. Cô Minh: ước mơ nào cũng có giá. Không muốn trả giá, sao thành tựu nổi ước mơ? Mẹ gạt nước mắt: thôi, tùy con. Làm gì miễn đừng trái đạo, miễn tâm an ý hợp, đủ cơm ăn, áo mặc thì thôi. Nhưng còn ý Thầy, ý cha - con tính sao? Đúng thật đường quang không đi; chi khổ dữ vậy con…

Không dám thưa chuyện với Thầy. Thầy chắc sẽ không quát mắng, nổi điên. Càng không khóc lóc. Thầy sẽ chỉ buồn. Nhưng nỗi buồn của Thầy, đấng – sinh – thành - thứ - hai, với tôi, khủng khiếp đến mức tôi không có gan đối mặt!

Nhưng tôi muốn là tôi, thực sự tôi.

Được chính là mình không dễ. Phải trả giá. Giá đắt! Cô Minh bảo.

Giờ thì tôi bắt đầu hiểu cô Minh hơn.

4.

Ngày… tháng… năm…

Kính bạch Thầy!

Con biết mình có lỗi, rất có lỗi với Thầy. Con đã phụ niềm tin và ước vọng của Thầy – người cha thứ hai - cũng như của cha mẹ khi con không tiếp tục đi trên con đường mà Thầy và mọi người mong. Nhưng, xin Thầy từ bi, con không thể tự dối mình, dối người thêm. Con không thể cứ mãi không phải là con, cho dù cái “không phải con” kia có tốt đẹp, hoàn thiện đến đâu…

Kính bạch Thầy!

Con đã chọn cách âm thầm ra đi, không dám đối mặt cùng Thầy bởi con biết: sự tổn thương con gây cho Thầy là quá lớn; sau tất cả những chăm chút, giáo dưỡng, lo toan; sau tất cả những kỳ vọng Thầy đặt vào con, một “đứa con được lựa chọn của Phật môn”, như Thầy từng bảo.

Con không xứng vậy đâu Thầy. Con là một đứa trẻ bình thường. Có chút tư chất; nhưng vẫn bình thường. Con muốn được làm người bình thường. Một người bình thường có ước mơ. Phải! Thú thực với Thầy, con cũng có ước mơ. Nhưng cơ may thành tựu ước mơ chỉ có thể khi con được là chính con…

Kính bạch Thầy!

Đã 5 năm từ ngày con xa cha mẹ, xa Thầy. Cực nhọc giữa chợ đời; nhưng con vẫn nỗ lực để sinh tồn và thành tựu ước mơ. Dẫu biết rằng có thể, nhưng con không muốn ngửa tay xin hỗ trợ từ Thầy hoặc mẹ cha. Con muốn tự đứng, tự đi bằng chính chân con. Và con đã đứng được, đi được - cho dù không ít vấp ngã, lao đao…

Kính bạch Thầy!

Con viết thư cho Thầy, như một động thái thành tâm sám hối về những điều không phải con đã gây ra, như một thành ý kính dâng Thầy lòng tri ân về tất cả những gì Thầy đã làm, đã dạy cho con. Dù không thành tựu được tâm nguyện Thầy mong, trước sau con vẫn là Phật tử thuần thành, vẫn sống theo lời Phật, lời Thầy; cho dù con đang sống đời thế tục. Phật, Thầy đã nâng đỡ, dìu bước con qua những lầm mê, khổ nạn, tiếp sức cho con trên con đường đến với ước mơ…

… Và giờ, kính bạch Thầy, hình như con cũng đang bắt đầu chạm tới ước mơ…

_______

(*) Tài tử điện ảnh Hàn Quốc.

Đọc thêm

Podcast mỗi tuần một câu chuyện: Mùa lúa trổ bông

Podcast mỗi tuần một câu chuyện: Mùa lúa trổ bông

Chiều quê yên ả, những cánh đồng mướt xanh như tấm thảm trải dài vô tận. Màu xanh ngút ngàn căng tràn sức sống của lúa đương thì con gái khiến người xem như được tiếp thêm nguồn sinh lực sống mạnh mẽ...
Thái Lan lo du lịch Việt Nam vượt mặt

Thái Lan lo du lịch Việt Nam vượt mặt

Lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 3 tăng gần 50% so với trước đại dịch, trong khi Thái Lan tăng trưởng chậm khiến các doanh nghiệp lữ hành lo lắng.
Podcast truyện ngắn: Mùa cau trở lại

Podcast truyện ngắn: Mùa cau trở lại

"Mùa cau trở lại" của tác giả Sơn Trần. Với giọng kể chân thành, mộc mạc, câu chuyện không chỉ nói về mùa cau – mùa vụ gắn bó với đời sống người dân quê – mà còn thấm đẫm những tình cảm gia đình, nỗi nhớ quê hương, và tình yêu âm thầm mà sâu sắc.
Podcast tản văn: Nhớ nhung mít ta ở làng

Podcast tản văn: Nhớ nhung mít ta ở làng

Có những hương vị tuổi thơ chỉ cần nhắc tới thôi đã khiến lòng ta thổn thức. Trong ký ức của nhiều người, trái mít quê – mộc mạc, thơm nồng – không chỉ là món quà ngọt ngào của đất trời mà còn là biểu tượng của tình làng nghĩa xóm, đầy ắp yêu thương.
Khai mạc Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc - Vesak 2025

Khai mạc Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc - Vesak 2025

Sáng 6/5, Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc - Vesak 2025 đã khai mạc trọng thể tại Học viện Phật giáo Việt Nam ở TP Hồ Chí Minh với chủ đề “Đoàn kết và bao dung vì nhân phẩm con người: Tuệ giác Phật giáo vì Hòa bình thế giới và Phát triển bền vững".
Phong cảnh hữu tình dọc tuyến cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh

Phong cảnh hữu tình dọc tuyến cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh

Trên tuyến cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh có nhiều đoạn tuyến băng qua đồng ruộng, đồi núi, sông suối tạo nên những cảnh đẹp hữu tình. Tuyến cao tốc được kỳ vọng tạo động lực quan trọng trong việc mở ra không gian phát triển mới về kinh tế - xã hội, thu hút đầu tư cho Hà Tĩnh.
Du lịch Hà Tĩnh - bước tiến mới về khách lưu trú

Du lịch Hà Tĩnh - bước tiến mới về khách lưu trú

Thời tiết khá tốt, nhiều sản phẩm mới hấp dẫn, giao thông thuận tiện... là những yếu tố quan trọng giúp các khu, điểm du lịch Hà Tĩnh thu hút hơn 734 nghìn lượt khách trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
Podcast tản văn: Về Hà Tĩnh nghe biển hát

Podcast tản văn: Về Hà Tĩnh nghe biển hát

Hà Tĩnh được thiên nhiên ban tặng cảnh quan sơn thủy hữu tình với những bãi biển cát mịn, nước trong, nhiều làng chài cổ có tuổi đời hàng ngàn năm. Về Hà Tĩnh, du khách không chỉ được đắm mình trong làn nước biển xanh trong, ngắm cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ mà còn được nghe những huyền tích thú vị.
Podcast giai thoại danh nhân: Bóng dáng người vợ

Podcast giai thoại danh nhân: Bóng dáng người vợ

Danh họa Nguyễn Phan Chánh có mối tình lớn với người vợ đầu tiên, người đã sinh cho ông 6 người con và dâng hiến cả cuộc đời cho gia đình. Dù là vợ của một danh họa nổi tiếng, nhưng bà có một cuộc đời vất vả, lo toan và nhiều hy sinh.
Nhớ về kẻ sĩ Ngàn Hống Võ Hồng Huy

Nhớ về kẻ sĩ Ngàn Hống Võ Hồng Huy

Nhà nghiên cứu văn hoá dân gian Võ Hồng Huy là người có nhiều đóng góp cho kho tàng văn hoá dân gian xứ Nghệ với danh xưng: “kẻ sĩ Ngàn Hống”.
Trương Ngọc Ánh duyên nợ với thơ lục bát

Trương Ngọc Ánh duyên nợ với thơ lục bát

Duyên nợ với thi ca đã giúp thầy giáo dạy Sử sinh ra từ miền quê mặn mòi ven biển Đỉnh Bàn (TP Hà Tĩnh) đến với những vần thơ thấm đẫm phù sa quê hương. Trương Ngọc Ánh làm nhiều thơ, đủ các thể loại nhưng nhiều nhất, đặc sắc nhất vẫn là những bài thơ lục bát.
Dấu ấn 50 năm nền văn học nghệ thuật Hà Tĩnh

Dấu ấn 50 năm nền văn học nghệ thuật Hà Tĩnh

50 năm sau ngày thống nhất đất nước, các thế hệ văn nghệ sỹ Hà Tĩnh đã góp phần xây dựng được một nền VHNT dày dặn. Với hàng ngàn tác phẩm trên các lĩnh vực,  phản ảnh sinh động về sự phát triển kinh tế, văn hoá xã hội của Hà Tĩnh qua các giai đoạn lịch sử.
Ca khúc cách mạng - sức mạnh chiến thắng

Ca khúc cách mạng - sức mạnh chiến thắng

Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước kết thúc đã 50 năm nhưng âm hưởng hào hùng của những ngày tháng khói lửa vẫn vẹn nguyên bởi những ca khúc đi cùng năm tháng. Lời ca tiếng hát đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn, hun đúc tâm thế của cả dân tộc cùng ra trận và làm nên chiến thắng 30/4/1975.
Podcast truyện ngắn: Chuyến tàu Thống Nhất

Podcast truyện ngắn: Chuyến tàu Thống Nhất

Hai người bạn già ngồi bên nhau, nhấp từng ngụm trà cảm nhận vị đắng chát tan ra trong khoang miệng. Rồi chỉ còn lại vị ngọt cứ mênh mang nơi cuống họng. Ánh mắt họ hướng về phía lá cờ đỏ sao vàng treo trước cổng nhà đang tung bay trong gió…
Đêm không ngủ tại Thành phố Hồ Chí Minh

Đêm không ngủ tại Thành phố Hồ Chí Minh

Tối 29/4 - rạng sáng 30/4, hàng nghìn người dân tập trung trên các tuyến đường trung tâm TP.HCM để chờ xem Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Màn trình diễn 7 phút của 10.500 drone

Màn trình diễn 7 phút của 10.500 drone

Tối 28/4, 10.500 drone lần lượt thắp sáng bầu trời TP.HCM trong khoảng 7 phút, chào mừng 50 năm thống nhất đất nước với hàng loạt hình ảnh biểu tượng như Bác Hồ, Dinh Độc Lập...
Khai trương mùa du lịch biển Thạch Hải

Khai trương mùa du lịch biển Thạch Hải

Đây là sự kiện khởi động cho mùa du lịch biển sôi động năm 2025, góp phần quảng bá vẻ đẹp nguyên sơ, hấp dẫn của vùng biển Thạch Hải (TP Hà Tĩnh) đến với du khách gần xa.
Podcast truyện ngắn: Trái tim hòa bình

Podcast truyện ngắn: Trái tim hòa bình

Bước đi trong lòng địa đạo, cô thấy tim mình rung lên trong lồng ngực. Còn người cựu chiến binh già, có biết bao hồi ức đẹp ùa về, hồi ức về một thời binh lửa...
Podcast tản văn" Về đâu tháng Tư

Podcast tản văn: Về đâu tháng Tư?

Rồi mùa hạ sẽ bước những bước chân dập dồn mạnh mẽ, cái nắng non nớt run rẩy tháng Tư sẽ thay bằng những trận nắng trập trùng tháng Năm, tháng Sáu...
Những bài ca bất tử…

Những bài ca bất tử…

Chiến tranh đã lùi xa, mảnh đất bom cày đạn xới năm xưa nay đã trở thành những địa chỉ đỏ. Bài ca bất tử về những người đã sống, chiến đấu trên quê hương Hà Tĩnh vẫn còn vang vọng mãi...